lượng còn nhiều hơn nữa. Cần phát hiện sớm hạ kali máu, xử trí đúng để không xãy ra biến chứng nặng gây tử vong.
Chữ viết tắt: THA: tăng huyết áp; truyền TM: truyền tĩnh mạch; ĐTĐ: đái tháo đường;
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kali là một cation nhiều thứ hai trong cơ thể người và nhiều nhất ở trong nội bào. Kali là một ion quan trọng nhất tham gia vào quá trình tái cực và khử cực tế bào, nhất là tế bào cơ tim. Bình thường nồng độ Ion Kali trong máu từ 3,5 - 5 mmol/l, gọi là hạ
Kali máu khi nồng độ kali < 3,5 mmol/L[4][6]. Hạ kali máu được chia 3 mức độ: nhẹ
2,5 mmol/L< Kali < 3,5 mmol/l, không có triệu chứng; mức độ vừa: Kali < 2,5 mmol/L(< 3mmol/L nếu đang dùng digoxin), không có yếu cơ và không có dấu hiệu nặng trên điện tim; mức độ nặng: Kali < 2,5 mmol/L(< 3mmol/L nếu đang dùng digoxin), có yếu cơ hoặc có dấu hiệu nặng trên điện tim.
Hạ kali máu mức độ nhẹ và vừa ít nguy hiểm, nhưng ở mức độ nặng thì rất nguy
hiểm, nhất là ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, dễ xãy ra loạn nhịp tim như: ngoại tâm
thu thất, nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất … có thể tử vong. Triệu chứng hạ kali máu thường gặp: yếu hay liệt cơ tứ chi nhất là hai chi dưới, liệt ruột –trướng bụng, liệt cơ hô
Tại Khoa Lão-Nội tiết Bệnh viện Tim mạch An giang có nhiều bệnh nhân giảm Kali máu, nhưng chưa rõ ràng về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh
chính, cũng như các biến chứng… Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“ĐẶCĐIỂM HẠ KALI MÁU TẠI KHOA LÃO-NỘI TIẾT, BỆNH VIỆN TIM MẠCH
AN GIANG” nhằm các mục tiêu sau:
MỤC TIÊU:
1.Tỉ lệ hạ kali máu ở các mức độ
2.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hạ kali máu
3.Cách xử trí hạ kali máu: đường bù, số gam kali, số ngày điều trị.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân nội trú có xét nghiệm Kali máu < 3,5 mmol/L
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: từ 01/4/2014 đến 30/9/2014
- Địa điểm: tại khoa Lão-Nội tiết, Bệnh viện Tim Mạch An Giang.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Cắt ngang mô tả dựa vào bệnh án.
2.4. Thu thập số liệu:
- Đặc điểm bệnh nhân: giới tính, tuổi, lâm sàng, tiền sử bệnh
- Mức độ hạ Kali: nhẹ, vừa và nặng
- Điện tim: ST, sóng T, sóng U, rối loạn nhịp,
- Bù Kali: đường vào, số lượng Kali (gam), số ngày.
2.5. Xử lý số liệu:
Dùng phần mềm SPSS 18.0