3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Cách xử trí hạ Kali máu:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy mức độ hạ kali máu nhẹ 90,8%,
trung bình 2,9%, nặng 6,3%. Nhưng bù Kali bằng đường uống là 9,2%, vừa uống kết hợp
truyền tĩnh mạch là 6,9%, trong khi đó truyền tĩnh mạch chiếm tỉ lệ rất cao 83,9% mặc dù có những trường hợp chỉ cần dùng uống là được. Chúng ta nên bù kali bằng đường uống
vì rẽ tiền và an toàn cho bệnh nhân. Chỉ bù cho trường hợp nặng và nhanh chóng đưa kali
máu về bình thường. Nghiên cứu của Vương Ngọc Dương bù kali đường uống chiếm 12,5% đây là những trường hợp Kali > 3 mmol/L. Về số lượng gam Kali chúng tôi thấy
trung bình 10 ± 3 gam . Số lượng ít nhất là 2 gam (11%), đặc biệt có bệnh nhân dùng đến
21,3%. Thời gian ngắn nhất là 1 ngày (8%), trường hợp bù Kali dài nhất là 14 ngày (0,6%).
KẾT LUẬN:
Có 174 trường hợp hạ kali máu, tuổi trung bình 68 ± 9, nữ 59,5%, mức độ nặng
6,3%. Nguyên nhân: dùng lợi tiểu 12,6%, nôn ói 9,1%, dùng kháng sinh 9,7%. Biến
chứng rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu thất 4,6%, xoắn đỉnh 0,6% có thể xãy ra nhanh thất và rung thất. Cần phát hiện sớm hạ kali máu, xử trí đúng để không xãy ra biến chứng
nặng gây tử vong.
KIẾN NGHỊ:
- Đo điện tâm đồ tất cả bệnh nhân để theo dõi: rối loạn nhịp tim, đoạn ST, sóng T…để phát hiện nhanh khi chưa kịp xét nghiệm máu.
- Nên chú ý những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ hạ Kali máu. Xét nghiệm ion đồ khi nhập viện và kiểm tra lại nếu có nghi ngờ giảm Kali máu trong thời gian điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: