Vai trò của phong trào đấu tranh du kíc hở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu phong trào đấu tranh du kích tỉnh thái nguyên giai đoạn 1940 1945 (Trang 101 - 126)

6. Kết cấu đề tài

2.4.2. Vai trò của phong trào đấu tranh du kíc hở Thái Nguyên

2.4.2.1. Lực lượng đấu tranh du kích ở Thái Nguyên là một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam

Cứu quốc quân là một trong những đội vũ trang đầu tiên do Đảng tổ chức và lãnh đạo trong những năm 1941 - 1945. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, hình thức đấu tranh và cách tiến hành chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của Đảng là điều kiện quyết định trực tiếp đến sự ra đời của các trung đội Cứu quốc quân I, II và III.

Lực lượng Cứu quốc quân phát triển nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu cách mạng. Trong quá trình chiến đấu, Cứu quốc quân đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, có tinh thần chiến đấu dũng cảm gan dạ để chiến thắng kẻ thù. Không chỉ đấu tranh vũ trang, Cứu quốc quân luôn kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, thu được những kết quả đáng kể. Mặc dù lực lượng còn non trẻ, trang bị vũ khí thô sơ, thiếu thốn, nhưng Cứu quốc quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ lực lượng, bảo vệ cán bộ Trung Ương và căn cứ địa. Việc xây dựng căn cứ địa của Cứu quốc quân là một quá trình đi từ xây dựng lực lượng chính trị tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang, từ từng căn cứ nhỏ còn bị chia cắt tiến lên nối liền với các căn cứ rộng lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn chỉnh. Phương châm xây dựng của Cứu quốc quân là vừa chiến đấu vừa bảo vệ, vừa mở rộng phát triển và củng cố căn cứ. Cũng nhờ có căn cứ địa vững chắc, Cứu quốc quân được cung cấp đầy đủ về lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện để tiến đánh thắng địch và lui có thể bảo toàn lực lượng.

Những thắng lợi mà Cứu quốc quân giành được trên các mặt quân sự, chính trị và binh vận góp phần đưa đến sự ra đời của Khu giải phóng, căn cứ địa chủ yếu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Những thắng lợi đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng, từ sự yêu thương, đùm bọc của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, đó là thắng lợi của lòng yêu nước nòng nàn và chí căm thù địch sâu sắc; của nhiệt tình cách mạng và ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc; của lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân, của óc thông minh, sáng tạo của toàn thể cán bộ và chiến sỹ đội Cứu quốc quân. Đánh giá về các đội vũ trang đầu tiên của Đảng, đồng chí Lê Duẩn viết: “Sinh ra và lớn dần lên trong phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng, các đội quân Cứu quốc và giải phóng mà thanh thế vượt xa số quân cũng như quy mô những trận chiến đấu của nó, đã góp phần

rất quan trọng tạo ra cao trào cứu nước của quần chúng từ 1941 đến 1945” [19, tr.48].

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, những lực lượng vũ trang đầu tiên này đã ngày càng trưởng thành và giành được những thắng lợi to lớn. Điều đó chứng tỏ rằng đường lối cách mạng và sự chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang cũng như đấu tranh vũ trang của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Những kinh nhiệm của Cứu quốc quân để lại rất phong phú góp phần xây dựng nên những truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, góp phần vào sự hình thành và phát triển đường lối quân sự cũng như nghệ thuật quân sự của Đảng.

Các trung đội Cứu quốc quân I, II và III chính là những đội quân tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng “Cái hạt giống bé nhỏ…nẩy nở thành cái rừng to lớn” [38,tr.74], ngày nay Đảng ta và nhân dân ta đã xây dựng được một đội quân cách mạng hùng hậu với các quân chủng, binh chủng hiện đại, đã đập tan mọi bước phiêu lưu quân sự của đế quốc Mỹ. Chúng ta tự hào về những lực lượng vũ trang hùng mạnh ngày nay bao nhiêu thì chúng ta lại càng tự hào về đội vũ trang đầu tiên bấy nhiêu vì những lực lượng đó đã góp phần quan trọng đánh bại đế quốc Pháp, Nhật, đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), Đội du kích Bắc Sơn và Khu du kích Bắc Sơn được thành lập và đã nhanh chóng nhận được sự cổ vũ, tham gia giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân địa phương. Sự ra đời của Đội du kích Bắc Sơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là đứa con đầu lòng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng ta thành lập và trực tiếp chỉ huy. Với vai trò là lực lượng tiên quyết đánh bại quân địch giành thắng lợi; chỉ trong một thời gian ngắn, đội du kích Bắc Sơn đã không ngừng lớn mạnh và phát triển

dẫn tới sự ra đời của các Trung đội cứu quốc quân I (1/5/1941), rồi đến sự ra đời của Trung đội cứu quốc II (15/9/1941) và Trung đội Cứu quốc quân III (25/2/1944). Đây là lực lượng nòng cốt trong quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ, chống địch khủng bố càn quét. Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của các lực lượng du kích thì phong trào đấu tranh du kích trên địa bàn Thái Nguyên cũng phát triển mạnh mẽ. Giữa lúc Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước, công cuộc giành chính quyền từng phần ở các địa phương Thái Nguyên thu được những thắng lợi to lớn; việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (từ ngày 15 đến ngày 20/4/1945), ngày 15/5/1945, đã diễn ra lễ thống nhất đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (ra đời 22/12/1944) và Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân tại xã Định Biên Thượng (Định Hóa - Thái Nguyên) - Đây là lực lượng tiền thân của quân đội nhân dân lâm thời cách mạng Việt Nam.

2.4.2.2. Các phong trào không chỉ tiêu diệt một phần sinh lực địch mà còn rèn luyện quân và dân ta tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức

Cứu quốc quân đã phối hợp với quần chúng nhân dân chiến đấu trong những điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, đã tiêu hao nhiều sinh lực địch, bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng: “Sự sinh tồn của Cứu quốc quân có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh đoàn kết quân, dân và tinh thần cách mạng của đồng bào các dân tộc…” [37, tr.45] Đánh giá về khởi nghĩa Bắc Sơn, Hồ Chí Minh đã nói: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã nổi dậy chống đế quốc xâm lược, một cách anh dũng, khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kỳ là những tiếng súng báo hiệu đầu tiên cho một phong trào cách mạng rộng lớn” [37, tr.33]. Đảng ta cũng nhận định: “Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng bạo lực của các dân tộc Đông Dương”.Nói cách khác: “Khởi nghĩa Bắc Sơn đánh dấu sự chuyển hướng trong hình thức

đấu tranh của nhân dân Việt Nam, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp với đấu tranh vũ trang ở mức độ nhất định và mở ra một khả năng mới cho cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Việt Nam, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa”. Qua cuộc khởi nghĩa, đội quân cách mạng đã được rèn luyện, khu du kích Bắc Sơn cũng đã hình thành. Đó là cơ sở thuận lợi, là điều kiện tiên quyết đưa đến sự ra đời của căn cứ địa Bắc Sơn - Võ nhai và sự ra đời của trung đội cứu quốc quân I.

Ban lãnh đạo căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, Ban chỉ huy Cứu quốc quân đã xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện ngay từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh chống địch khủng bố. Có thể nói, đây là một công tác có vị trí vô cùng quan trọng không chỉ đối với phong trào cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai (trong thời kỳ chống địch khủng bố) mà nó còn có ảnh hưởng chung tới phong trào cách mạng cả nước. Liên quan trực tiếp tới cuộc đấu tranh chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, công tác này một mặt đã góp phần mở rộng địa bàn hoạt động của Trung đội Cứu quốc quân II; mặt khác, nó còn nhằm thực hiện một trong những hình thức đấu tranh quan trọng của Cứu quốc quân đó là “phòng ngự ngoài căn cứ” (bên cạnh việc phòng ngự trong căn cứ). Đây là một hình thức đấu tranh mới và cũng cần hiểu rằng phòng ngự ở đây là phòng ngự tích cực, chủ động, nhằm những mục tiêu rấy rõ ràng là xây dựng, mở rộng căn cứ ra ngoài vòng vây của địch để chống khủng bố, chứ không phải là cách phòng ngự thông thường, bị động.

2.4.2.3. Các phong trào đấu tranh đã hoàn thành sứ mạng bảo vệ và phát triển các căn cứ địa cách mạng

Từ khi thành lập, đội du kích Bắc Sơn (1940) đã có sự phát triển không ngừng đưa tới sự ra đời của Trung đội Cứu quốc quân I rồi Trung đội Cứu quốc quân II (15/9/1941). Kết quả đó đã tăng cường thêm lực lượng nòng cốt của cuộc đấu tranh chống địch khủng bố ở Võ Nhai. Sau khi ra đời, Trung đội

Cứu quốc quân II đã không ngừng xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng. Đây là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến công tiêu diệt địch, bảo vệ căn cứ cách mạng và quần chúng nhân dân. Cứu quốc quân đã phát động chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện vô cùng khó khăn. Cán bộ chiến sĩ đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, tự lực cánh sinh vượt qua gian khổ quyết tâm tiêu diệt một bộ phận quân địch ở Võ Nhai. Chính điều đó nói lên đoàn kết dân tộc và đoàn kết quân dân là sức mạnh vô địch; hơn nữa, nó còn thể hiện khả năng tiềm tàng cách mạng to lớn của đồng bào các dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Cao Đàm hồi tưởng lại trong Hồi ký của mình về quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng, mở rộng căn cứ địa: “Đồng chí Nhất Quí đã có cơ sở cũ ở La Bằng, Đại Từ vì vậy đồng chí dẫn chúng tôi về. Đến La Bằng, chúng tôi tìm được 5 cơ sở cũ và phân tán vào trong nhà để hoạt động củng cố tổ chức. Trong số này có xã đoàn Thức là cơ sở chính, sau này trở thành nơi liên lạc của tôi và cũng là người có nhiều thành tích trong việc phát triển cơ sở vùng này. Ở La Bằng được mấy hôm chúng tôi được giới thiệu vào một xóm Mán ở châu Tam Đảo, đến nhà đồng chí Nung - Hinh. Chúng tôi khai hội, uống máu ăn thề, tổ chức cả xóm vào Việt Minh. Sau 5, 6 hôm xây dựng tổ chức, chúng tôi bàn giao công việc cho những người ở lại, tôi và Nhì - Phong, Nùng - Hinh cùng một người Mán nữa sang tuyên truyền ở Làng Cam. Ở Làng Cam được 6, 7 hôm, gây dựng cơ sở xong tôi cho Nùng - Hinh trở về, lại lấy hai người Mán ở trong Làng Cam đưa đường cho chúng tôi qua Phú Lương, về làng Hích. Đến Hích, chúng tôi vào một xóm Mán gây dựng cơ sở trong 3, 4 hôm, rồi cho một người ở Làng Cam về, lấy một người ở Hích đưa chúng tôi sang La Hiên… Con đường vòng cung từ La Bằng, qua Làng Ca, về Làng Hích, đến La Hiên như vậy là đã mở thông…

Việt Minh mà tôi đã được học, khẩu hiệu vận động đồng bào là đánh Tây, đuổi Nhật, giành tự do. Mục tiêu đấu tranh là đòi tự do đi lại, tự do phát nương rẫy, bãi bỏ hết thuế khóa, được học hành, người nghèo hết khổ, các dân tộc bình đẳng được tham gia chính quyền. Trong đoàn chúng tôi có người giỏi vẽ, biết làm thuốc, thạo tiếng Quan thoại nên đi đến đâu cũng mở lớp dậy văn hóa, dậy tiếng Quan thoại, dậy võ, lợi dụng những hình thức đó để thu hút đồng bào đến hội họp và tuyên truyền. Từ những cơ sở cũ, chúng tôi phát triển dần phong trào, đến những xóm giáp chợ Văn Lãng, lên núi Hùng, lấy Làng Nha làm cơ sở gốc để phát triển rộng ra xung quanh đến tận Làng Yên…

Ở Bắc Giang, vượt qua mọi khó khăn, Cứu quốc quân cũng đã xây dựng, phát triển được nhiều cơ sở quần chúng ở Đồng Vương, Khuôn Đổng (Yên Thế, Bắc Giang), tạo dựng được một điểm chốt trong vành đai bảo vệ bao quanh trung tâm căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, nối liền khu căn cứ với các địa phương ở khu vực Bắc Giang, Bắc Ninh… Hồi ký của đồng chí Phan Quang Hiền - một đội viên Cứu quốc quân hoạt động ở đây, có kể lại: “Qua một thời gian hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng, chúng tôi tổ chức thêm các cơ sở quần chúng như: Thái khèn, Hán pieo, Vằng Thình, cơ sở cũ có: Hai Nàm, anh Phơn, Trương cấm (trước làm trương tuần). Đó là cơ sở La Sa, trước là xã Đồng Vương, Tam Hiên…” [32, tr.11].

Vừa mới ra đời, Trung đội Cứu quốc quân III đã đẩy mạnh hoạt động mở rộng địa bàn không chỉ ở Sơn Dương (Tuyên Quang), mà từ Tân Trào lên Ao Búc, Khuổi Phát qua đèo Khế (Vân Lãng) sang Định Hóa, Chợ Chu, Đại Từ (Thái Nguyên). Tại các địa phương này, Cứu quốc quân đã tổ chức được nhiều trung đội, tiểu đội tự vệ vũ trang, phối hợp với quần chúng bảo vệ trật tự trị an làng bản. Tại huyện Đồng Hỷ, tháng 6/1944, hai tổ tự vệ của hai xã Bá Xuyên và Bình Sơn hợp nhất lại thành một tiểu đội. Tại Định Hóa, các đội

tự vệ vũ trang ở các xã Bảo Cường, Phúc Chu, Định Biên Thượng, Định Biên Hạ… được thành lập. Tại huyện Đại Từ, đội tự vệ tổng Cao Vân gồm 30 đội viên cũng được ra đời. Tại huyện Phú Lương, từ đội tự vệ làng Hái Hoa (Phấn Mễ) gồm 21 cán bộ, chiến sĩ lúc mới thành lập (năm 1943) đã phát triển thành trung đội tự vệ xã Phấn Mễ với 40 đội viên. Lực lượng tự vệ được Cứu quốc quân huấn luyện cấp tốc về quân sự và chính trị để làm giao thông liên lạc, bảo vệ cơ sở và tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, trừng trị bọn tay sai phản động, tổ chức quần chúng vào các Hội cứu quốc. Đây chính là nguồn bổ sung lực lượng cho Cứu quốc quân.

Như vậy, trước sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng về hình thức đấu tranh và cách tiến hành chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của Đảng là điều kiện trực tiếp dẫn tới sự ra đời của các Trung đội Cứu quốc quân I, II, III. Sau khi ra đời, các lực lượng Cứu quốc quân phát triển nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Trong quá trình chiến đấu Cứu quốc quân đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ với tinh thần chiến đấu dũng cảm, gan dạ để chiến thắng kẻ thù. Không chỉ đấu tranh vũ trang, Cứu quốc quân luôn kết hợp đấu tranh chính trị và binh vận thu được nhiều kết quả đáng kể. Việc xây dựng căn cứ địa cách mạng của Cứu quốc quân là một quá trình đi từ xây dựng lực lượng chính trị tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang. Từ căn cứ nhỏ (Bắc Sơn) tiến lên mở rộng căn cứ (Bắc Sơn - Võ Nhai) rồi đưa tới sự ra đời của Khu Giải phóng Việt Bắc sau này. Đánh giá về vai trò các đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng trong đó có Cứu quốc quân, đồng chí Lê Duẩn nêu rõ: “Sinh ra và lớn dần lên trong phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng, các đội quân Cứu quốc và giải phóng mà thanh thế vượt xa số quân cũng như quy mô những

Một phần của tài liệu phong trào đấu tranh du kích tỉnh thái nguyên giai đoạn 1940 1945 (Trang 101 - 126)