CHỤP VÀ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI
BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
CNĐD Trần Quốc Dũng, CNĐD Nguyễn Văn Thà, CNĐD Nguyễn Hoài Nam.
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát công tác thực hiện bảng kiểm trước chụp và can thiệp mạch vành qua da.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả các trường hợp chụp và an thiệp tại khoa Tim mạch – Can thiệp từ 01/04/2014 đến 31/08/2014.
Kết quả:có 260 người bệnh được khảo sát với các nội dung bảng kiểm: Tháo đồ trang sức, bôi sơn móng tay và
chân,chải tóc gọn 100%; vệ sinh vùng bẹn, cạo lông bẹn mu 98,5%; mặc quần áo sạch 100%; nhịn ăn uống hoàn toàn trước thủ thuật 06 giờ 84,2%; ghi nhận TS dị ứng thuốc cản quang 100%; y lệnh trước thủ thuật: NaCl 0,9% 500 ml TTM, ngưng Metformin (nếu có) 98,8%; thực hiện thuốc trong ngày 44,6%; xét nghiệm tiền phẫu 88,1%; trích biên bản hội chẩn 100%; am kết thủ thuật đầy đủ chữ ký 100%; ạm ứng phù hợp đối tượng 100%.
Kết luận: công tác thực hiện bảng kiểm trước thủ thuật tốt. Cần một số điều chỉnh bảng kiểm cho phù hợp.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chụp và can thiệp động mạch vành qua da là thủ thuật đặc biệt. Để góp phần thành công khi tiến hành, người bệnh cần được chuẩn bị tốt trước thủ thuật. Trong đó vai trò
điều dưỡng rất quan trọng.
Từ tháng 07/2013, BV Tim mạch An Giang triển khai chụp và can thiệp động mạch
vành. Với nhân sự điều dưỡng được đào tạo tại 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh, khoa Tim mạch – Can thiệp đã xây dựng qui trình chuẩn bị người bệnh trước chụp
và can thiệp mạch vành.
Qua quá trình triển khai, cần đánh giá việc thực hiện qui trình chuẩn bị BN trước
chụp, can thiệp ĐM vành để góp phần hoàn chỉnh qui trình tốt hơn. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát công tác thực hiện bảng kiểm tại khoa phòng. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan với thực hiện bảng kiểm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu: tất cả người bệnh được chụp và can thiệp mạch vành tại phòng can thiệp, khoa Tim mạch – Can thiệp trong thời gian từ 01/04/2014 đến 31/08/2014.
Tiến hành nghiên cứu:
- Tất cả người bệnh có chỉ định và được chụp và can thiệp mạch vành tại khoa Tim
- Tại thời điểm tiếp nhận người bệnh ở phòng DSA, điều dưỡng DSA ghi nhận công
tác chuẩn bị người bệnh dựa vào bảng kiểm và ghi nhận vào phiếu thu thập số
liệu.
Xử lý số liệu:
- Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Biến định tính được trình bày bằng tỷ lệ phần trăm.
- So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng phép kiểm chi bình phương.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 10/04/2014 đến 30/08/2014, có tất cả 260 người bệnh được thu
thập số liệu. Đặc điểm chung Bảng 1. Đặc điểm chung Nội dung n (%) Loại thủ thuật Chụp mạch vành 118 (45,4)
Chụp và can thiệp mạch vành (chương trình) 101 (38,8) Chụp và can thiệp mạch vành (cấp cứu) 41 (15,8)
Khoa chuyển người bệnh vào DSA
Cấp cứu – Hồi sức tích cực & Chống độc 31 (11,9)
Tim mạch – Can thiệp 224 (86,2)
Kết quả thực hiện bảng kiểm
Nơi hoàn thành bảng kiểm
Bảng 2. Nơi hoàn thành nội dung bảng kiểm
Nội dung Trước khi vào DSA n (%) Tại phòng DSA n (%)
Tháo đồ trang sức, bôi sơn móng tay và chân,chải tóc
gọn
260 (100) 0 (0)
Vệ sinh vùng bẹn, cạo lông bẹn mu 256 (98,5) 0 (0)
Mặc quần áo sạch 31 (11,9) 229 (88,1)
Nhịn ăn uống hoàn toàn trước thủ thuật 06 giờ 219 (84,2) 0 (0) Ghi nhận TS dị ứng thuốc cản quang 0 (0) 260 (100) Y lệnh trước thủ thuật: NaCl 0,9% 500 ml TTM,
ngưng Metformin (nếu có) 257 (98,8) 0 (0)
Thực hiện thuốc trong ngày 116 (44,6) 0 (0)
Xét nghiệm tiền phẫu: CTM, TQ, TCK, Fibrinogen, Glucose, Ure, Creatinin, SGOT, SGPT, Ion đồ, Bilan lipid, HbsAg, anti HCV, ECG, Xquang tim phổi, SÂ
tim, bụng, TPTNT
229 (88,1) 0 (0)
Trích biên bản hội chẩn 260 (100) 0 (0)
Cam kết thủ thuật đầy đủ chữ ký 260 (100) 0 (0)
Liên quan giữa thực hiện bảng kiểm với tính chất thủ thuật
Bảng 3. Hoàn thành nội dung bảng kiểm và tính chất thủ thuật
Nội dung Chụp mạch vành n (%) Chụp - can thiệp chương trình n (%) Chụp - can thiệp cấp cứu n (%)
Tháo đồ trang sức, bôi sơn móng tay và
chân,chải tóc gọn
118 (100) 101 (100) 41 (100)
Vệ sinh vùng bẹn, cạo lông bẹn mu 118 (100) 101 (100) 37 (90,2)
Mặc quần áo sạch 16 (13,6) 15 (14,9) 0(0)
Nhịn ăn uống hoàn toàn trước thủ thuật
06 giờ
118 (100) 91 (90,1) 10 (24,4)
Ghi nhận TS dị ứng thuốc cản quang 0 (0) 0 (0) 0 (0) Y lệnh trước thủ thuật: NaCl 0,9% 500
ml TTM, ngưng Metformin (nếu có)
118 (100) 101 (100) 38 (92,7)
Thực hiện thuốc trong ngày 56 (47,5) 19 (18,8) 41 (100) * Xét nghiệm tiền phẫu: CTM, TQ, TCK,
Fibrinogen, Glucose, Ure,Creatinin,
SGOT, SGPT, Ion đồ, Bilan lipid,
HbsAg, anti HCV, TPTNT, ECG, Xquang tim phổi, SÂ tim, bụng,
118 (100) 101 (100) 10 (24,4)
Trích biên bản hội chẩn 118 (100) 101 (100) 41 (100) Cam kết thủ thuật đầy đủ chữ ký 118 (100) 101 (100) 41 (100) Tạm ứng phù hợp đối tượng 93 (78,8) 87 (86,1) 35 (85,4)
*: p < 0.001
BÀN LUẬNĐặc điểm chung Đặc điểm chung
- Chụp mạch vành và chụp và can thiệp mạch vành chương trình chiếm đa số
(85,2%).
- Đa số người bệnh được chuẩn bị tại khoa Tim mạch – Can thiệp.
- Các người bệnh được chuẩn bị tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực & Chống độc là các trường hợp làm thủ thuật cấp cứu.
- Các người bệnh tại khoa Tim mạch – Lão học là các trường hợp chụp mạch vành chẩn đoán.
Kết quả thực hiện bảng kiểm
Tháo đồ trang sức, bôi sơn móng tay và chân,chải tóc gọn:
- Được thực hiện toàn bộ tại khoa phòng trước khi vào DSA.
- Mục đích: tạo thuận lợi cho thủ thuật, đảm bảo chống nhiễm khuẩn.
Vệ sinh vùng bẹn, cạo lông bẹn mu:
- Được thực hiện tại khoa phòng.
- Có 4 trường hợp không thực hiện do làm cấp cứu.
- Theo chống nhiễm khuẩn việc cạo lông vùng bẹn mu không bắt buộc nếu đánh giá
không làm cản trở thủ thuật. Do thực hiện thủ thuật chụp và can thiệp mạch vành có thể dùng đường vào động mạch quay nên không ảnh hưởng việc cạo lông bẹn mu.
Mặc quần áo sạch:
- Thực hiện chủ yếu tại phòng DSA.
- Các trường hợp cấp cứu đều không mặc quần áo sạch trước thủ thuật.
- Cần bổ sung quần áo sạch cho người bệnh trong thời gian tới.
Nhịn ăn uống hoàn toàn trước thủ thuật 06 giờ
- Mục đích tránh hít sặc.
- Có tác giả cho rằng có thể uống nước trước thủ thuật 4 giờ
Ghi nhận TS dị ứng thuốc cản quang:
- Được ghi nhận tại phòng DSA.
- Cần chú ý hỏi tiền sử dị ứng thuốc cản quang, có ghi chép hồ sơ bác sĩ và điều dưỡng. Vì nếu có tiền sử dị ứng thuốc cản quang mà cần tiến hành thủ thuật phải cho
kháng histamin dự phòng.
Y lệnh trước thủ thuật: NaCl 0,9% 500 ml TTM, ngưng Metformin (nếu có)
- Được thực hiện tại khoa phòng tốt.
- Có trường hợp không ngưng metformin do làm thủ thuật cấp cứu.
Thực hiện thuốc trong ngày
- Có 116 ca chiếm 44,6% đã thực hiện thuốc trong ngày trước khi vào phòng DSA. - Các ca can thiệp cấp cứu đều thực hiện thuốc tại khoa.
- Các ca chụp chẩn đoán có tỷ lệ thực hiện thuốc tại khoa cao do khi sắp lịch can
thiệp đây là những ca thực hiện sau.
- Các ca can thiệp chương trình ít thực hiện thuốc tại khoa hơn các trường hợp khác
có ý nghĩa thống kê.
Xét nghiệm tiền phẫu: CTM, TQ, TCK, Fibrinogen, Glucose, Ure,Creatinin, SGOT, SGPT, Ion đồ, Bilan lipid, HBsAg, anti HCV, TPTNT, ECG, Xquang tim phổi, SÂ tim,
bụng.
- Những ca cấp cứu không thực hiện được cận lâm sàng đầy đủ do không tiến hành siêu âm tim bụng được.
- Các xét nghiệm đều thực hiện tại khoa phòng.
- Đều thực hiện tốt tại khoa phòng.
Tạm ứng phù hợp đối tượng:
- Có một số trường hợp chưa tạm ứng tại khoa phòng, và được hoàn tất tại phòng DSA.
Một số đề xuất:
Bảng kiểm trước thủ thuật đang thực hiện tại khoa Tim mạch – Can thiệp được tham
khảo từ bảng kiểm của Bệnh viện Đai học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Sau một năm thực
hiện, chúng tôi có những nhận xét cần thay đổi bảng kiểm như sau:
+ Cần cho bệnh nhân tắm và mặc quần áo sạch tại khoa lâm sàng trước khi chuyển
bệnh vào phòng can thiệp theo qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn BVTM.
+ Các khoa lâm sàng cần ghi nhận tiền sử dị ứng thuốc cản quang trước khi
chuyển bệnh vào phòng can thiệp.
+ Nội dung xét nghiệm cận lâm sàng cần nên thay đổi trong trường hợp cấp cứu,
hoặc cần tiến hành siêu âm tim cấp cứu thường xuyên để tạo thuận lợi trong đánh giá người bệnh.
+ Bàn giao thuốc đã thực hiện đầy đủ trước khi chyển bệnh vào phòng can thiệp.
KẾT LUẬN
Các nội dung trong bảng kiểm bệnh nhân trước thủ thuật thực hiện tương đối tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO