6. Kết cấu đề tài
1.2.3. Truyền thống văn hóa, đấu tranh cách mạng
Truyền thống văn hóa
Mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa mang bản sắc phong phú và đa dạng. Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đời sống kinh tế, văn hóa của các dân tộc ở Thái Nguyên còn thấp. Tuy vậy, họ sống chất phác, chân thành, phong tục tập quán thuần hậu. Do mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa độc đáo riêng nên sự hội tụ của các nền văn hóa đó đã tạo nên một nền văn hoá tổng thể rất phong phú và đa dạng, đúng như Giáo sư Trần Quốc Vượng đã viết: “Hội tụ và tiếp xúc là đặc điểm của Thái Nguyên” [43, tr.101].
Hầu hết con người nơi đây đều không theo một tôn giáo chính thống nào mà chịu ảnh hưởng của cả Tam giáo (Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo). Nhân
dân các dân tộc Thái Nguyên phần lớn là cư dân nông nghiệp, sống phụ thuộc vào tự nhiên nên đồng bào tin vào thuyết “vạn vật hữu linh”. Họ coi núi sông, đất đá, những vì tinh tú, mặt trăng, mặt trời, cây cỏ đều mang tính linh thiêng, có linh hồn trong đó. Chính vì vậy, họ thờ trời, đất, thờ cả cây cỏ, đất đá…để mong mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm. Bên cạnh đó, các dân tộc nơi đây đều có tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình. Những gia đình cùng dòng họ thì có chung miếu thờ thổ công, thổ địa. Do nhu cầu của việc cúng bái, trong các làng bản của đồng bào có một tầng lớp người gọi chung là: “Thầy” (Mo, Then, Tào, Pụt). Họ cho rằng, các thầy này được thần linh, thượng đế ban cho họ để thực hiện nhiệm vụ truyền chỉ và giúp dân giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc đời bằng các nghi lễ cúng bái. Vì thế, những vị “Thầy” này rất được kính nể, tin theo họ giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân chúng.
Truyền thống đấu tranh cách mạng
Từ lịch sử ngàn đời xưa của dân tộc, nhân dân Thái Nguyên đã sớm tham gia vào phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ và giữ vững bờ cõi đất nước. Nét nổi bật của nhân dân Việt Bắc nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng là có tính cộng đồng sâu sắc; họ tự nguyện và hăng hái tham gia vào các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Sinh tụ trên một địa bàn chiến lược quan trọng tiếp giáp với nhiều tỉnh nên nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã sớm ý thức được vai trò của mình trong nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Điều đó trở thành truyền thống quý báu của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Theo Sử cũ, cuối thế kỉ II TCN, khi nhà Hán tiến đánh đất Nam Việt của Triệu Đà thì nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã theo Tây Vu Vương nổi dậy nhằm khôi phục độc lập của dân tộc. Năm 40, cùng với nhân dân cả nước nhân dân tỉnh ta lại tập hợp dưới lá cờ: “Đền nợ nước, trả thù nhà” của hai vị anh hùng
dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Sang thời nhà Lý (Lý Nhân Tông), nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng đã góp sức chống quân Tống xâm lược, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng tù trưởng Dương Tự Minh (một võ quan của triều nhà Lý), đã lập được nhiều chiến công đánh tan quân Tống trên phòng tuyến sông Cầu. Đầu thế kỷ thứ XIII, triều Lý sụp đổ, triều Trần được thành lập. Trong thời gian này, nhân dân Thái Nguyên đã góp phần cùng với triều Trần ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi.
Đầu thế kỷ XV, đất nước ta bị giặc Minh đô hộ. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, cùng với nhân dân cả nước Đại Việt lúc bấy giờ, nhân dân Thái Nguyên đã thổi bùng lên phong trào nổi dậy chống quân xâm lược nhà Minh. Mở đầu cho phong trào này là cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 1408, do Trần Nguyên Kháng và Nguyễn Đa Bí lãnh đạo. Bên cạnh đó các nghĩa quân lợi dụng địa hình hiểm trở của núi rừng chặn đánh địch rất hiệu quả. Điều này cho chúng ta thấy rằng cách đánh du kích cũng đã được nhân dân tỉnh Thái Nguyên vận dụng rất sớm và có hiệu quả. Đến thời Lê Sơ, thế kỉ thứ XV, nhân dân Cao Bằng hưởng ứng Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa giết chết tướng giặc là Cao Sĩ Vân ở Quảng Nguyên. Trong trận chiến này, Lưu Nhân Chú người Đại Từ (Thái Nguyên) đã thể hiện tài quân sự kiệt xuất; ông trở thành một trong những vị tướng tài giỏi của Lê Lợi.
Trong các thế kỷ: XVI, XVII, XVIII, đất nước ta bước vào thời kỳ phân liệt kéo dài. Chiến tranh liên miên giữa các thế lực phong kiến Lê - Trịnh - Mạc, rồi Trịnh - Nguyễn làm cho nhân dân ta điêu đứng. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại triều đình nhà Nhà Nguyễn liên tiếp nổ ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng), chống lại triều đình nhà Nguyễn (từ năm 1833 đến 1835), Thái Nguyên vừa là địa bàn hoạt động của nghĩa quân, vừa là lá chắn bảo vệ cho căn cứ của cuộc khởi nghĩa..
chúng tập trung đánh chiếm các tỉnh thượng du Bắc Kỳ trong đó có Thái Nguyên, (ngày 13/7/1884), chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta do Nguyễn Quang Khoáng chỉ huy. Đến chiều ngày 19 tháng 3, Nguyễn Quang Khoáng tử trận quân ta buộc phải rút lui sau khi ra khỏi thành Thái Nguyên và sau đó lực lượng quân đội cùng với nhân dân Thái Nguyên tổ chức đánh du kích tiêu hao dần lực lượng quân đội Pháp. Đây chính là cuộc đấu tranh du kích đầu tiên của nhân dân Thái Nguyên. Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng từ trong đấu tranh, nhân dân ta đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào du kích ở Thái Nguyên sau này.
Đến ngày 10/5/1884, Pháp mở rộng đánh chiếm lên Thái Nguyên lần thứ 3 nhưng đã vấp phải sự kháng cự của đội quân do Phùng Bá Chỉ chỉ huy. Cùng lúc đó, nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo từ Bắc Giang tràn qua Thái Nguyên. Trước tình hình như vậy, nhân dân các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương… đã hăng hái hưởng ứng tiếp tế lương thực, thực phẩm, dẫn đường cho nghĩa quân và gây cho địch nhiều thiệt hại: “Theo báo cáo của địch trong cả tám tổng, ba mươi làng ở Võ Nhai đồng bào ta ở các làng bản chạy hết vào rừng theo nghĩa quân, nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra ở Võ Nhai, Phổ Yên, Đại Từ,.. Tính riêng vùng Đại từ trong những ngày đầu từ năm 1896, dưới sự chỉ huy của Đề Nguyên quân và dân ta đánh địch tất cả mười sáu trận diệt hàng chục tên” [10, tr.25].
Đặc biệt ở các huyện phía Bắc, ngày 10/1/1897, nghĩa quân của Mã Mang đã tiến hành phục kích một đoàn vận tải từ thị xã Thái Nguyên ngược sông Cầu lên chợ Mới đánh thiệt hại nặng quân địch hộ tống, thu nhiều vũ khí và hàng hoá. Trong cuộc khởi nghĩa này, nhân dân Thái Nguyên đã phối hợp với nhân dân và đội quân Yên Thế tổ chức nhiều trận mai phục, phục kích. Đây là hình thức tác chiến của nghĩa quân đánh du kích lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh. Nghĩa quân thường tổ chức những trận đánh nhỏ dựa vào địa
hình hiểm trở và công sự để đánh gần, đánh nhanh rồi rút lui nhanh. Cũng từ đây, hình thức đấu tranh du kích đã phát triển cao hơn và giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Bước sang thế kỷ XX, hầu hết các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân cả nước đều thất bại, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa trên quy mô lớn nhất. Trong bối cảnh đó, là một tỉnh có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý và phong phú, Thái Nguyên đã trở thành một trong những miếng mồi của nhiều thế lực thực dân, địa chủ khác nhau. Thực dân Pháp đã ráo riết xây dựng bộ máy cai trị và đàn áp ở Thái Nguyên. Việc làm đó của thực dân Pháp đã dẫn đến hậu quả là làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực, điêu đứng.
Với chính sách thâm độc trên tất cả các lĩnh vực và bằng bộ máy cai trị, đàn áp vô cùng tàn bạo, thực dân Pháp đã đẩy các tầng lớp nhân dân tỉnh Thái Nguyên vào cuộc sống vô cùng đói rét, khổ cực. Trước thực trạng đó, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Đó là cuộc đấu tranh chống cúp lương, chống đánh đập của hơn 3000 công nhân mỏ kẽm làng Hích tháng 11 năm 1913; tiếp đó là cuộc đấu tranh chống phạt vạ của công nhân mỏ than Phấn Mễ. Nhiều tên cai, xếp tay sai đắc lực của bọn chủ mỏ đã bị công nhân ta trừng trị đích đáng.
Tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và các tầng lớp nhân dân Thái Nguyên do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm 30 rạng sáng ngày 31 tháng 8 năm 1917 tại thị xã Thái Nguyên.
Trước khi nổ ra khởi nghĩa Thái Nguyên, Đội Cấn và các binh lính yêu nước đã nhiều lần định nổi dậy khởi nghĩa: “Khi còn ở đồn Chợ Chu (Định Hóa), Đội Cấn định nổi dậy rồi kéo quân về đánh chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên. Tháng 5 năm 1917, khi quan Giám binh Nôen đi áp tải thuế ở Hùng Sơn (Đại
chiếm trại lính khố xanh. Nhân quốc khánh Pháp (ngày 14 tháng 7), các binh lính yêu nước định lợi dụng lúc điểm binh bất ngờ nổ súng chiếm đồn, trại. Nhưng tất cả các kế hoạch đó đều không thành” [13, tr.41].
Đến tháng 8 năm 1917, có tin lính khố xanh ở Thái Nguyên sắp bị chuyển đi các nơi, một số sẽ sang Châu Âu tham chiến. Chính nguồn tin này đã thôi thúc binh lính Thái Nguyên nhanh chóng hành động. Trưa ngày Chủ nhật (ngày 29 tháng 8), dưới hình thức mời cơm thân mật, Đội Cấn đã họp Ban chỉ huy gồm: Đội Gia, Đội Trường, Cai Xuyên, Đội Năm, Đội Lự,…quyết định sẽ khởi nghĩa vào 23 giờ ngày 30 tháng 8 và phân công nhiệm vụ cho từng người. Việc giết quan Giám binh Nôen (trực tiếp chỉ huy trại lính khố xanh) và Phó quản Lạp (tay sai đắc lực của Nôen) được coi là hành động mở đầu cho cuộc khởi nghĩa. Ngay sau đó, Đội Cấn đã ra lệnh tập hợp toàn bộ binh lính khố xanh tuyên bố khởi nghĩa. Trong số 175 binh lính khố xanh, 34 người sợ hãi bỏ trốn, 10 người già yếu xin nộp súng về quê, còn lại 131 người ở lại đã hoàn toàn làm chủ trại lính khố xanh. Trước tình thế thuận lợi cho cách mạng, “rạng sáng ngày 31 tháng 8 năm 1917, nghĩa quân tiếp tục đánh chiếm Sở Lục Lộ, Sở Điền bạ, Tòa án, Nhà Đoan, kho vũ khí. Chiều ngày 31 tháng 8, Đội Năm chỉ huy 50 nghĩa binh đánh chiếm kho bạc. Nghĩa quân đã hoàn toàn làm chủ tỉnh lỵ (trừ trại lính Tây), thu súng mút cơ tông, 75 súng trường, 197 súng các bin, 1 súng lục, 16 thanh kiếm, 92.175 viên đạn các loại và 72.501 đồng tiền Đông Dương. Những vũ khí mà nghĩa quân thu được có ý nghĩa to lớn trong việc phòng thủ và chống trả quân địch trong thời gian sau” [13, tr.47].
Ngay sau khi nổi dậy khởi nghĩa làm chủ thị xã Thái Nguyên, Đội Cấn (Tư lệnh trưởng Quang phục quân Thái Nguyên) và Lương Ngọc Quyến (Quân sư) đã bàn tính việc quân cơ, viết các bố cáo khởi nghĩa. Nghĩa quân lấy lá cờ 5 ngôi sao lớn, đề 4 chữ “Nam Binh Phục Quốc” làm Quân kỳ, treo ngoài cửa thành Thái Nguyên, phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt
quốc hiệu là Đại Hùng. Đêm 30, rạng sáng ngày 31 tháng 8, nhân dân Thái Nguyên lần đầu tiên được nghe bản tuyên ngôn và lời kêu gọi của nghĩa quân được truyền đi bằng loa: “Chúng ta hãy mau chóng lợi dụng cơ hội ngàn năm có một, cơ hội thật hiếm có này để rửa nhục, để trả thù … Quân lính của chúng tôi không làm điều gì xấu xa, không ăn cướp tài sản của dân. Ở bất cứ nơi đâu, họ chỉ quan tâm tới việc dành lại đất đai của tổ tiên, tiêu diệt loài ngoại bang” [40, tr.278 - 279].
Ngày 31 tháng 8, Quang phục quân đại đô đốc Trịnh Văn Cấn ra lời kêu gọi: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải cùng nhau gắng công, ra sức, phen này hẳn làm tròn sự nghiệp vĩ đại, lá cờ Ngũ tinh được phấp phới vẻ vang khắp cả năm châu, không phụ lòng trông mong, tin cậy của Tổ quốc. Hỡi đồng bào! Một quốc gia tân tạo, bền vững thiên thu vạn tuế bắt đầu xây dựng từ ngày hôm nay. Toàn thể đồng bào cùng có trách nhiệm tháo ách nô lệ đè đầu, cưỡi cổ chúng ta bấy lâu” [39, tr.128].
Hưởng ứng lời kêu gọi của nghĩa quân, sáng ngày 31 tháng 8, có 312 người gồm các tầng lớp nhân dân Thái Nguyên đã tới tham gia nghĩa quân. Tổng số nghĩa quân lên tới trên 600 người, được chia thành 8 đội, thành lập 8 phòng tuyến. Nghĩa quân đào hầm, hào trên các ngả đường để chuẩn bị đánh giặc, cố thủ thành Thái Nguyên. Về phía địch, ngay đêm 30 tháng 8, quyền Thống sứ Bắc Kỳ sau khi được tin báo binh lính Thái Nguyên nổi dậy làm binh biến đã quyết định tập trung toàn bộ lực lượng quân đội ở Bắc Kỳ nhanh chóng dập tắt cuộc khởi nghĩa, không cho cuộc khởi nghĩa lan tràn ra các nơi khác. Kẻ địch đã thừa nhận “cuộc chống cự của quân phiến loạn đã diễn ra ác liệt ngay từ trận đụng độ đầu tiên” [1, tr.98]. Trận chiến đấu quyết liệt tại núi Pháo (Đại Từ) ngày 10 tháng 1 năm 1918, đã kết thúc cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo.
diễn ra tại một tỉnh, có tuyên bố nền độc lập, đặt ra Quốc kỳ, thành lập quân đội riêng: “Cuộc khởi nghĩa của Thái Nguyên là cuộc khởi nghĩa lớn nhất nổ ra ở Việt Nam trong thời kỳ thế giới đại chiến lần thứ nhất” [35, tr.50]. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên tuy cuối cùng thất bại, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn vang mãi trong những năm sau này, cổ vũ nhân dân các dân tộc Thái Nguyên tiếp tục vững bước trên con đường đấu tranh chống xâm lược, hun đúc truyền thống bất khuất, kiên cường của nhân dân Thái Nguyên. Truyền thống ấy đã được phát huy và nhân lên gấp bội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này.
Từ sau phong trào cách mạng 1930 - 1931, với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp và tay sai tiến hành khủng bố trắng. Cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng ở nhiều nơi bị phá vỡ. Nhiều đảng viên cộng sản và những người yêu nước bị địch khủng bố, lùng bắt. Trong bối cảnh lịch sử ấy, các đồng chí Vũ Hưng và Nguyễn Đình Chiêm quê ở Hà Nam, để tránh địch khủng bố đã lên vùng Định Hoá (Thái Nguyên) tiếp tục hoạt động. Trong những năm 1932, 1933, đồng chí Vũ Hưng đã gây dựng được một số cơ sở quần chúng trung kiên ở xã Bộc Nhiêu (huyện Định Hoá).
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất (3/1935), chi bộ hải ngoại của Đảng ở Long Châu (Trung Quốc) cử đồng chí Đặng Tùng (quê Cao Bằng, Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1932) về Thái Nguyên hoạt động. Đồng chí Đặng Tùng bí mật về xã La Bằng (huyện Đại Từ) cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân để tuyên truyền, giác ngộ cách mạng. Là một người có trình độ văn hoá và năng lực vận động quần chúng, chỉ một thời gian ngắn, đồng chí Đặng Tùng đã giác ngộ và tổ chức kết nạp được các đồng chí Đường Văn Hon (tức Đường Nhất Quí sau này là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đại Từ), Hoàng Văn Ái, Hoàng Văn Nghiệp, Đường Văn Ngân vào Đảng. Tổ chức cơ sở Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên của tỉnh
Thái Nguyên thành lập tại xã La Bằng (huyện Đại Từ) vào cuối năm 1936. Sự