2.3.1. Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng
Luật HN&GĐ hiện hành còn có điểm chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau trong vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, trong đó đáng chú ý là các vấn đề sau:
Thứ nhất, vấn đề thừa nhận tài sản chung của vợ chồng nhưng do một bên đứng tên trong giấy tờ về quyền sở hữu
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác” [44, Điều 34, Khoản 1].
Trước đây, Điều 5 Nghị định số 70/2001 quy định kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, thì việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng phải được thực hiện. Nhưng trên thực tế, một số cơ quan có thẩm quyền đã không thực hiện đúng việc này, nhất là ở nông thôn. Việc kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại một số địa phương vẫn chỉ dựa trên kê khai của người dân để cấp cho người đã kê khai. Trong gia đình, đa số người chồng là người đứng ra kê khai nên được cấp giấy chứng nhận, có trường hợp chỉ ghi tên người chồng, có trường hợp ghi “hộ ông, bà ….” nhưng lại không ghi hộ là gồm những ai, nên không thể xác định được chính xác chủ sử dụng. Điều này dẫn đến các Toà án dễ gặp sai sót khi giải quyết án hôn nhân - gia đình ở khâu xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng.
Sau đây tôi xin nêu một ví dụ cụ thể về việc giải quyết quan hệ tài sản của vợ chồng:
Chị Trần Thị L và anh Trần Văn H kết hôn năm 1999, đến năm 2010 do cuộc sống chung có nhiều mâu thuẫn nên chị L nộp đơn xin ly hôn với anh H. Trong số phần tài sản không thống nhất có nhà đất.
Theo hồ sơ thì nhà, đất thổ cư, đất vườn, đất canh tác, đất nương có nguồn gốc của bố mẹ anh H để lại gồm: đất ở 400m2 (trị giá 32.000.000 đồng), đất vườn 656m2 (trị giá 2.624.000 đồng), 03 mảnh đất nương (gồm thửa đất số 01 diện tích 2.340m2, thửa đất số 02 diện tích 494m2 có tổng trị giá 13.603.000 đồng và thửa số 07 diện tích 3.985m2 trị giá 19.108.000 đồng). Toàn bộ diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Trần Văn H.
- Chị L khai: gia đình anh em chồng có họp bàn giao cho vợ chồng chị được sở hữu nhà, đất. Anh H đã đứng tên trong GCNQSDĐ năm 1999, nên chị xác định toàn bộ tài sản nhà, đất là của vợ chồng, chị yêu cầu chia hiện vật cho chị.
- Anh H cùng anh trai cho rằng: đây là tài sản chung của anh, chị, em anh H nên không đồng ý chia.
Tại Bản án sơ thẩm số 05/2011/HNGĐ-ST ngày 24/5/2011 của Toà án nhân dân huyện Yên Châu đã giải quyết về tài sản như sau:
- Giao cho chị L quyền sử dụng thửa đất số 01 diện tích 2.340m2 và thửa đất số 02 diện tích 494m2 có tổng trị giá 13.603.000 đồng.
- Giao toàn bộ diện tích đất ở 400m2, đất vườn 656m2 cho anh H và anh T; Giao cho anh H quyền sử dụng đất thửa số 07 diện tích 3.985m2 trị giá 19.108.000 đồng.
Tại Bản án phúc thẩm số 18/2011/HNGĐ-PT ngày 20/9/2011, Toà án nhân dân tỉnh Sơn La đã quyết định:
- Giao chị L: 328m2 đất vườn trị giá 1.312.000 và quyền sử dụng thửa đất số 07 diện tích 3.985m2.
- Giao anh H: 400m2 đất ở, 01 nhà gỗ lợp ngói 5 gian và 3 gian bếp lợp ngói; đất vườn 328m2, thửa đất nương số 01 và 02 có tổng trị giá 13.603.000 đồng.
Nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ có cơ sở kết luận về giải quyết vấn đề tài sản là nhà đất trong vụ án như sau:
- Về các thửa đất nương: Ngay từ khi anh H, chị L chung sống với nhau, cả hai đã cùng quản lý, sử dụng, canh tác diện tích đất nương. Cả hai anh, chị đều có nhu cầu sử dụng, đều là người làm nông nghiệp. Anh H cũng có lời khai đồng ý chia cho chị đất nương, nên Toà án chia cho mỗi người một phần diện tích đất nương, tạo điều kiện cho mỗi bên ổn định cuộc sống. Do chị L đang nuôi 02 cháu nhỏ, lại là phụ nữ, có khó khăn hơn, Toà án cấp phúc thẩm có điều chỉnh, chia lại số thửa, diện tích cho mỗi bên là cần thiết.
- Về đất ở, đất vườn, nhà: Anh H kết hôn với chị L ngày 25/02/1999. Anh H được cấp GCNQSDĐ ngày 29/12/1999. Biên bản họp gia đình thoả thuận giao tài sản cho anh H đề ngày 20/10/1998, trước ngày anh chị kết hôn
(Biên bản không có xác nhận của chính quyền). Toà án cấp phúc thẩm nhận định: “Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh H không thoả thuận và không làm thủ tục cấp riêng, chính quyền địa phương xác nhận thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ tại địa phương vào năm 1999, toàn bộ diện tích anh H được cấp là Nhà nước cấp cho hộ gia đình” để xác định đây là tài sản chung của anh H - chị L và chia cho anh H, chị L mỗi người một phần là không đúng, bởi các căn cứ sau đây:
+ Nhà, đất ở, đất vườn đã được cấp GCNQSDĐ của UBND huyện Yên Châu ghi: “Chứng nhận ông Trần Văn H được quyền sử dụng 7875m2 đất tại…” và ghi số thửa, diện tích từng thửa. Trong quyết định cũng như trong giấy chứng nhận không ghi cấp cho “hộ gia đình” như Bản án phúc thẩm đã nhận định.
từ trước khi anh, chị kết hôn. Chị L chỉ khai: “Khi chúng tôi xây dựng gia đình, anh T (anh cả của anh H) có bàn giao nhà đất cho vợ chồng tôi sở hữu và sử dụng bằng lời nói không có giấy tờ …”. Chị L không cung cấp được tài liệu chứng cứ gì khác để chứng minh tài sản trên đã được cho cả hai vợ chồng.
+ Bố mẹ anh H đều chết trước khi anh H, chị L kết hôn. Hai ông bà có bảy người con. Trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện bảy anh chị em thống nhất cho vợ chồng anh Trần Văn H nhà đất đang tranh chấp. Dù anh T có nói cho vợ chồng anh H nhà đất như chị L khai, thì việc tặng cho miệng (nếu có) cũng vô hiệu cả hình thức lẫn nội dung.
Do đó, Toà án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vợ chồng anh H đang sống, sử dụng nhà đất, hàng năm đóng thuế cho Nhà nước và lời xác nhận của ông Đỗ Xuân C (nguyên Chủ tịch xã cũ) là “sổ đỏ giao đất thuộc hộ anh H năm 1999 là hoàn toàn hợp pháp, không có tranh chấp theo đơn trình bày là hoàn toàn đúng” để xác định đất thổ cư, đất vườn, được cấp cho hộ gia đình anh H là tài sản chung của vợ chồng là không có căn cứ, không đúng pháp luật.
Về cách thể hiện ở phần quyết định của bản án: Trên diện tích đất ở, đất vườn có 5 gian nhà ở lợp ngói, 3 gian nhà bếp lợp ngói… Toà án cấp sơ thẩm nhận định nhà, đất ở, đất vườn của anh em bên chồng, không phải tài sản của vợ chồng, nhưng khi quyết định lại tuyên: “giao toàn bộ diện tích đất ở 400m2, đất vườn 656m2 cho anh Trần Văn H, anh Trần Văn T” là không đúng.
Nhà, đất ở, đất vườn nói trên không phải là của riêng anh H, anh T mà là di sản do bố mẹ hai anh để lại cho bảy anh em. Do đó, quyết định như Toà án cấp sơ thẩm là không rõ ràng, thiếu chính xác. Mặt khác trên đất có các công trình kiến trúc… nhưng Toà án cấp sơ thẩm không đề cập gì đến các công trình trên đất. Vậy các công trình đó ai được sử dụng.
Trong trường hợp đã kết luận không phải là tài sản chung vợ chồng thì bác yêu cầu của đương sự về vấn đề này là đủ.
Thứ hai, việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng không chính xác
Luật HN & GĐ đã có những điều khoản quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng trong hôn nhân, nhưng trên thực tế, việc phân định rõ ràng tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng vẫn vô cùng phức tạp. Với văn hóa của người phương Đông thì những gia đình Việt Nam là những gia đình luôn có quan niệm về tài sản chung của vợ, chồng là “của chồng công vợ”. Theo đó, mọi tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn đều được xem là “của chung” và vợ chồng có quyền được hưởng ngang nhau khối tài sản chung đó. Khi kết hôn và trong quá trình chung sống vợ chồng luôn mang nặng tâm lý ngại ngùng nếu phải đề cập đến vấn đề xác định rõ tài sản chung, tài sản riêng trong quá trình hôn nhân. Bên cạnh đó, trong cuộc sống do nhu cầu phát sinh mà tài sản riêng có thể bị đưa vào sử dụng chung nên dễ bị phân hóa, trộn lẫn, nhiều người đã đưa tài sản riêng của mình vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân và vô tình làm mất quyền sở hữu tài sản riêng độc lập của mình. Khi hôn nhân rạn nứt, họ không chứng minh được đó là tài sản riêng của họ trước pháp luật họ phải chấp nhận thiệt thòi. Vì những lẽ đó nên việc Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung là rất khó khăn, trước hết muốn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng thì cần xác định tài sản đang tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng (nếu các bên tranh chấp cho rằng đó là tài sản riêng ), nếu có đủ cơ sở xác định đó là tài sản chung thì Tòa án mới có quyền đưa tài sản chung đó phân chia cho vợ, chồng.
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp hôn nhân và gia đình” giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Hồng Cường và bị đơn là chị Trần Thị Mười, do TAND thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm (bản án phúc thẩm số 13/2013/HNGĐ-PT ngày 26/4/2013)
Hoàng Văn Khảo, chị Trần Thị Nhi (cháu của ông Cật) 230,9 m2 đất ở và 132,5 m2 đất ao với giá 28.000.000 đồng, ông Cật đã trả 14.000.000 đồng, việc mua bán không lập hợp đồng, không qua cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Sau đó, anh Cường, chị Mười đến ở trên thửa đất này, trả số tiền đất còn lại và lập hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ thửa đất với anh Khảo, chị Nhi.
Anh cường xác định 230,9 m2 đất ở sau khi cắt trả anh Yên 66,6 m2 còn 164,3 m2 đất ở và 132,5 m2 đất ao là của vợ chồng, khi ly hôn anh đề nghị chia đôi. Chị mười khai ½ thửa đất ở là của ông Cật, khi xác lập hợp đồng và kê khai đề nghị cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ thửa đất, chị không nói cho ông Cật biết. Ông Cật khẳng định ½ thửa đất ở là của ông; việc chị Mười, anh Cường tự ý đứng tên kê khai đề nghị cấp giấy chứng nhận ông không biết và đền nghị Tòa giải quyết để anh Cường, chị Mười trả ông ½ diện tích đất ở.
Theo lời khai của anh Khảo, chị Nhi thì khi mua đất ông Cật nói mua nhà đất cho vợ chồng anh Cường, chị Mười; năm 2006, chị Mười đứng ra xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì nghĩ ông Cật mua đất cho anh Cường, chị Mười nên anh chị đã ký hợp đồng chuyển nhượng để chị Mười đứng ra làm thủ tục kê khai đề nghị cấp GCNQSDĐ và được cấp giấy chứng nhận ngày 7/12/2007 mang tên chị Mười, anh Cường.
Ngày 6/12/2007, anh Cường, chị Mười đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng cho anh Trần Văn Yên 66,6 m2 đất, ông Cật cũng không có ý kiến, chỉ đến khi anh Cường có đơn đến Tòa xin ly hôn ông Cật mới có yêu cầu xác định 14.000.000 đồng là tiền của ông và ông cho riêng chị Mười. Quá trình ở, anh Cường, chị Mười có công quản lý, tôn tạo đất; tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa anh Cường với chị Mười còn tồn tại. Hơn nữa, tại các bản tự khai, biên bản hòa giải, biên bản lấy lời khai có trong hồ sơ vụ kiện xin ly hôn giữa anh Cường và chị Mười năm 2008 thể hiện lời khai của chị
Mười thừa nhận tài sản chung của vợ chồng là 164,3 m2 đất ở (đã trừ 6ds-6,6 m2 đất đã bán cho anh Trần Văn Yên) và chị yêu cầu chia theo tỷ lệ chị được hưởng ¾ anh Cường được hưởng ¼ vì trong số tiền mua nhà đất có 14.000.000 đồng là của ông Trần Văn Cật (bố để chị Mười) cho riêng chị. Trường hợp này, Tòa án các cấp cần xác định ông Cật đã cho vợ chồng anh Cường và xác định chị Mười có công sức đóng góp nhiều hơn; từ đó xem xét đến công sức đóng góp và nhu cầu chỗ ở của mỗi bên để đảm bảo chỗ ở cho cả hai bên mới đúng.
Tòa án các cấp xác định 230.9m2 đất ở là tài sản chung của ông Cật và vợ chồng anh Cường,chị Mười; giao nhà, đất cho chị Mười là chưa xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ vụ kiện để giải quyết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Bản án phúc thẩm nêu trên đã bị Chánh án TANDTC kháng nghị theo thử tục giám đốc thẩm và tại Quyết định giám đốc thẩm số 282/2014/DS- GĐT ngày 24/7/2014, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm lại.
Thứ ba, việc vận dụng nguyên tắc suy đoán tài sản chung
Khoản 3, Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Quy định về việc suy đoán tài sản chung trong Luật HN&GĐ năm 2014 có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Trong thực
đoán trên dẫn đến thiếu sót trong bản án, quyết định của mình.
Ví dụ: TAND quận Ba Đình - Hà Nội khi giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa anh Phạm Quý Tuân và chị An Thị Phượng về ngôi nhà số 18 phố Sơn Tây - Hà Nội (3/2001), đã xác định ngôi nhà đó thuộc sở hữu riêng của anh Tuân với các lý do: Giấy tờ mua nhà này đứng tên anh vào ngày 22/10/1991 và theo anh Tuân: nguồn gốc ngôi nhà là do bà Mão (mẹ anh) bán nhà số 34 phố Nguyễn Trường Tộ rồi cho anh tiền để mua. Tuy nhiên, trên thực tế chính bà Mão cũng xác nhận bà không uỷ quyền cho anh Tuân mua nhà số 18 phố Sơn Tây và cũng không có tài liệu gì để chứng minh là bà đã cho anh Tuân tiền để mua nhà này. Với những tình tiết trên, không đủ chứng cứ để khẳng định anh Tuân có quyền sở hữu riêng đối với nhà số 18 phố Sơn Tây. Vì vậy, Bản án phúc thẩm số 54/LHPT ngày 24/5/2001 của TAND Thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm theo hướng: Xác định nhà số 18 Sơn