Khái niệm trƣợt lở đất

Một phần của tài liệu Tích hợp viễn thám và GIS nghiên cứu đánh giá trượt lở đất phục vụ mục tiêu giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên tại tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc luận án

1.2.1.Khái niệm trƣợt lở đất

Trƣợt lở đất là một quá trình tự nhiên nhằm cân bằng năng lƣợng địa hình, ở một phạm vi hẹp thì đó là tạo ra sự ổn định sƣờn, đây là một trong nhiều quá trình tự nhiên hình thành bề mặt trái đất. Chỉ khi trƣợt lở đất ảnh hƣởng đến hoạt động của con ngƣời, nó mới đƣợc coi là tai biến.

Nghiên cứu trƣợt lở đất đƣợc quan tâm từ rất sớm và đƣợc nhiều ngành khoa học quan tâm, do vậy định nghĩa trƣợt lở cũng thay đổi theo thời gian và đƣợc diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Trên quan điểm trƣợt lở là một dạng tai biến tự nhiên, Varnes đã định nghĩa: “trƣợt lở đất là một hiện tƣợng địa chất xảy ra trên

25

sƣờn khi đá, mảnh vụn hay khối đất (vật liệu sƣờn) di chuyển xuống dƣới do tác động của trọng lực” [128].

Hình 1.1: Minh họa các thành phần của một khối trượt [128]

Mặc dù tác dụng của trọng lực là yếu tố chính gây ra trƣợt lở đất, nhƣng còn có các yếu tố chi phối khác tác động đến trạng thái ổn định của độ dốc ban đầu. Sự thay đổi trạng thái ổn định của độ dốc có thể do một số yếu tố gây nên, một cách đơn lẻ hay kết hợp. Thông thƣờng, các yếu tố tiên quyết tạo nên các điều kiện dƣới bề mặt mà làm cho khu vực/ độ dốc dễ bị trƣợt lở, trong khi trƣợt lở đất thực tế thƣờng đòi hỏi một kích hoạt trƣớc khi bị tách ra. Trƣợt lở đất liên quan đến rất nhiều yếu tố của tự nhiên nhƣ: động đất, lƣợng mƣa, nƣớc ngầm, độ dốc, địa hình, tính chất cơ lý của đất đá, lớp phủ bề mặt…

Một phần của tài liệu Tích hợp viễn thám và GIS nghiên cứu đánh giá trượt lở đất phục vụ mục tiêu giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên tại tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 29)