2.2.1.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng dựa trên hai cơ sở là
“thời kỳ hônnhân” và “nguồn gốc tài sản”.
Kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng [44, Điều 33, Khoản 1, 2].
Căn cứ xác lập tài sản vợ chồng trước hết phải dựa vào “thời kỳ hôn nhân”. Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích thời kỳ hôn nhân là “khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” [44, Điều 3].
Như vậy, “thời kỳ hôn nhân” được tính từ khi hai bên nam nữ kết hôn [thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật – tức là ngày cơ quan đăng ký kết hôn (ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn) ghi vào sổ kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng] cho tới thời điểm chấm dứt hôn nhân. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều vợ, chồng sống chung không đăng ký kết hôn, khi phát sinh mâu thuẫn họ xin ly hôn và phân chia tài sản. Pháp luật chỉ công nhận trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực), đối với những trường hợp này thì dù họ đăng ký kết hôn hay không đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của họ vẫn được tính từ thời điểm họ chung sống với nhau, tài sản chung của họ cũng đồng thời được xác lập cùng thời điểm họ sống chung. Căn cứ vào các quy định trên, việc xác định tài sản chung của vợ chồng cụ thể như sau:
- Những tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng:
Toàn bộ tài sản do vợ chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chủ yếu, cơ bản, ổn định nhất trong khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản này do vợ chồng trực tiếp hoặc gián tiếp làm ra dựa trên công việc, năng lực, bàn tay, khối óc của vợ, chồng như làm việc, mua sắm đồ đạc, mua nhà cửa, thuê nhân công sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận…
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Các hoa lợi, lợi tức từ tài sản, do việc khai thác tự nhiên hoặc khai thác pháp lý: cây con sinh ra từ cây mẹ, gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ, cá con, tiền cho thuê nhà, tiền lãi tiết kiệm,... bất kể
tài sản gốc là của riêng hay của chung, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đều là của chung. Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong nhiều trường hợp là một loại hình thu nhập quan trọng của vợ chồng, nhằm duy trì đời sống chung của gia đình nên pháp luật quy định đây là tài sản chung của vợ chồng. Các bên trong quá trình chung sống vẫn có thể thỏa thuận đó là tài sản riêng, điều này pháp luật không cấm vì pháp luật luôn tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận và quyền định đoạt tài sản riêng của mỗi người.
Thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Hiện nay chưa có nghị quyết hướng dẫn mới về thu nhập hợp pháp nhưng theo quy định của Nghị quyết 02/2000/NĐ-CP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì thu nhập hợp pháp vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là “Tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ chống có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247,248, 249, 250, 251, 252 Bộ luật dân sự năm 2005 trong thời kỳ hôn nhân” [17, điểm a, mục 3].
- Những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung:
Việc xác lập loại tài sản này phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu hoặc do pháp luật quy định về thừa kế. Việc tặng cho một tài sản chung cho cả vợ và chồng thường được ghi nhận trong thực tiễn Việt Nam, người tặng cho thường là cha mẹ của vợ hoặc chồng.
Như vậy, tài sản do vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là tài sản chung. Đây là tài sản có tính chất đặc
dựa trên cơ sở vợ chồng tạo ra từ lao động, sản xuất mà nó hình thành trên cơ sở ý chí định đoạt của người khác và phải tuân theo quy định của pháp luật thừa kế và pháp luật về cho tặng tài sản. Vợ chồng có thể được tặng cho hoặc được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này đương nhiên thuộc khối tài sản chung vợ chồng nếu hợp đồng tặng cho hoặc di chúc ghi rõ tặng cho chung, thừa kế chung cho vợ, chồng. Khi xác lập hợp đồng tặng cho chung hoặc di chúc để lại tài sản chung cho vợ chồng, chủ sở hữu không có sự phân biệt kỷ phần cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng. Nếu có sự xác định tỷ lệ tài sản cho mỗi bên vợ, chồng thì phần tài sản đó sẽ thuộc tài sản riêng của mỗi bên theo tỷ lệ được thừa kế, tặng cho và chỉ là tài sản chung khi vợ, chồng tự nguyện nhập vào khối tài sản chung hay vợ chồng thoả thuận đó là tài sản chung.
Trường hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tài sản được thừa kế “theo hàng thừa kế” đó thuộc tài sản riêng của vợ, chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ chồng tự nguyện nhập vào tài sản chung hoặc có thoả thuận là tài sản chung của vợ chồng [11, tr.157].
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn:
Đất đai là tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu chung của Nhà nước, mỗi cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất. Sở dĩ đất đai được coi là tài sản quý giá bởi nó chính là nơi con người dùng để sinh sống, tồn tại và sản xuất để tạo ra của cải vật chất. “An cư mới lạc nghiệp”, quyền sử dụng đất là tài sản để vợ chồng xây dựng nhà ở, sinh hoạt, sản xuất để tồn tại và cuộc sống ổn định, phát triển. Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trước đây, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
+ Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng).
+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với giá trị quyền sử dụng đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Như vậy, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. [44, Điều 33]. Về nguyên tắc, GCNQSDĐ đối với quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân phải đứng tên cả hai vợ chồng, tuy nhiên một thực tế diễn ra rất nhiều hiện nay là nhiều GCNQSDĐ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng. Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định “Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng nếu có tranh chấp thì giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này” [44, Điều 34]. Quy định này đã khẳng định việc đứng tên trong GCNQSDĐ đối với quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân dù do một mình vợ hoặc chồng đứng tên thì đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng nếu người đứng tên trong GCNQSDĐ không chứng minh được đó là tài sản riêng. Mặc dù trước đó Luật HN&GĐ năm 2000 đã có quy định về nguyên tắc suy đoán xác định tài sản chung, nhưng việc Luật HN&GĐ
chung đối với quyền sử dụng đất đã tạo ra một cách tiếp cận rõ ràng, cụ thể hơn cho các cặp vợ chồng khi làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ, bảo vệ được quyền lợi của những người vợ, người chồng ít tham gia vào công việc xã hội hoặc vì điều kiện nhất định mà khi đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ họ không trực tiếp tham gia và không đứng tên trong GCNQSDĐ, quy định này cũng giúp tránh khuynh hướng xấu của một số bộ phận người vợ hoặc người chồng lợi dụng việc đứng tên một mình trong GCNQSDĐ để khi ly hôn họ một mực cho rằng đó là tài sản riêng của họ.
- Tài sản chung xác lập dựa trên ý chí của các bên: “Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” [44, Điều 33]:
Những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung có nguồn gốc là tài sản riêng của vợ chồng. Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các tài sản được quy định tại Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng phải tuân thủ theo đúng các quy định tại Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2014.
Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung là một trong những căn cứ xác lập tài sản chung vợ, chồng. Việc vợ, chồng nhập tài sản riêng vào tài sản chung có thể là mặc nhiên hoặc bằng văn bản.
- Xác định tài sản chung căn cứ vào nguyên tắc suy đoán:
Do tính chất mối quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân là không có sự phân biệt rạch ròi nên trong nhiều trường hợp tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng có sự trộn lẫn. Do đó, để đảm bảo công bằng hợp lý cho các bên khi phân chia tài sản các bên vẫn có quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh đó là tài sản riêng của mình, nếu có căn cứ Tòa án sẽ công nhận đó là tài sản riêng của họ. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung [44, Điều 33, khoản 3].
Ví dụ: Sau khi kết hôn với chị H, anh K đã bán chiếc xe máy của mình có trước khi kết hôn để thêm tiền vào xây một ngôi nhà trên mảnh đất được cha mẹ anh cho riêng anh dùng làm chỗ ở chung cho hai vợ chồng. Như vậy, anh K đã tự nguyện nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh (có được trước khi kết hôn) vào tài sản chung của vợ chồng (góp vào để xây ngôi nhà chung). Việc nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh K vào tài sản chung được coi là sự mặc nhiên vì số tiền bán được chiếc xe đã dùng vào mục đích chung của gia đình. Tuy nhiên, nếu anh K muốn nhập tài sản riêng là mảnh đất do cha mẹ anh cho riêng hoặc mua trước khi kết hôn vào tài sản chung của vợ chồng thì phải lập văn bản và làm các thủ tục pháp lý có liên quan. Việc anh dùng mảnh đất này để xây ngôi nhà chung cho vợ chồng không mặc nhiên được coi là nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Anh K muốn chứng minh tài sản nào là tài sản riêng của mình thì phải xuất trình chứng cứ, nếu không chứng minh được thì tùy từng trường hợp, Tòa án có thể suy đoán đó là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của anh K.
Việc xác định tài sản chung căn cứ vào nguyên tắc suy đoán có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Nhưng tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả các tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Đôi khi nguyên tắc này còn có ý nghĩa như một trở ngại không những đối với vợ chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà còn là trở ngại đối với người thứ ba [29].
đã đảm bảo quyền lợi cho vợ, chồng vì điều kiện sức khỏe, khả năng lao động, hoàn cảnh gia đình mà chỉ tham gia lao động trong gia đình chứ không tham gia sản xuất ngoài xã hội để trực tiếp tạo ra của cải vật chất.
Căn cứ xác lập tài sản chung chính là “kim chỉ nam” tạo ra đường lối giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
2.2.1.2. Chia tài sản chung của vợ chồng
Khi xác định được tài sản nào là tài sản chung vợ chồng thì việc phân chia như thế nào cho hợp tình hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu thực tế sử dụng của vợ chồng là một điều quan trọng.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:
- Thứ nhất: Tài sản chung về nguyên tắc được chia đôi nhưng có xem xét các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng, công sức đóng góp.
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng là điều kiện kinh tế của gia đình, tình trạng sức khỏe, công việc, tuổi tác của các cá nhân trong gia đình và của vợ chồng. Công sức đóng góp là những đóng góp của các bên vào việc tạo lập, giữ gìn, phát triển tài sản chung...
Yêu cầu xem xét hoàn cảnh gia đình là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014, quy định này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của những người