Đặc điểm vỏ phong hóa

Một phần của tài liệu Tích hợp viễn thám và GIS nghiên cứu đánh giá trượt lở đất phục vụ mục tiêu giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên tại tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc luận án

2.2.2. Đặc điểm vỏ phong hóa

Nghiên cứu ảnh hưởng của vỏ phong hóa đối với quá trình trượt lở cho thấy các kiểu vỏ phong hóa có thành phần hóa học khác nhau, thì sẽ xuất hiện các kiểu trượt lở đất khác nhau. Trượt lở đất đã xảy ra ở hầu hết các kiểu vỏ phong hóa từ sialit, sialferit đến ferosialit. Theo Vũ Ngọc Quang [27] thì vỏ phong hóa tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú và đa dạng, phát triển trên nhiều thành tạo địa chất khác nhau và được phân chia thành các kiểu chính (hình 2.3):

1) Vỏ phong hóa ferosialit

Phát triển trên các đá trầm tích, trầm tích biến chất giàu alumosilicat thuộc các hệ tầng Phú Ngữ, Mia Lé, Nà Quản…Đây là kiểu vỏ phong hóa phổ biến nhất trong vùng (chiếm 67,74%). Thường có chiều dày rất lớn, mặt cắt có đầy đủ các đới từ phong hóa yếu đến phong hóa hoàn toàn. Thành phần khoáng vật ở đới phong hóa hoàn toàn chủ yếu là monmorilonit, limonit. Theo chiều sâu mặt cắt, tỷ lệ các khoáng vật này giảm dần và cuối cùng chỉ còn là những lớp mỏng lấp đầy các mặt nứt tách của đá. Vật liệu sét tồn tại trong khe nứt đá ở đới phong hóa trung bình khi được bão hòa nước sẽ làm mất dần lực kết đính giữa các lớp đá và phá vỡ

53

sự ổn định của sườn dốc. Vì thế, kiểu vỏ phong hóa này có tính bền vững thấp với trượt lở đất và liên quan đến vỏ phong hóa này là các khối trượt có quy mô lớn, kiểu trượt xoay hoặc hỗn hợp.

Hình 2.3: Bản đồ vỏ phong hóa khu vực nghiên cứu (nguồn: Vũ Ngọc Quang [27])

2) Vỏ phong hóa sialit-fe

Phát triển trên các đá granit của phức hệ PhiaBioc, nên diện phân bố tương đối thấp nhất trong các kiểu vỏ phong hóa (chiếm 4,26%). Mức độ phong hóa trên loại đá này mạnh, nhiều nơi rất mạnh, vỏ phong hóa thường có mặt đầy đủ các đới.

54

Thành phần vật liệu vỏ phong hóa là sét, cát với tổ hợp khoáng vật đặc trưng là sét – kaolinit – hydromica. Cấu tạo mềm bở, gắn kết yếu, dễ bóp vụn bằng tay. Chiều dày vỏ phong hóa từ 2 – 20 m. Vì thế, vỏ phong hóa này có tính bền vững thấp đối với quá trình trượt lở đất. Liên quan đến kiểu vỏ phong hóa này là hiện tượng trượt chảy hoặc lũ bùn đá.

3) Vỏ phong hóa sialferit

Phát triển trên các loại đá cát bột kết, tuf ryolit của hệ tầng Sông Hiến, chiếm 9,92 % diện tích toàn vùng, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc tỉnh (huyện Ngân Sơn, Na Rì). Tổ hợp khoáng vật đặc trưng cho kiểu vỏ phong hóa này là: kaolinit – hydromica – geothit. Vỏ phong hóa này có tính bền vững cao đối với trượt lở đất. Liên quan đến kiểu vỏ phong hóa này là các khối trượt có quy mô lớn, kiểu trượt xoay hoặc hỗn hợp.

4) Vỏ phong hóa kiểu terra rossa

Phát triển trên các đá trầm tích carbonat của các hệ tầng Bắc Sơn, Đồng Đăng, Mia Lé, Pia Phương. Diện phân bố của kiểu vỏ phong hóa này tương đối lớn (chiếm 18,08%) tại Na Rì, giáp ranh Chợ Đồn và Ngân Sơn, Pác Nặm. Thành phần vỏ phong hóa chủ yếu là sét lẫn mùn phong hóa từ đá carbonat và đá trầm tích lục nguyên kề cận. Hiện tượng tai biến trên diện phân bố kiểu này là sụt lún đất do các hố, phễu karst.

Một phần của tài liệu Tích hợp viễn thám và GIS nghiên cứu đánh giá trượt lở đất phục vụ mục tiêu giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên tại tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)