ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020 (Trang 110 - 112)

Theo thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiếc lược, việc đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch Hệ thống thông tin duyên hải và công nghệ thông tin ngành hàng hải thuộc nội dung đánh giá cho quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thông tin liên lạc. Do vậy mục tiêu đánh giá chỉ liên quan đến tác động của việc xây dựng và hoạt động của trạm phát sóng và hệ thống truyền dẫn tới sức khỏe con người và môi trường; hướng tuyến hệ thống đường dây và tác động tới hệ sinh thái; ảnh hưởng tới dòng chảy nước mặt hoặc ô nhiễm nước ngầm do xây dựng hệ thống ngầm, trạm viba.

Đối với tác động của hoạt động các trạm phát sóng tới sức khoẻ con người, hiện đã được nhiều tổ chức của thế giới nghiên cứu từ trước đây, ví dụ như:

- Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Orgnization): bắt đầu từ năm 1996 WHO cũng thực hiện các chương trình nghiên cứu nhằm xác định các ảnh hưởng có thể của trường điện từ tần số vô tuyến trong dải tần đến 300 GHz đến sức khoẻ con người và đề ra các biện pháp hạn chế.

- Nghiên cứu của Ủy ban Quốc tế về phòng chống Bức xạ phi ion hoá (ICNIRP – International Commission on Non-ionizing Radiation Protection): các nghiên cứu tập trung vào việc xác định ảnh hưởng và đề ra các giới hạn ảnh hưởng cho hé , hướng dẫn tuân thủ;

- Nghiên cứu của Liên minh Viễn thông Quốc tế, lĩnh vực Viễn thông: các nghiên cứu về ảnh hưởng của trường điện từ thuộc trách nhiệm của Nhóm nghiên cứu số 5 (ITU-T Study Group 5). Các nghiên cứu bắt đầu được thực hiện từ năm 1996 với mục đích hướng dẫn thực hiện để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng trong lĩnh vực viễn thông...

Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức nêu trên, sóng điện từ tùy theo cường độ, tần số, khoảng cách, mức độ che chắn… mà có thể có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ con người; đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng xác định được mức độ an toàn (gọi là mức hơi nhiễm trường điện từ an toàn) đối với khu vực sinh sống người dân, khu vực làm việc và khuyến nghị cần có các biện pháp quản lý để đảm bảo an toàn hơn cho khu dân cư.

Kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (được đưa ra trong tài liệu - WHO Fact sheet N0304 May 2006: Electromagnetic fields and public health – Base stations and wireless technologies) là: “Qua xem xét mức độ phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu thu thập tới nay, chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến yếu từ các trạm thu phát vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ”.

111

Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 616/BKHCN- KHCN ngày 20/3/2006 gửi Văn hòng Chính hủ khẳng định cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học cho thấy sóng điện từ của các trạm thu phát sóng gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã có công văn số 1251/BBCVT-KHCN ngày 28/6/2006 gửi Văn hòng Chính hủ nêu rõ kết luận của Tổ chức Y tế thế giới là chưa có bằng chứng khoa học cho thấy sóng điện từ của các trạm thu phát sóng gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có tiêu chuẩn về mức giới hạn an toàn của sóng điện từ dưới dạng bắt buộc áp dụng hoặc hướng dẫn, tự nguyện áp dụng. Giới hạn của Uỷ ban quốc tế về phòng chống bức xạ phi ion hoá (ICNIRP) được nhiều tổ chức khuyến nghị và nhiều nước chấp nhận. Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005 “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 1: Mức hơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz”. Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã có Quyết định số 19/2006/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2006 quy định bắt buộc áp dụng TCVN 3718- 1:2005 đối với các trạm thu phát thông tin di động.

Hiện nay, hệ thống thu phát sóng của các đài thông tin duyên hải được đầu tư đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Quốc tế và Việt Nam về bức xạ tần số. Việc xây dựng các trạm thu phát sóng cũng đã được tuân thủ chặt chẽ theo các quy định liên quan về chiều cao anten, tần số phát sóng, mức độ bức xạ điện từ đều nằm trong giới hạn cho phép. Do vậy mức độ ảnh hưởng của các trạm thu phát sóng của hệ thống thông tin duyên hải đối với sức khoẻ của người dân khu vực lân cận được hạn chế tối đa. Các dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng cho hệ thống thông tin duyên hải trong quy hoạch nhằm nâng cấ các đài trạm, cũng như bổ sung xây mới, đều được đầu tư trang thiết bị phù hợp theo các tiêu chuẩn Quốc tế, nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường sau khi quy hoạch là không đáng kể.

Đối với ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng hải, quy hoạch tập trung vào việc đầu tư hệ thống máy tính, thuê đường truyền, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng các phần mềm nghiệp vụ, do vậy nội dung quy hoạch không có hoạt động nào tác động trực tiế đến môi trường.

112

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH X.1Bộ Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)