CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020 (Trang 108 - 110)

VIII.1Các giải pháp về cơ chế chính sách

- Tổ chức rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hàng hải hiện hành, hoàn thiện theo hướng hiện đại, phù hợp với các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Cập nhật và hoàn thiện Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển và trên vùng biển Việt Nam.

- Xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị thông tin an toàn cho tàu, thuyền không theo SOLAS.

- Xây dựng cơ chế chính sách quy định về đối tượng, mức và nguồn vốn để hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng dịch vụ thông tin duyên hải khi đầu tư chuyển đổi công nghệ.

- Xây dựng danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ công trực tuyến; danh mục các phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành hàng hải. - Sửa đổi các văn bản quy định về quản lý cảng biển, luồng hàng hải,

quản lý tàu biển, thuyền viên và các văn bản liên quan khác để đồng bộ với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của ngành hàng hải.

VIII.2Các giải pháp về khoa học - công nghệ

- Áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ tiên tiến trên thế giới trong hệ thống thông tin ngành hàng hải, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hệ thống thông tin duyên hải phù hợp với các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu, đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn áp dụng trong ngành hàng hải.

- Phát triển các hệ thống thông tin lớn trong ngành Hàng hải, áp dụng các tiến bộ trong công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành trong ngành hàng hải.

- Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng hải.

VIII.3Các giải pháp về tài chính

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ viễn thông công ích, nguồn vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) và các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia xây dựng phát triển lĩnh vực thông tin duyên hải, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.

- Xây dựng các cơ chế huy động các nguồn vốn, các cơ chế ưu đãi khác và sử dụng các nguồn thu của ngành để đảm bảo đầu tư cho hát triển

109

hệ thống thông tin duyên hải và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng hải.

- Bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai thực hiện các dự án tại quy hoạch..

VIII.4Các giải pháp về nguồn nhân lực

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin hàng hải, phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao đối với lĩnh vực thông tin duyên hải và công nghệ thông tin ngành hàng hải.

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các đơn vị trong ngành hàng hải. Tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các khóa học quản lý, chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ ứng dụng công nghệ thông tin và thông tin duyên hải cho đội ngũ nhân viên, cán bộ, công chức.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, xây dựng chương trình tập huấn phổ biến kiến thức nghiệp vụ thông tin liên lạc cho người đi biển.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin tại các đơn vị, nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

VIII.5Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tích cực tham gia các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và các tổ chức quốc tế khác; đẩy mạnh hoạt động hợ tác trong lĩnh vực thông tin cấp cứu, an toàn an ninh, tìm kiếm cứu nạn hàng hải với các nước trong khu vực.

- Khảo sát và học tập mô hình phát triển mạng lưới thông tin duyên hải, mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng hải đã thành công trên thế giới.

110

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020 (Trang 108 - 110)