Đặc điểm của phong trào đấu tranh du kíc hở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu phong trào đấu tranh du kích tỉnh thái nguyên giai đoạn 1940 1945 (Trang 92 - 101)

6. Kết cấu đề tài

2.4.1.Đặc điểm của phong trào đấu tranh du kíc hở Thái Nguyên

2.4.1.1. Phong trào phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi

Trong đấu tranh du kích thì cơ sở về mặt địa hình là một yếu tố rất quan trọng, có thể nói là một trong những yếu tố quyết định. Điều kiện thuận lợi về mặt địa hình, địa vật sẽ giúp cho đội du kích thành lập được những căn cứ địa: “Đội du kích trong lúc hoạt động đánh quân thù cần có một vài nơi đứng chân làm cơ sở. Tại nơi ấy, đội du kích tích trữ lương thực, thuốc đạn, lâu về đó nghỉ ngơi, luyện tập, nơi ấy phải có địa thế hiểm yếu che chở và quần chúng cảm tình ủng hộ” [37, tr.50].

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, do quá trình kiến tạo địa chất, cùng với sự tác động của khí hậu, sông ngòi ngang, dọc làm cho địa hình Thái Nguyên trở thành muôn hình, muôn vẻ. Giữa các ngọn núi và khe sâu, thung lũng lòng chảo rộng, hẹp khác nhau, hết sức kín đáo, vừa thuận lợi cho chăn nuôi, sản xuất, đời sống, vừa có tác dụng che giấu, bảo vệ lương thực.

Khảo cổ học cũng đã phát hiện nhiều hang động, mái đá ngườm ở Võ Nhai… Những hang động, mái đá ngườm đó là những nơi rất kín đáo để làm nơi ẩn nấp của quân du kích. Những hang rộng lớn như hang Mỏ Gà (Võ Nhai), là nơi đã chứa hàng ngàn quần chúng nhân dân các dân tộc xã Lâu Thượng, Phú Thượng…trốn giặc càn quét vào tháng 11 năm 1944. Hình thế hiểm trở của núi, của sông, các thung lũng, hang động, mái đá Ngườm… đã được nhân dân tỉnh Thái Nguyên phát huy tác dụng mạnh mẽ trong cách mạng và trong kháng chiến. Đó là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Hơn thế nữa, Thái Nguyên còn ở vào vị trí là cửa ngõ của Việt Bắc, là đầu mối giao thông, hội tụ ngược xuôi. Thái Nguyên là miền đất nối giữa

vùng núi rừng Việt Bắc với vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã xác định vị trí chiến lược của Thái Nguyên trong sách “Dư địa chí”: “Đấy (Thái Nguyên) là nơi phiên giậu thứ hai về phương Bắc vậy” [46, tr.238]. Thái Nguyên còn có hình dáng cân đối, đường quốc lộ 3 và sông Cầu gần như trục đối xứng chạy dọc suốt từ Bắc xuống phía Nam của tỉnh. Quốc lộ 3 nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời chạy qua huyện Phú Lương lên Bắc Kạn, Cao Bằng để có thể tới biên giới Việt - Trung. Đâylà cơ sở rất thuận lợi. Có thể thấy rằng, bước sang năm 1942, khi vòng vây của địch càng khép chặt ở cả 4 mặt: Võ Nhai, Bắc Sơn, Đồng Hỷ, Yên Thế, Hữu Lũng. Để bảo toàn lực lượng, cuối tháng 2 năm 1942, tại Bồ Cu, Đá Trắng (Đồng Hỷ) Ban lãnh đạo cứu quốc quân II họp, bàn quyết định tạm đưa phần lớn Cứu quốc quân lên biên giới Việt - Trung. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Chu Văn Tấn, 42 cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân II đã đến biên giới Việt - Trung an toàn

Ngoài ra, các quốc lộ 37, 1B, 179 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.

Vị trí địa lý của Thái Nguyên đã tạo ra điều kiện thuận lợi mà nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không có, giúp cho phong trào du kích ở Thái Nguyên hình thành và phát triển. Đây là chỗ đứng chân rất cơ động cho quân du kích, phù hợp với lối đánh du kích đòi hỏi tính cơ động cao. Có thể tiến về xuôi, lên ngược,… để mở rộng địa bàn hoạt động, cũng có thể dễ ràng rút sang các địa phương khác, hoặc sang Trung Quốc khi bị địch khủng bố trắng.

Về mặt khí hậu ở Thái Nguyên có hai mùa rõ rệt. Ngoài những thuận lợi, ở Thái Nguyên còn có những kiểu thời tiết đặc biệt như: Gió mùa Đông Bắc, thời tiết nồm, thời tiết sương muối, bão… Mỗi lần có gió mùa Đông Bắc tràn về thường làm cho nhiệt độ hạ xuống đột ngột, hay tạo ra những kiểu nhiễu

loạn thời tiết, tạo nên giông tố, xoáy lốc, rất hại cho sức khỏe con người. Bên cạch đó, xen giữa các đợt lạnh, có những ngày nóng ẩm. Ở Thái Nguyên, mỗi năm có tới 20 đến 30 ngày thời tiết nồm. Thời tiết nồm sẽ tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh phát triển. Với người dân nơi đây, họ đã quen sống và thích nghi với những kiểu thời tiết đó; Còn đối với kẻ địch - chúng đến từ những vùng đất có điều kiện và thời tiết khác hẳn thì việc phải sống, tổ chức trận đánh sẽ gặp khó khăn lớn. Chúng dễ bị ốm và mắc các loại dịch bệnh (sốt rét,…). Đó là điều kiện thuận lợi cho quân ta.

Với địa hình và địa vật như vậy thì phong trào đấu tranh du kích sẽ phát triển nhanh chóng và nếu có bị thất bại thì phong trào sẽ nhanh chóng được khôi phục. Đây là đặc điểm rất quan trọng và điển hình mà chỉ có ở những vùng rừng núi mới có, phong trào du kích ở đồng bằng không có được điều đó.

Một trong những cơ sở vững chắc giúp cho phong trào đấu tranh du kích ở tỉnh Thái Nguyên được xây dựng và phát triển ngày càng vững mạnh là phong trào đấu tranh du kích nơi đây được hình thành trên nền tảng của truyền thống cách mạng lâu đời. Qua việc tìm hiểu truyền thống cách mạng ở tỉnh Thái Nguyên, chúng ta đã thấy rằng truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh Thái Nguyên được xây dựng ngay từ những buổi đầu dựng nước; đó là sự tập hợp dưới bóng cờ của hai vị anh hùng dân tộc (Trưng Trắc, Trưng Nhị), là sự sát cánh cùng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đánh tan quân Tống xâm lược,… đặc biệt là sự kiên cường của quân và dân tỉnh Thái Nguyên trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 là một minh chứng điển hình. Khi thực dân Pháp đem quân lên đánh thành Thái Nguyên, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã dũng cảm bảo vệ từng tấc đất, tấc rừng, quyết không cho chúng dễ ràng chiếm đóng.

Nhìn lại lịch sử, Thái Nguyên không phải là căn cứ xuất phát từ những trận đánh lớn, trên đất Thái Nguyên không diễn ra những trận đánh quyết định

cục diện một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, song Thái Nguyên là một trong những tỉnh sớm hưởng ứng những cuộc khởi nghĩa lớn, biết tìm đến và liên kết với căn cứ chủ yếu của nghĩa quân để kịp thời nổi dạy. Trong chiến tranh chống phong kiến xâm lược, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tạo lập được truyền thống bất khuất, kiên cường chiến đấu và phục vụ kháng chiến, dù phải lâu dài, gian khổ mới đi đến thắng lợi. Nhân dân Thái Nguyên đã sớm xây dựng cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên cường trước họa ngoại xâm và những bất công xã hội. “Thái Nguyên đẹp bởi cái đẹp của thiên nhiên và đẹp của truyền thống” [43, tr.23].

Như vậy, qua việc tìm hiểu một số nét về địa hình, địa vật, truyền thống cách mạng ở tỉnh Thái Nguyên, có thể thấy rằng đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hình hành và phát triển phong trào đấu tranh du kích. Chính những điều kiện thuận lợi đó đã giúp cho phong trào đấu tranh du kích ở tỉnh Thái Nguyên đạt được những kết quả to lớn dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. Những cơ sở đó đã làm nên những đặc trưng trong phong trào đấu tranh du kích ở tỉnh Thái Nguyên mà vùng Đồng Bằng không có.

2.4.1.2. Các trung đội Cứu quốc quân I, II, III là những lực lượng nòng cốt, quyết định tới sự hình thành phong trào đấu tranh du kích trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 16/10/1940, một hội nghị được triệu tập tại làng Đơn Úy - Vũ Lăng, có khoảng 100 đảng viên và quần chúng tích cực tham gia; đồng chí Trần Đăng Ninh tuyên bố đội du kích Bắc Sơn đã được thành lập và kêu gọi quần chúng ủng hộ quân du kích.

Kể từ khi thành lập, đến tháng 2/1941, du kích Bắc Sơn đã có những bước trưởng thành. Tại cuộc họp Khuổi Nọi với Ban chỉ huy Đội du kích Bắc Sơn (23/2/1941), đòng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung Ương Đảng đã

truyền đạt chủ trương của Đảng, giao nhiệm vụ cách mạng cho đội du kích, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là phát triển đội du kích làm lực lượng nòng cốt xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai” [33, tr.35 - 36].

Được Trung Ương Đảng quan tâm và chỉ đạo, Đội du kích Bắc Sơn đã phát triển thành Cứu quốc quân trong đấu tranh chống địch khủng bố ở Bắc Sơn - Võ Nhai. Phong trào đấu tranh du kích ở tỉnh Thái Nguyên ban đầu còn nhỏ lẻ, cục bộ, chỉ ở khu vực Võ Nhai; về sau nhờ có sự thàng lập, phát triển của các Trung đội Cứu quốc quân nên phong trào mới được nhân rộng ra, phát triển mạnh mẽ. Từ đó hình thành nên một phong trào đấu tranh rộng lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giữa năm 1944, tại Võ Nhai, cuộc khủng bố của địch diễn ra khốc liệt. Chúng cho quân đóng chốt ở Đình Công, Đình Cả, Làng Giữa… nhằm bao vây, tiên diệt Cứu quốc quân. Các hành động khủng bố tàn bạo của địch tuy có gây cho ta nhiều khó khăn nhưng nhân dân vẫn tìm cách liên lạc và tiếp tế cho cán bộ, Đảng viên, Cứu quốc quân. Nhờ đó, mà phong trào cách mạng ở Võ Nhai vẫn được giữ vững và phát triển ngày càng lớn mạnh.

Thực hiện chủ chương của Đảng về việc phát triển lực lượng, giữ vững cơ sở, mở rộng căn cứ ra ngoài vòng vây địch, từ cuối tháng 10/1941, Cứu quốc quân II đã chia thành các tổ công tác đi xây dựng cơ sở. Ngày 19/11/1941, một Cứu quốc quân gồm các đồng chí: Nguyễn Cao Đàm, Chu Viết Phong, Phương Cương, Đường Thị Ân, Hoàng Thị Môn, Hoàng Thị Ngoan bí mật vượt vòng vây của địch sang Đại Từ, nối liên lạc vời cơ sở Đảng ở La Bằng, rồi mở rộng sang Chợ Chu (Định Hóa), Phương Liễu (Sơn Dương, Tuyên Quang). Một tổ do đồng chí Chu Quốc Hương phụ trách lấy Phú Thượng làm bàn đạp để khôi phục lại phong trào ở Bắc Sơn. Một tổ do đồng chí Hoàng Tài phụ trách phát triển sang vùng Yên Thế, Hữu Lũng (Bắc Giang) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Nhờ thế, các địa phương trên đều có điều

kiện thuận lợi để xây dựng các đội tự vệ, phát triển phong trào cách mạng. Cứu quốc quân ngày càng phát triển mạnh thì phong trào đấu tranh du kích được hình thành rộng lớn hơn, Cứu quốc quân đi sâu vào quần chúng cách mạng đã đào tạo họ, xây dựng những lực lượng vũ trang trong quần chúng cách mạng. Nhưng cũng chính những lực lượng này (dân quân tự vệ, du kích địa phương) cũng chính là lực lượng bổ sung, tham gia vào Cứu quốc quân. Đó là mối quân hệ biện chứng, hai chiều, gắn bó chặt chẽ với nhau. Từ đó dẫn tới sự hình thành phong trào đấu tranh du kích không những trong lực lượng của Cứu quốc quân mà còn cả lực lượng vũ trang của quần chúng cách mạng ở địa phương khiến cho phong trào phát triển, mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên. Cán bộ và chiến sỹ Cứu quốc quân vừa tích cực tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, vừa trừng trị những tên tay sai đắc lực của Pháp, vừa làm tốt công tác binh vận. Nhiều truyền đơn được Cứu quôc quân viết bằng tiếng Việt, tiếng Pháp tuyên truyền binh lính địch. Đối với binh lính người Việt, Cứu quốc quân dựa vào quần chúng, vạch rõ cho họ thấy nỗi tủi nhục của người dân mất nước, khơi dạy trong họ lòng yêu nước, tình đồng bào. Trên cơ sở đó, Cứu quốc quân kêu gọi họ không bắn giết nhân dân và các chiến sỹ cách mạng, hoặc vác súng quay về với nhân dân chống lại giặc Pháp. Đối với lính Pháp, lính lê dương, Cứu quốc quân nói rõ đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, sự đầu hàng của Pháp đối với Nhật và thái độ khing rẻ của Nhật đối với lính Pháp; đồng thời kêu gọi họ noi gương các chiến sỹ Tây Ban Nha, không bắn vào những người cách mạng. Kêt quả của công tác binh vận đã làm cho nhiều binh lính trong hàng ngũ địch lúc này tỏ thái độ trung lập hoặc có thiện cảm với cách mạng. Một số Tổng đoàn, Xã, Lý trưởng ở các huyện Đại Từ, Định Hóa, Sơn Dương không cộng tác với địch, có người đứng hẳn về phía nhân dân, tham gia các Hội Cứu quốc.

Tình đồng đội, đồng chí cũng như mối quan hệ gắn bó giữa Cứu quốc quân với nhân dân ngày càng được tăng cường. Đó chính là nguồn sức mạnh vô địch đảm bảo cho Cứu quốc quân tồn tại và không ngừng trưởng thành. Có thể kết luận: Quá trình hình thành phong trào đấu tranh du kích ở tỉnh Thái Nguyên gắn liền mật thiết với các trung đội Cứu quốc quân I, II, III, sự hình thành và phát triển của căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

2.4.1.3. Đây là phong trào đấu tranh du kích đầu tiên diễn ra trên một phạm vi rộng, có được hiệu quả to lớn, do Trung Ương Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo

Trước hết, đây là phong trào đấu tranh du kích chống Pháp đầu tiên. Những thế kỷ trước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh, đều nhằm chống lại những đạo quân xâm lược mạnh, có số lượng đông nhưng trình độ trang bị vũ khí không khác hẳn ta và ở cùng chế độ phong kiến như nước ta. Với truyền thống bất khất, với lòng yêu nước nòng nàn, nhân dân ta từ Nam đến Bắc đã đấu tranh chống bọn cướp nước và bọn bán nước. Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đây giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Giữa lúc phong trào cách mạng Việt Nam chuyển theo chủ trương mới của Đảng thì tình hình thế giới, trong nước xảy ra thêm những biến động. Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức, chính phủ phản động Pháp làm tay sai cho phát xít Hít Le, áp dụng những chính sách cai trị tàn bạo hơn với ba nước Đông Dương. Lợi dụng cơ hội này, tháng 9/1940, phát xít Nhật cho quân đội từ miền Nam Trung Quốc, vượt qua biên giới Bắc Việt Nam để xâm chiếm Đông Dương. Thực dân Pháp ở đây hèn nhát, đầu hàng, mở ngay cửa nước ta cho quân Nhật vào.

Vốn có truyền thông đấu tranh bất khuất, nay lại được Đảng giáo dục, lãnh đạo, nhân dân ta liên tiếp nổi dạy chống Pháp Và Nhật. “Chỉ trong một

thời gian ngắn, từ tháng 9/1940 đến tháng 11/1941, ba cuộc khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra là Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương” [11, tr.16]. Mở đầu thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940). Vốn có quan hệ mật thiết nhiều mặt với Bắc Sơn, ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa cơ sở Đảng và nhân dân các dân tộc Võ Nhai đã kịp thời đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng, mở rộng cơ sở, cử cán bộ, Đảng viên lên Bắc Sơn tham gia chiến đấu. Đó là phong trào đấu tranh du kích đầu tiên do Đảng lãnh đạo trực tiếp.

Thái nguyên có địa hình hiểm trở và vị trí rất cơ động, thực sự là khu vực thuận tiện cho việc phát triển phong trào đấu tranh du kích và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Vì thế kể từ khi Đảng mới ra đời (1930) và trong suốt thời kỳ chuẩn bị cách mạng Tháng Tám (1930-1945), Đảng đã chú ý xây dựng nơi đây thành một vùng cách mạng chiến lược, là chỗ dựa vững chắc

Một phần của tài liệu phong trào đấu tranh du kích tỉnh thái nguyên giai đoạn 1940 1945 (Trang 92 - 101)