DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020 (Trang 61 - 69)

BIỂN

III.1 Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam

Hội nghị lần thứ tư ban Chấ hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”. Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:

Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, hát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, hấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực KT-XH, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng gó khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhậ bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tậ đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Tư Ban chấ hành Trung ương Đảng (khoá X) đã có những định hướng chiến lược sát đúng và cụ thể về phát triển kinh tế biển đến năm 2020 trên một số lĩnh vực quan trọng dưới đây:

62

Về KT-XH:

- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển.

- Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020, hát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.

- Trước mắt, sẽ tậ trung đầu tư hát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệ đóng tàu, hát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như VTB, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo và ở những vùng thường bị thiên tai.

Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại:

- Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. - Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện há đấu tranh chính trị, ngoại

giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển.

- Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

Về phát triển khoa học - công nghệ biển:

- Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đá ứng yêu cầu sự nghiệ đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đá ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước.

63

Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển:

- Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới.

- Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hoá, giảm thiểu tối đa chi hí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc - Nam trên biển v.v…

III.2 Định hướng phát triển kinh tế cảng biển

Cả nước hiện có 219 bến cảng, với 373 cầu cảng tổng chiều dài khoảng 43.600m, năng lực thông qua hơn 430 triệu tấn/năm (trong đó 213 cầu cảng cho hàng tổng hợ , container dài hơn 35.900m, tổng công suất khoảng 250 triệu tấn/năm); 39 luồng vào cảng quốc gia và 10 luồng vào cảng chuyên dùng.

Bảng 1. Dự báo lượng hàng qua cảng theo vùng lãnh thổ qua các năm:

Đơn vị: Tr. tấn; TT DANH MỤC 2012 2015 2020 2025 2030 1 NHÓM 1 (Quảng Ninh đến Ninh Bình) 92,82 111,6 ÷ 116,8 153,3 ÷ 164,1 198,6 ÷ 218,8 262,4 ÷ 291,9 2 NHÓM 2 (Thanh Hóa đến Hà Tĩnh) 9,57 46,8 ÷ 47,8 101,0 ÷ 105,5 138,7 ÷ 147,5 171,3 ÷ 181,6 3 NHÓM 3 (Quảng Bình đến Quảng Ngãi) 26,41 31,2 ÷ 32,2 56,5 ÷ 69,6 88,4 ÷ 103,4 97,4 ÷ 114,9 4 NHÓM 4 (Bình Định đến Bình Thuận) 18,25 24,0 ÷ 24,8 60,6 ÷ 62,6 71,0 ÷ 74,4 85,4 ÷ 91,2 5 NHÓM 5 (Đông Nam Bộ, bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc Long An, Tiền Giang)

140,72 171,9 ÷ 175,2 238,0 ÷ 247,8 294,1 ÷ 316,4 358,5 ÷ 411,2

6 NHÓM 6 (Đồng bằng

sông Cửu Long) 6,66 10,0 ÷ 11,1 25,1 ÷ 28,1 41,0 ÷ 44,5 66,4 ÷ 71,4

TỔNG CỘNG 294,50 395,4 ÷ 408,0 634,4 ÷ 677,6 831,9 ÷ 904,9 1041,3 ÷ 1162,2

64

Định hướng phát triển cụ thể cảng biển trong giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030 như sau:

- Bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu và giao lưu giữa các vùng miền trong nước bằng đường biển; đá ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dự kiến lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảng biển tại các thời điểm trong quy hoạch như sau:

 Năm 2015: 400 ÷ 410 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, container 275÷280 triệu tấn /năm).

 Năm 2020: 640 ÷ 680 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, container 375÷400 triệu tấn /năm).

 Năm 2025: 830 ÷ 905 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, container 495÷540 triệu tấn /năm).

 Năm 2030: 1040÷1160 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, Container 630÷715 triệu T/năm).

- Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế; đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (khi có điều kiện) tiếp nhận được tàu trọng tải đến 100.000 DWT (tàu container 8.000TEU) hoặc lớn hơn, đủ năng lực để có thể kết hợp vai trò trung chuyển container quốc tế; các cảng chuyên dùng quy mô lớn cho các liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện chạy than tiếp nhận được tàu trọng tải 100.000 ÷ 300.000 DWT hoặc lớn hơn.

- Chú trọng cải tạo, nâng cấp các cảng đầu mối hiện có; xây dựng có trọng điểm một số cảng địa hương theo chức năng, quy mô hù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động vốn.

- Phát triển bến cảng tại các huyện đảo với quy mô phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để tiếp nhận hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

- Nâng cấp, phát triển trang thiết bị, dây chuyền công nghệ bốc xếp và quản lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ, yếu kém về chất lượng phục vụ, tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập quốc tế về cảng biển.

- Nghiên cứu kết hợp chỉnh trị với nạo vét để cải tạo nâng cấp luồng tàu vào cảng, đảm bảo cho tàu lớn ra vào thuận lợi, an toàn và đồng bộ với quy mô cầu bến và phù hợp với chức năng, vai trò của cảng.

III.3 Kinh tế VTB

Tính đến đầu năm 2013, tổng trọng tải đội tàu khoảng 6,9 triệu DWT với hơn 1780 chiếc, đứng thứ 29 thế giới, thứ 4 khu vực Đông Nam Á (sau Singa o, Malaisia, Indonesia). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2008 ÷ 2012

65

đạt tới 35,5%/năm, gấp gần 10 lần mức tăng bình quân chung của các nước trong khu vực.

Những năm qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu vận tải biển tăng chậm, thậm chí sụt giảm, tình trạng thiếu hàng, thừa tàu ngày càng trầm trọng, giá cước vận tải giảm sâu và chưa có dấu hiệu phục hồi đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển đội tàu cũng như nhu cầu về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Bảng 2. Dự báo nhu cầu hàng hóa vận tải qua đường biển của Việt Nam và nhu cầu lượt tàu cậ cảng Việt Nam cho các giai đoạn:

TT Danh mục 2012 2015 2020 2030 1 Hàng qua cảng(Tr. T) 294 395,4 ÷ 408,0 634,4 ÷ 677,6 1041,4 ÷ 1162,2 2 Tàu qua cảng (lượt) 98.000 133.800 218.600 367.100

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

Định hướng phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 như sau:

Tổng khối lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt 140 ÷ 152 triệu tấn. trong đó vận tải quốc tế đạt 40 ÷ 46 triệu tấn, vận tải trong nước đạt 100 ÷ 106 triệu tấn.

Quy mô và nhu cầu bổ sung trọng tải đội tàu:

- Tổng trọng tải đội tàu hàng vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 là 6,84 ÷ 7,52 triệu DWT; trong đó tàu hàng bách hóa, tổng hợp: 2,51 ÷ 2,68 triệu DWT; tàu hàng container: 0,68 ÷ 0,72 triệu DWT; tàu hàng rời: 2,21 ÷ 2,54 triệu DWT; tàu hàng lỏng: 1,44 ÷ 1,58 triệu DWT.

- Nhu cầu bổ sung đội tàu đến năm 2020 là: 1,38 ÷ 2,12 triệu DWT.

- Nhu cầu bổ sung sức chở đội tàu khách du lịch, khách ven biển ra đảo khoảng 14.000 ghế.

III.4 Khai thác nguồn lợi hải sản

Việt Nam là nước có tính biển lớn trong các nước Đông Nam á lục địa, với 3.260 km bờ biển/331.700 km2 diện tích; 226.000 km2 nội thuỷ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2. Tiềm năng nguồn lợi cá biển được ước tính hơn 3 triệu tấn và sản lượng khai thác bền vững là 1,4 - 1,5 triệu tấn. Với những thuận lợi trên, nghề cá có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một số ngư trường khai thác quan trọng bao gồm: Ngư trường Bạch Long Vĩ, Ngư trường Giữa Vịnh Bắc Bộ, Ngư trường cửa Vịnh Bắc Bộ, Ngư trường Hòn Mê-Hòn Mắt, Ngư trường Hòn Gió- Thuận An, Ngư trường Đông

66

Đà Nẵng, Ngư trường Đông Quy Nhơn, Ngư trường Đông Bắc Cù Lao Thu, Ngư trường Nam Cù Lao Thu, Ngư trường Côn Sơn, Ngư trường Cửa sông Cửu Long, Ngư trường bờ Tây Nam Bộ, Ngư trường Tây Nam Phú Quốc, Ngư trường Nam Hoàng Sa đến Tây Nam Trường Sa.

Theo thông kê của Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Tổng Cục Thủy sản thì năm 2010 số lượng tàu cá của nước là 128.449 chiếc, trong đó: Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 90 CV: 18.063 chiếc; Số lượng tàu có công suất máy từ 20 - 90 CV: 45.584 chiếc, còn lại là lượng tàu có công suất máy dưới 20 CV. Đến năm 2011, số lượng tàu cá của nước là 126.458 chiếc, trong đó: Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 90 CV: 24.970 chiếc; Số lượng tàu có công suất máy từ 20 - 90 CV: 39.457 chiếc, còn lại là lượng tàu có công suất máy dưới 20 CV. Theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước hằng năm thì tỉ trọng số lượng tàu cá lắ đặt máy có công suất lớn ngày càng tăng, cụ thể nhóm tàu có công suất máy trên 90 CV có sự tăng trưởng mạnh, bình quân khoảng 13%/năm – thể hiện xu hướng phát triển khai thác hải sản hướng ra khơi xa. Định hướng của Nhà nước sẽ tăng nhóm tàu có công suất lớn và giảm nhóm tàu có công suất nhỏ.

Bảng 3. Thống kê các loại tàu cá

TT Loại tàu ĐVt 2001 2010 2011 1 Loại < 20 cv Chiếc 29.586 64.802 62.031 Tỷ lệ % 39,7 50,4 49,1 2 Loại 20 – 90 cv Chiếc 38.904 45.584 39.457 Tỷ lệ % 52,2 35,5 31,2 3 Loại > 90 cv Chiếc 6.005 18.063 24.970 Tỷ lệ % 8,10% 14,1 19,7 Tổng số tàu cá Chiếc 74.495 128.449 126.458

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể ngành thủy sản.

Ngày 16/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1445/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, theo đó đến năm 2020, tổng số tàu đánh bắt hải sản là 110.000 chiếc, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ khoảng 28.000 – 30.000 chiếc, phân bổ theo vùng: Vịnh Bắc bộ khoảng 16%, miền Trung (bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) khoảng 28%; Đông Nam bộ khoảng 30% và Tây Nam bộ khoảng 25%.

Ngày 15/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 346/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó đã đề ra những nội dung sau:

- Mục tiêu phát triển: Xây dựng ngành hải sản thành một ngành sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả

67

năng tự đầu tư hát triển góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020 (Trang 61 - 69)