Hoạt động đấu trang du kích của Trung đội Cứu quốc III

Một phần của tài liệu phong trào đấu tranh du kích tỉnh thái nguyên giai đoạn 1940 1945 (Trang 84 - 92)

6. Kết cấu đề tài

2.3.2. Hoạt động đấu trang du kích của Trung đội Cứu quốc III

Vừa mới ra đời, Trung đội Cứu quốc quân III đã đẩy mạnh hoạt động mở rộng địa bàn không chỉ ở Sơn Dương (Tuyên Quang), mà từ Tân Trào lên Ao Búc, Khuổi Phát qua đèo Khế (Vân Lãng) sang Định Hóa, Chợ Chu, Đại Từ (Thái Nguyên). Tại các địa phương này, Cứu quốc quân đã tổ chức được nhiều trung đội, tiểu đội tự vệ vũ trang, phối hợp với quần chúng bảo vệ trật tự trị an làng bản. Tại huyện Đồng Hỷ, tháng 6/1944, hai tổ tự vệ của hai xã Bá Xuyên và Bình Sơn hợp nhất lại thành một tiểu đội. Tại Định Hóa, các đội tự vệ vũ trang ở các xã Bảo Cường, Phúc Chu, Định Biên Thượng, Định Biên Hạ… được thành lập. Tại huyện Đại Từ, đội tự vệ tổng Cao Vân gồm 30 đội viên cũng được ra đời. Tại huyện Phú Lương, từ đội tự vệ làng Hái Hoa (Phấn Mễ) gồm 21 cán bộ, chiến sĩ lúc mới thành lập (năm 1943) đã phát triển thành trung đội tự vệ xã Phấn Mễ với 40 đội viên Cứu quốc quân còn phối hợp với lực lượng tự vệ ở các cơ sở tiến hành tiễu phỉ có kết quả tại các vùng núi tiếp giáp giữa Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Yên.

Lực lượng tự vệ được Cứu quốc quân huấn luyện cấp tốc về quân sự và chính trị để làm giao thông liên lạc, bảo vệ cơ sở và tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, trừng trị bọn tay sai phản động, tổ chức quần chúng vào các Hội cứu quốc. Đây chính là nguồn bổ sung lực lượng cho Cứu quốc quân.

Đối với Cứu quốc quân, ngoài việc khẩn trương củng cố, gây dựng cơ sở còn tranh thủ huấn luyện quân sự, mỗi tuần có hai buổi học. Đội ngũ cán bộ huấn luyện cho các chiến sĩ là một số cán bộ được đào tạo ở lớp quân chính 2 tại thôn U Mả, xã Dân Chủ (Hòa An - Cao Bằng) từ tháng 12/1943. Nội dung học về quân sự gồm những động tác cơ bản về kĩ thuật, chiến thuật như: đi, đứng, nghiêm, nghỉ, các tư thế bắn súng… được các chiến sĩ tập luyện một cách nghiêm túc. Các chiến sĩ được học kỹ cuốn sách: “Cách đánh du kích”, do đồng chí Hồ Chí Minh soạn thảo (gồm 13 chương, hướng dẫn cụ thể cách tổ chức đội du kích, nguyên tắc đánh du kích và các chiến thuật du kích: Tập kích, phục kích, phòng ngự, rút lui, phá hoại hành quân của địch…). Sau các buổi học, cán bộ, chiến sĩ đều được căn dặn: Muốn đánh du kích thắng, phải có đường lối chính trị đúng - đó là đường lối đánh đuổi Pháp - Nhật giành độc lập cho đất nước dựa trên cơ sở của quần chúng: “Du kích như cá, dân chúng như nước, cá không có nước cá chết, du kích không có dân chúng thì du kích chết” [37, tr.470].

Để có thêm vũ khí đánh giặc, Ban chỉ huy Cứu quốc quân II và III phát động phong trào tự mua sắm vũ khí trong tất cả các đơn vị tự vệ. Đồng bào các dân tộc trong các Hội cứu quốc hăng hái góp tiền của để mua sắm vũ khí ủng hộ các đội tự vệ. Nhiều lò rèn sửa chữa vũ khí, rèn dao găm, mã tấu… xuất hiện ở các địa phương, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia.

Cuối năm 1944, phong trào cách mạng ở Bắc Sơn - Võ Nhai lên mạnh, địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân ngày càng được mở rộng. Hoảng sợ trước phong trào cách mạng của nhân dân ta, thực dân Pháp đã mở cuộc càn

quét lớn, khủng bố trắng lần thứ 3 rất tàn bạo vào khu căn cứ này. Chiến trang du kích một lần nữa được phát huy ở đây. Ban chỉ huy cứu quốc quân II chủ trương tích cực vận động nhân dân thực hiện vườn không, nhà trống, trừng trị bọn mật thám, tay sai đầu sỏ, đánh các đồn La hiên, Đình Cả, Tràng Xá, Đại Từ, Phú Lương, ngăn chặn viện binh Pháp từ thị xã Thái Nguyên lên. Đêm 12 rạng ngày 13 tháng 11 năm 1944, địch huy động 700 quân gồm một tiểu đoàn lính khố đỏ, một số trung đội lính khố xanh, do tên tiểu đoàn trưởng Mi - Lơ chỉ huy, tiến quân từ thị xã Thái Nguyên lên bao vây huyện lỵ Đình Cả. Lúc này, tương quan lực lượng ở Võ Nhai phát triển theo chiều hướng không có lợi cho ta. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo phân khu A (phân khu Quang Trung) vẫn chủ trương dùng đấu tranh vũ trang để chống lại cuộc khủng bố địch.

Ngày 13/11/1944, tại Mỏ Gà, Cứu quốc quân phục kích đánh lui một tiểu đội địch từ Đình Cả đến giải vây bốt Quang Thái. Tại cầu Trúc Mai (Thái Nguyên) một tổ cứu quốc quân đồng trí Thái Long chỉ huy, đã phục kích, kìm quân địch từ thị xã Thái Nguyên lên La Hiên suốt nhiều giờ đồng hồ.

Từ ngày 14 đến ngày 17/11/1944, Cứu quốc quân liên tục phục kích ở Mỏ Gà, La Mạt, La Hóa, Đình Cả, gây cho chúng một số thiệt hại. Ngày 18/11/1944, một tổ Cứu quốc quân phục kích, bắn bị thương tên Cung Đình Vận, Tuần phủ Thái Nguyên lên càn quét Võ Nhai.

Ngày 27/11/1944, địch huy động hàng nghìn quân từ Bắc Sơn xuống, từ thị xã Thái Nguyên lên bao vây, tiến quân cứu quốc quân tại hang Phượng Hoàng. “Trong hang có 373 hộ gia đình với khoảng 1500 nhân khẩu, 75 cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân và tự vệ chiến đấu; vũ khí trang bị có súng kíp, còn lại là giáo, mác. Lợi dụng địa thế hiểm trở, các chiến sĩ Cứu quốc quân, tự vệ chiến đấu làm các sàn đá, bẫy đá, kết hợp vũ khí thô sơ đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Nhiều tên lính lê dương, lính khố đỏ tiến lên núi bị sàn đá, bẫy đá của ta sập xuống đè chết tại chỗ một số tên, một số bị thương, số

còn lại vội vã chạy xuống chân núi. Đến 14 giờ khi địch chiếm được hang thì Cứu quốc quân, tự vệ và nhân dân đã rút khỏi hang an toàn” [14, tr.195]. Cùng ngày 27/11, 20 chiến sĩ Cứu quốc quân và 30 tự vệ chiến đấu, bảo vệ được hơn 2000 dân khi địch tiến hành khủng bố tại thị xã Thái Nguyên, ngày 29/11/1944, Cứu quốc quân và tự vệ đánh trả quyết liệt quân địch tiến vào Lân Han (xã Lâu Thượng), gây cho chúng một số thiệt hại.

Hưởng ứng việc xây dựng lực lượng Cứu quốc quân, nhiều thanh niên đã tự nguyện gia nhập đội quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đưa số Cứu quốc quân lên tới 400 người, trong đó ở Đình Cả có hơn 200 người, trang bị chủ yếu là súng, đạn mới thu được của địch [12, tr.86]. Tuy nhiên do địch ngày càng tăng cường quân, mở các cuộc càn quét, bao vây, khủng bố gắt gao khu căn cứ, nên đường dây liên lạc giữa Võ Nhai với cơ sở cách mạng ở các huyện Chợ Chu, Chợ Đồn, Định Hóa bị cắt đứt. Phong trào cách mạng và cứu quốc quân ở Võ Nhai rơi vào tình thế bị cô lập.

Cùng với đấu tranh bằng quân sự, Cứu quốc quân còn chú trọng công tác binh vận, địch vận. Các tổ công tác của Cứu quốc quân lấy đường lối, chính sách của Đảng, của Việt Minh để tuyên truyền, giác ngộ, lôi kéo họ trở về với cách mạng, cô lập cao độ bọn đầu sỏ. Kết quả, một số binh lính địch đã đào ngủ trở về với gia đình hoặc tham gia cách mạng, một số Tổng đoàn, Xã, Lý trưởng ở các huyện Đại Từ, Định Hóa, Sơn Dương không cộng tác với địch, có người đứng hẳn về phía nhân dân, tham gia các Hội Cứu quốc. Cuộc đấu tranh trên mặt trận binh vận có những lúc, những nơi diễn ra rất gay go, quyết liệt, xong dù kẻ thù có gian ác, xảo quyệt, chống lại cách mạng bằng nhiều hình thức, nhưng cuối cùng chúng đều thất bại. Tính mạng và tài sản của nhân dân cùng cơ sở cách mạng được bảo vệ an toàn.

Sau gần một tháng đấu tranh chống địch khủng bố bằng các hình thức đánh đồn, phục kích địch hành quân, chặn địch tiến công, phá cầu đường, cắt

giao thông liên lạc, diệt mật thám tay sai, kết hợp với các hình thức đấu tranh chính trị và binh vận để bảo vệ nhân dân, Cứu quốc quân đã thu được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, sang đầu tháng 12 năm 1944, tình hình hoạt động của Cứu quốc quân trở nên căng thẳng, do vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm đã cạn dần, không đủ để kéo dài cuộc chiến đấu. Đường dây liên lạc từ Võ Nhai đến Trung ương Đảng ở miền xuôi gặp khó khăn. Vì thế, khi Trung ương Đảng nhận được báo cáo tình hình thì cuộc chiến đấu của quân và dân Võ Nhai đã bước vào thời kỳ hết sức khó khăn.

Từ cuối tháng 11/1944, địch tăng cường khủng bố Võ Nhai, quyết quét sạch lực lượng Cứu quốc quân và cơ sở cách mạng của Đảng ta ra khỏi căn cứ với phương châm “Nhổ cỏ tận gốc”, không cho lan sang các địa phương khác. Ngày 26/11, địch tiến vào bắt 120 dân thường sơ tán ở Làng Hang (xã Lâu Thượng) đưa về trại tập trung hang Bụt (La Hiên): “Ngày 27/11/1944 địch huy động tiếp hàng ngàn quân từ Bắc Sơn xuống, từ thị xã Thái Nguyên lên bao vây, tấn công Cứu quốc quân ở hang Phượng Hoàng (một hang đá rộng lưng chừng núi, cách chân núi khoảng 500m), trong hang có 373 hộ gia đình, với khoảng 1.500 nhân khẩu cùng với 75 cán bộ, chiến sĩ cứu quốc quân và tự vệ chiến đấu, vũ khí chỉ có 5 súng kíp,còn lại là giáo mác” [6, tr.45]. Lợi dụng thế núi, Cứu quốc quân và tự vệ Võ Nhai đã làm các sàn đá, bẫy đá, đánh lui nhiều đợt tấn công địch. Nhiều tên lính lê dương, khố đỏ hung hăng tiến lên núi bị sàn đá, bẫy đá của ta sập xuống, đè chết tại chỗ hoặc hất xuống tận chân núi. Đến 14 giờ địch mới chiếm được hang. Đại bộ phận nhân dân, Cứu quốc quân và tự vệ Võ Nhai đã rút khỏi hang an toàn. Ngày 29/11, giặc Pháp huy động một lực lượng lớn binh lính (cả lính Âu Phi) tiến công vào Lân Han (Lâu Thượng). Tại Đèo Đá, lợi dụng địa hình cây cối rậm rạp, hang hốc hiểm trở, Cứu quốc quân vừa đánh tiêu diệt hàng chục tên địch, vừa bắc loa kêu gọi binh lính người Việt quay súng bắn lại quân Pháp, yểm trợ cho nhân dân bí

mật rút sang đập Cây Hồng an toàn.

Sau gần một tháng chiến đấu quyết liệt chống lại cuộc khủng bố tàn khốc của kẻ địch để bảo vệ căn cứ, bảo vệ nhân dân, Cứu quốc quân và tự vệ Võ Nhai đã làm tiêu hao, tiêu diệt được một số sinh lực địch, lực lượng không ngừng được phát triển. Tuy nhiên, do địch tăng cường khủng bố nên cuộc chiến đấu của Cứu quốc quân và tự vệ Võ Nhai ngày càng gặp nhiều khó khăn. Cứu quốc quân và tự vệ Võ Nhai vừa phải chiến đấu chống địch khủng bố vừa phải lo bảo vệ nhân dân trong điều kiện kìm kẹp gắt gao của kẻ địch. Mặt khác, do thực hiện triệt để chủ trương “vườn không nhà trống”, Cứu quốc quân đưa nhiều quần chúng không có khả năng chiến đấu vào rừng, lên núi, làm cho lực lượng vũ trang trở nên vất vả hơn, dần dần mất thế chủ động đánh địch.

Được tin về cuộc chiến đấu của Cứu quốc quân, tự vệ và nhân dân Võ Nhai nổ ra tự phát ngoài kế hoạch, đồng chí Chu Văn Tấn, Chỉ huy trưởng Chiến khu Hoàng Hoa Thám từ căn cứ núi Hồng (Đại Từ) tìm đường về Võ Nhai trực tiếp chỉ đạo phong trào, nhưng đến Phú Lương, trước tình hình địch bao vây chặt chẽ và khủng bố quyết liệt, nên đồng chí đã quay lại Căn cứ núi Hồng báo cáo về Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ. Nhận được báo cáo của Ban lãnh đạo Chiến khu Hoàng Hoa Thám, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ngừng tiếng súng ở Võ Nhai, chuyển cuộc chiến tranh vũ trang thành cuộc đấu tranh chống địch khủng bố thông thường, đưa nhân dân về làng, bản, tiếp tục làm ăn sinh sống; phá kế hoạch càn quét của địch, bảo toàn lực lượng của ta. Đồng chí Ngô Thế Sơn (Ủy viên Thường trực quân chính Bắc Kỳ) được Trung ương cử từ Phú Bình lên Võ Nhai truyền đạt và tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Vượt qua các vòng vây dầy đặc của địch, đồng chí Ngô Thế Sơn đã đến được Võ Nhai. Ngày 7/12/1944, tại địa điểm Cây Bồng (Tràng Xá), đồng chí Ngô Thế Sơn

lãnh đạo Phân khu A (Hà Châm, Trần Minh Châu, Thái Long). Sau khi truyền đạt Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân, Cứu quốc quân và tự vệ Võ Nhai; đồng chí Ngô Thế Sơn đã nói rõ sự phê bình nghiêm khắc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đối với chủ trương chống địch khủng bố của các đồng chí lãnh đạo Phân khu A, coi đó là hành động bộc lộ lực lượng quá sớm.

Được Trung ương Đảng kịp thời chỉ thị uốn nắn nên cơ sở cách mạng ở Võ Nhai vẫn được giữ vững. Cũng vào cuối năm 1944, nhân dân Cao - Bắc - Lạng đã biểu thị đến mức cao lòng căm thù địch. Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng đang chuẩn bị họp để quyết định phát động cuộc chiến tranh du kích trên địa bàn Cao - Bắc - Lạng thì đồng chí Hồ Chí Minh về nước. Sau khi xem xét mọi mặt, Người đã chì hoãn cuộc khởi nghĩa. Bởi vì trong lúc này “chính trị còn trọng hơn quân sự” , “phải làm sao cứ hoạt động vũ trang mà nhân dân ở đâu cứ ở đó sản xuất, chỉ cần tăng cường cảnh giác đề phòng, không để địch bắt hại những người hoạt động” [11, tr.31].

Tiếp theo, đồng chí Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự: “Lễ thành lập Đội đã được cử hành trong một khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám ngày 22 tháng 12 năm 1944. Đội có cả nam và nữ. Có cả chi bộ Đảng…” [42, tr.236]. Ra đời trong một thời gian ngắn, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng liền mấy trận, đội đã tạo nên một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn bằng công tác vũ trang tuyên truyền. Những thắng lợi mới cả về chính trị và quân sự của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã góp phần tích cựu vào việc củng cố và mở rộng căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, trong đó có địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh chống phát xít xâm lược bước sang giai đoạn cuối cùng. Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béc - Lanh. Pháp xít Đức đang

giãy chết tại sào huyệt của chúng. Nhân dân cách mạng nhiều nước ở Châu Âu, Châu Á vùng dạy. Trước tình hình quân Đồng Minh sớm muộn cũng vào Đông Dương, phát xít Nhật cùng xúc tiến âm mưu diệt Pháp để trừ mối lo sau này. Phong trào cách mạng ở nước ta ngày càng sôi nổi. Ngày 9/3/1945, cuộc đảo chính Nhật - Pháp đã nổ ra trên toàn cõi Đông Dương. Một thời kỳ mới bắt đầu - thời kỳ cao trào chống Nhật, cứu nước. Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã cùng nhân dân cả nước gấp rút sửa soạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền dưới sự chỉ đạo của Đảng.

Như vậy, trên cơ sở trung đội Cứu quốc quân II được duy trì và phát triển, trung đội Cứu quốc III ra đời, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Trong quá trình hoạt động, Cứu quốc quân III đã sử dụng nhiều hình thức đấu tranh kết hợp đấu trang quân sự, chính trị và binh vận, góp phần tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch; Đồng thời tích cực vận động quần chúng, mở rộng căn cứ, tạo điều kiện cho cuộc chiến đấu phát triển. Sự ra đời của trung đội Cứu quốc quân III và sự hoạt động của trung đội đã đánh dấu bước phát triển

Một phần của tài liệu phong trào đấu tranh du kích tỉnh thái nguyên giai đoạn 1940 1945 (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)