VII.1 Nội dung phát triển hệ thống thông tin duyên hải
VII.1.1Phát triển hạ tầng hệ thống thông tin duyên hải
- Ứng dụng công nghệ số trên các băng tần MF/HF/VHF cho các đài thông tin duyên hải loại I: Hải Phòng và Hồ Chí Minh.
- Bổ sung và phát triển hạ tầng để nâng cao năng lực thông tin cho các Đài thông tin duyên hải tại những khu vực có mật độ tàu thuyền, lưu lượng thông tin liên lạc lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Hòn Gai, Thanh Hóa, Bến Thủy, Huế, Lý Sơn, Quy Nhơn, Phú Yên, Phan Rang, Phan Thiết, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
- Thiết lập mới các Đài TTDH tại Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, đảo Phú Quý và khu vực quần đảo Trường Sa.
- Thiết lập các trung tâm thu dự phòng nhằm nâng cao chất lượng thông tin tại 04 khu vực: (1) từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh; (2) từ Quảng Bình đến Quy Nhơn, (3) từ Phú Yên tới Ninh Thuận và (4) từ Bình Thuận tới Kiên Giang.
- Ứng dụng các công nghệ giám sát, điều khiển liên đài cho toàn hệ thống; Kiện toàn hạ tầng mạng kết nối nội bộ các đài thông tin duyên hải sử dụng công nghệ truyền dẫn cáp quang, vệ tinh,… để đảm bảo độ tin cậy, tính sẵn sàng và khả năng xử lý hiệ đồng trong toàn hệ thống. - Nâng cấ các đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat (LES), Đài vệ tinh
mặt đất /Trung tâm điều khiển và xử lý dữ liệu báo động cấp cứu qua vệ tinh Cospas – Sarsat (LUT/MCC) đá ứng định hướng phát triển của Inmarsat sử dụng hệ thống vệ tinh I4, I5 và của Cospas-Sarsat sử dụng hệ thống vệ tinh tầm trung MEOSAR; thiết lập mạng dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng trên cơ sở sử dụng hệ thống vệ tinh Vinasat quốc gia để phát triển hệ thống thông tin biển, đảo.
- Thiết lập hệ thống AIS trạm bờ và ứng dụng AIS vệ tinh nhằm hỗ trợ hành hải, quản lý và theo dõi tàu thuyền hoạt động trên biển, kết nối, đồng bộ với các hệ thống thông tin khác như LRIT, VTS.
- Đầu tư hệ thống thông tin hỗ trợ hành hải, giám sát tàu (VTS) phục vụ khai thác, điều hành, kiểm soát và quản lý các hương tiện hoạt động trên biển hiện đại, đồng bộ tại các cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế, cảng tổng hợp quốc gia quan trọng.
- Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin duyên hải đá ứng định hướng hành hải điện tử (e-navigation) của tổ chức IMO nhằm cung cấp các dịch vụ thông tin đa dạng, được chuẩn hóa giữa tàu biển với các cơ
100
quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Cảng vụ hàng hải, Hoa tiêu, Bảo đảm an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các doanh nghiệp Cảng, vận tải biển.
VII.1.2Phát triển các dịch vụ thông tin trên biển
- Duy trì, bảo đảm chất lượng dịch vụ trực canh thông tin cấp cứu, khẩn cấ , an toàn, an ninh và thông tin thông thường trên các hương thức sóng mặt đất và vệ tinh;
- Triển khai cung cấp các dịch vụ trực canh cấp cứu mới trong lĩnh vực thông tin vệ tinh theo định hướng của IMO;
- Triển khai cung cấp dịch vụ giám sát, theo dõi vị trí tàu; hành hải điện tử; đá ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước đối với hương tiện hoạt động trên biển.
- Phát triển và cung cấp các dịch vụ thông tin duyên hải mới sử dụng công nghệ số trên băng tần VHF/MF/HF và công nghệ vệ tinh băng rộng.
VII.1.3Phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao trình độ khai thác viên và kỹ thuật viên của hệ thống thông tin duyên hải theo hướng tích cực cập nhật áp dụng công nghệ mới trong khai thác và điều hành.
- Đào tạo trưởng ca khai thác đài loại I, II, đài vệ tinh, trạm mặt đất khu vực (LES), trung tâm tìm kiếm, cứu nạn (LUT/MCC) đạt trình độ đá ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về thông tin duyên hải.
- Nâng cấ cơ sở vật chất và năng lực đội đội ngũ giảng viên Trung tâm đào tạo nghiệp vụ viễn thông hàng hải phục vụ cho hoạt động đào tạo nghiệp vụ thông tin duyên hải.
- Đào tạo và phổ cập kiến thức nghiệp vụ khai thác hệ thống thông tin liên lạc cho người đi biển.
VII.1.4Định hướng lĩnh vực pháp chế và hợp tác quốc tế
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo an toàn, an ninh và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
- Tích cực, chủ động tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của các tổ chức quốc tế về hàng hải.
- Chủ động triển khai thực hiện các sửa đổi, bổ sung của các công ước quốc tế về Hàng hải liên quan đến hệ thống thông tin duyên hải;
101
VII.2 Nội dung phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải
VII.2.1Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
- Nâng cấp hạ tầng mạng hiện có thành hệ thống đủ mạnh trên cơ sở mạng băng thông rộng, làm nền tảng kết nối, tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của ngành hàng hải, bảo đảm kết nối liên tục, thông suốt với hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ, ngành liên quan (Hải quan, Biên phòng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và hạ tầng công nghệ thông tin của quốc gia;
- Xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đá ứng thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của Công ước Fal-65;
VII.2.2Xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn
- Xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về hạ tầng hàng hải trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, đồng bộ, thống nhất bao gồm các cơ sở dữ liệu về cảng biển, luồng hàng hải, các khu neo đậu tàu biển, cầu cảng, nhà kho, bến bãi, hệ thống công trình phục vụ khai thác cảng, cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, hệ thống báo hiệu hàng hải, làm cơ sở xây dựng các ứng dụng phần mềm trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành;
- Chuẩn hóa, xây dựng, nâng cấp, tích hợ các cơ sở dữ liệu về tàu biển trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến làm nền tảng thống nhất quản lý và cập nhật thường xuyên về tàu biển;
- Chuẩn hóa, xây dựng, nâng cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuyền viên, hoa tiêu và nguồn nhân lực hàng hải trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến bảo đảm thống nhất thông tin về nguồn nhân lực hàng hải từ khâu đào tạo cấp chứng chỉ đến quá trình hành nghề;
- Chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu vận tải biển và dịch vụ hàng hải phục vụ cho công tác dự báo, thống kê, báo cáo, kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải và các doanh nghiệp trong ngành hàng hải;
- Bảo đảm liên kết cơ sở dữ liệu của ngành hàng hải với cơ sở dữ liệu của các đơn vị liên quan như Hải quan, Kiểm dịch, Biên phòng nhằm cung cấp dịch vụ công một cửa tại các Cảng vụ hàng hải.
VII.2.3Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Từng bước nâng cấp và hoàn thiện cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp các dịch vụ công, cung cấp thông tin chính thức cho doanh nghiệp, người dân, đặc biệt khai báo thủ tục tàu ra vào cảng có kết nối liên thông với các bộ, ngành liên quan nhằm phục vụ cơ chế hải quan một
102
cửa quốc gia, đá ứng yêu cầu cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của Công ước Fal- 65.
- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành hàng hải phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Hình thành môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng hải, thông qua các hoạt động thúc đẩy và phát triển mạnh thương mại điện tử, sàn giao dịch tàu biển và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng hải.
- Xây dựng hộ chiếu thuyền viên điện tử phục vụ công tác quản lý thuyền viên một cách hiệu quả, thuận tiện.
- Từng bước triển khai các hệ thống thông tin lớn, đồng bộ, thống nhất phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành hàng hải theo hình thức đối tác công - tư (PPP), cho thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
VII.2.4Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý
- Xây dựng và triển khai văn hòng điện tử tích hợp vào cổng thông tin điện tử ngành hàng hải nhằm trao đổi thông tin, xử lý văn bản, điều hành tác nghiệp và quản lý công việc đối với các đơn vị thuộc ngành hàng hải một cách thống nhất, đồng bộ, đồng thời đảm bảo điều kiện tích hợp với hệ thống quản lý văn bản của quốc gia;
- Hoàn thiện, nâng cấp các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành của ngành hàng hải trên cơ sở tăng cường sử dụng phần mềm mã nguồn mở;
- Số hóa các văn bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm và xử lý thông tin của cán bộ, công chức, viên chức qua mạng.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tầu biển, cảng biển, luồng hàng hải, phao, tiêu và hiển thị trực quan trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác điều hành, quản lý.
103 Bảng 5. Các dự án ưu tiên đầu tư
TT Tên chương trình, dự án Đơn vị chủ
trì Đơn vị phối hợp Nguồn vốn
Kinh phí (tỷ đồng)
Thời gian thực hiện
1 Nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vô tuyến mặt đất:
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông Ngân sách Nhà nước, Quỹ VTCI và nguồn vốn khác 332 2014 - 2020
2 Dự án đầu tư thiết lậ Đài vệ tinh mặt đất Cos as Sarsat thế hệ mới – MEOLUT
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngân sách Nhà
nước 85 2016 - 2018
3 Dự án nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vệ tinh
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngân sách nhà nước và Nguồn vốn khác
50 2016 - 2018
4 Dự án xây dựng hệ thống quản lý tàu VTS: Ưu tiên đầu tư
hệ thống VTS luồng Hải Phòng, Đà Nẵng Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông (Đã được phê duyệt theo QĐ 2987/QĐ- BGTVT) 2014 - 2016
5 Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT trong ngành hàng hải
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngân sách Nhà
nước 5 2014 - 2015
6 Xây dựng, nâng cấ các dịch vụ công trực tuyến Bộ Giao thông vận tải Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngân sách nhà nước và Nguồn thu để lại
15 2014 - 2020
7 Nâng cấ trung tâm tích hợ dữ liệu chung của ngành Hàng hải
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức đối
104 tác công tư
(PPP)
8 Dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý, cung cấ dịch vụ công ngành hàng hải
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức đối tác công tư (PPP)
80 2016 - 2020
9 Chương trình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quản lý và khai thác cảng biển, vận tải biển và Logistic tại Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngân sách nhà nước và Nguồn thu để lại
105
VII.3.1Các dự án phát triển hệ thống TTDH:
1. Nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vô tuyến mặt đất:
- Bao gồm:
o Thiết lập các trung tâm thu dự phòng nhằm nâng cao chất lượng thông tin;
o Kiện toàn hạ tầng mạng kết nối nội bộ các đài thông tin duyên hải sử dụng các công nghệ truyền dẫn cáp quang, vệ tinh,…;
o Bổ sung và phát triển hạ tầng để nâng cao năng lực thông tin cho các Đài thông tin duyên hải tại những khu vực có mật độ tàu thuyền, lưu lượng thông tin liên lạc lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Hòn Gai, Thanh Hóa, Bến Thủy, Huế, Quy Nhơn, Phú Yên, Phan Rang, Phan Thiết, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang;
o Thiết lập mới các Đài TTDH tại Nam Định, Bến Tre, đảo Phú Quý và khu vực quần đảo Trường Sa;
- Giai đoạn 2014-2020; - Kinh phí: 332 tỷ đồng;
- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, Quỹ Viễn thông công ích Việt Nam và Nguồn vốn khác.
2. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống MEOLUT (Đài vệ tinh mặt đất Cospas Sarsat thế hệ mới - đã được phê duyệt theo QĐ 135/QĐ-BGTVT ngày 20/1/2011):
- Đầu tư, nâng cấ các đài thông tin vệ tinh LUT/MCC đá ứng định hướng phát triển của các tổ chức Cospas Sarsat chuyển sang hệ thống vệ tinh tầm trung MEOSAR và phao EPIRB thế hệ 2
- Giai đoạn: 2016-2018; - Kinh phí: 85 tỷ đồng;
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.
3. Dự án nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vệ tinh
- Bao gồm:
+ Chuyển đổi hạ tầng trạm cổng Đài LES Hải Phòng đá ứng hệ thống vệ tinh Inmarsat thế hệ I4, I5,…
+ Thiết lập mạng dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng trên cơ sở sử dụng hệ thống vệ tinh Vinasat quốc gia để phát triển hệ thống thông tin biển, đảo,…
+ Thiết lập và tích hợp các hệ thống vệ tinh khác: Thuraya, Iridium, AIS vệ tinh,…
106
- Kinh phí: 50 tỷ đồng;
- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và Nguồn vốn khác.
+ Hạ tầng trên bờ: dự kiến xây: 21 trạm cơ sở và 8 trạm trung tâm.
4. Dự án xây dựng hệ thống quản lý tàu VTS
- (Đã được phê duyệt theo QĐ 2987/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2012 về phát triển BĐATHHVN)
- Ưu tiên đầu tư hệ thống VTS luồng Hải Phòng, Đà Nẵng; - Giai đoạn: 2014-2016.
VII.3.2Các dự án liên quan đến ứng dụng CNTT ngành hàng hải:
1. Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT trong ngành hàng hải
- Nhằm phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của Công ước Fal-65;
- Giai đoạn 2014-2015; - Kinh phí: 5 tỷ đồng,
- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước.
2. Xây dựng, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến:
- Xây dựng, nâng cấp 03 dịch vụ công trực tuyến mức 4, các phần mềm và ứng dụng thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của Công ước Fal-65.
- Giai đoạn 2014 -2015; - Kinh phí: 15 tỷ đồng,
- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước và nguồn thu để lại.
3. Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu chung của ngành Hàng hải.
- Giai đoạn 2016-2020; - Kinh phí: 20 tỷ đồng,
- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức đối tác công tư (PPP).
4. Dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ công ngành