6. Kết cấu đề tài
2.2.1. Quá trình ra đời Trung đội Cứu quốc quân II
2.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Đầu năm 1941, tình hình thế giới và trong nước rất căng thẳng. Cuộc chiến tranh đế quốc ngày càng diễn ra quyết liệt. Bước sang năm 1941, khối trục phát xít Đức - Ý- Nhật đã hướng ngọn lửa chiến tranh vào Liên Xô. Cuối tháng 6/1941, phát xít Đức chính thức tấn công Liên Xô, làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh thế giới. Phe Đồng Minh chống phát xít hình thành do Liên Xô làm trụ cột, tạo nên chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ở Châu Á, phát xít Nhật mở rộng chiến tranh ở Trung Quốc và nhiều nước trong khu vực. Ở Việt Nam, chúng vừa ra sức tuyên truyền bằng các thủ đoạn chính trị lừa bịp, vừa bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu và không từ một thủ đoạn nào để vơ vét sức người sức của của nhân dân ta cung cấp cho chiến tranh. Tuy Nhật và Pháp có mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, nhưng chúng vẫn câu kết với nhau để chống lại phong trào cách mạng nước ta.
và sự hoàn chỉnh chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng của Đảng
Trước bối cảnh đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, sau 30 năm bôn ba hải ngoại đã quyết định trở về quê hương, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngay lập tức, Người triệu tập Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị họp từ ngày 10 đến 19 tháng 5 năm 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tham dự hội nghị có các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương, một số đại biểu thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và một số đại biểu hoạt động ở hải ngoại. Sau khi phân tích kỹ tình hình thế giới và Đông Dương, Hội nghị nhận định phe phát xít nhất định thất bại, phe đồng minh sẽ chiến thắng, chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công” [22, tr.100]. Cuộc cách mạng của nhân dân Đông Dương đứng về phe đồng minh chống phát xít và cuộc cách mạng đó nhất định sẽ thành công. Về tình hình nhân dân Đông Dương, Hội nghị nhấn mạnh đến sự điêu đứng, khốn khổ của người dân dưới ách thống trị của bọn thực dân, đế quốc: “Các dân tộc Đông Dương hiện nay bị dưới hai tầng áp bức bóc lột của giặc Pháp - Nhật. Ách áp bức ấy quá nặng nề, các dân tộc Đông Dương không thể nào chịu được” [22, tr.112].
Trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ đánh đuổi Pháp - Nhật không chỉ còn là nhiệm vụ của giai cấp công nhân hay nông dân, mà là nhiệm vụ chung của cả dân tộc Đông Dương. Như vậy, Hội nghị đã nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” [22, tr.113].
Hội nghị cũng đã nhấn mạnh về tính chất của cuộc cách mạng: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: Phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng” vậy…cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” [22, tr.203].
Về hình thức đấu tranh, Hội nghị nhận định: “Cuộc cách mạng Đông Dương, kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” [21, tr.221].Từ những kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra trước đó, đặc biệt là khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Hội nghị đã đưa ra những điều kiện của một cuộc khởi nghĩa vũ trang:
1. Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc.
2. Nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp - Nhật, mà sẵn sàng hy sinh bước vào con đường khởi nghĩa.
3. Phe thống trị Đông Dương đã bước vào con đường khủng hoảng phổ thông đến cực điểm về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.
4. Những điều kiện khách quan tiện lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như quân Trung Hoa đại thắng quân Nhật, cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi”.
Hội nghị nhận định thêm: “Nay mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Hoa xảy ra hoàn toàn có lợi cho cuộc cách mạng Đông Dương, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn” [33, tr.41 - 42].
Về chuẩn bị lực lượng: Bên cạnh công cuộc xây dựng Mặt trận Việt Minh là lực lượng chính trị cơ bản và to lớn của cách mạng, Hội nghị quyết định cần phải xây dựng lực lượng vũ trang “Phải có những tổ chức Tiểu tổ du kích, du kích chính thức và tổ chức binh lính đế quốc” [33, tr.42].
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó, Hội nghị còn có Nghị quyết riêng để định ra: “Điều lệ của Việt Nam Tiểu tổ du kích quốc”, một tổ chức quân sự của quần chúng có khả năng tiến hành chiến tranh du kích. Điều lệ nêu rõ: “Việt Nam tiểu tổ du kích quốc là một tổ chức quân sự cao hơn tự vệ đội và thấp hơn du kích chính thức, mục đích để:
1. Bảo vệ và giải vây cho các chiến sỹ cách mạng và giữ gìn các cơ quan cách mạng.
2. Phụ lực và giúp đỡ cho đội du kích chính thức trong lúc hành quân và giao chiến với quân thù.
3. Phá phách các cơ quan vận tải lương thực và khí giới của quân thù. 4. Biến chuyển thành đội du kích chính thức để tranh đấu đánh đổ Pháp, Nhật làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”.
Ngoài ra, Điều lệ còn quy định nhiều vấn đề như: Phương pháp tổ chức, điều lệ kết nạp đội viên, trách nhiệm, tập luyện, vũ khí, kỹ thuật,… Điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích là sự cụ thể hóa chủ trương xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của Đảng; nó là cơ sở để thành lập, phát triển các lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị những điều kiện cho đấu tranh du kích, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Bên cạnh đó, Hội nghị còn nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, tổ chức giác ngộ quần chúng phải “mở rộng và củng cố các tổ chức Cứu quốc” để tạo ra một phong trào chính trị sâu rộng, tạo ra tiền đề tiên quyết cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi. Nói một cách cụ thể hơn: Trên cơ sở các tổ chức
chính trị rộng rãi, vững chắc của quần chúng mà tổ chức ra lực lượng vũ trang của mình, bằng cách: “Trong các đoàn thể cứu quốc, ta lại lựa chọn những phần tử hăng hái, trung thành hơn tổ chức ra Việt Nam tự vệ cứu quốc hội và tiểu tổ du kích”. Về công tác này, Hội nghị nêu rõ là cần tiến hành trên cả nước nhưng trước hết là ở vùng xung yếu, mới có tác dụng quyết định. Hội nghị quyết định lấy vùng núi rừng Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa vũ trang, mà Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai là hai điểm ở trung tâm và làm bàn đạp phát động đấu tranh vũ trang, thúc đẩy phong trào cách mạng cả nước phát triển. Cụ thể hơn, đối với vấn đề Bắc Sơn, Hội nghị quyết định giao cho Ban Thường vụ Trung ương Đảng, gồm các đồng chí: Trường Chinh - Tổng Bí Thư, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, trực tiếp chỉ đạo việc duy trì và phát triển lực lượng Cứu quốc quân; đồng thời cử các đồng chí: Phùng Chí Kiên, Bế Sơn Cương, Mã Thành Kính, Đông Văn Các, Trần Văn Phấn về tăng cường cho Ban chỉ huy đội Cứu quốc quân và bổ xung lực lượng cho cứu quốc quân.
Như vậy, nội dung của Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) không có sự mâu thuẫn với đường lối chiến lược của Đảng và Hồ Chí Minh trước đó: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” mà chỉ là chủ trương có tính “trước mắt”, cho giai đoạn “hiện tại”, “không thủ tiêu giai cấp đấu tranh”, không từ bỏ mục tiêu dân chủ, mà chỉ là “bước một bước ngắn để có đủ sức mà bước một bước dài hơn”. Sự thay đổi đó về cơ bản không thay đổi bản chất lý tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh, mà chỉ là thay đổi cách thức, bước đi trong giai đoạn “hiện thời”, “trước mắt”. Còn mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược vẫn là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa [47,tr.85]. Sau hội nghị, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước
đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp - Nhật. Người viết: “Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sâu lửa bỏng” [37, tr.198].
Tóm lại, Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được vạch ra từ Hội nghị lần thứ VI (tháng 11 năm 1939). Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh; xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị; xây dựng các tổ chức chính trị, vũ trang mang tên gọi Cứu quốc, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và dân chủ, tự do cho nhân dân.
2.2.1.2. Sự ra đời của Trung đội Cứu quốc quân II
Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Tổng Bí Thư Trường Chinh và các ủy viên trong Ban Thường vụ Trung ương (Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt) cùng một số cán bộ khác, sau khi vòng qua biên giới Việt - Trung, lại vào Bắc Sơn - Võ Nhai để về xuôi. Khi đến Bình Gia, đoàn đã thấy dấu hiệu của một cuộc khủng bố lớn. Khắp các ngả đường từ Bình Gia vào Bắc Sơn đều có binh lính đi tuần tra, mật thám lùng sục.
Vì thiếu cơ sở dọc đường, đi đông nên không giữ được bí mật. Lý do thứ hai, tên Công lúc đó là thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, nguyên là một tên mật thám của Pháp, chui vào hàng ngũ Đảng, đi dự Hội nghị Trung Ương 8 và đã mật báo cho Pháp bắt Nguyễn Thành Diên - Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Bùi San, Thảo - Xứ ủy Trung Kỳ. Do không chịu nổi đòn tra tấn của mật thám, Diên đã khai đường về của các đồng chí Trung Ương [25,tr.84]. Vì thế
địch lập tức triển khai kế hoạch vây bắt các đồng chí Trung ương, đánh phá căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Ngày 16 tháng 6 năm 1941, các đồng chí Trung ương về đến Bắc Sơn. Ngày 17/6/1941, đế quốc Pháp tập chung 4000 quân từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn về bao vây căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Tại một số nơi như Cầu Rắn, Đình Công, Chùa Xả, Đình Cả, Ngả Hai (Võ Nhai) chúng lập các phòng tra tấn, nơi lấy cung và nhà tạm giam, một số đồn bốt chạy dài từ La Hiên, Đình Cả, Nà Phái, Nà Pheo, Mỏ Gà lên Mỏ Nhài (Bắc Sơn). Chúng quết tâm là bắt cho được các đồng chí Trung ương, phá tan căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Đầu tháng 7 năm 1941, với rất nhiều đồn, bốt, điếm cach mới được dựng lên khắp một vùng rộng lớn từ Lăng Vũ, Vũ Lễ, Gia Hòa (thuộc Bắc Sơn - Lạng Sơn) đến Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá thuộc Võ Nhai, vòng vây của địch ngày càng thắt lại khu căn cứ. Quân địch cùng bè lũ tay sai đã tăng cường lục sục. Tính riêng ở Võ Nhai chỉ trong vòng nửa đầu tháng 7 năm 1941, địch đã bắt 25 người, gồm cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên. Đặc biệt trong các trận càn đầu tháng 8 năm 1941 địch đã phát hiện được “sổ tay chiến sĩ”, có ghi danh sách “Đệ nhất trung đội du kích” nên chúng càng hoảng hốt và điên cuồng phản ứng. Địch đã huy động thêm quân chủ lực (gồm lê dương và khố đỏ) đến khu vực Bắc Sơn - Võ Nhai và liên tiếp mở các cuộc càn quét, khủng bố. Rất nhiều đồng bào ta bị địch bắt vào các trại tập trung.
Trước tình hình địch đánh phá ác liệt, vòng vây địch ngày càng khép chặt, đạn dược, lương thực thiếu thốn, đồng chí Phùng Chí Kiên quyết định đưa đơn vị cứu quốc quân lên biên giới Việt - Trung. Thực hiện chủ trương này, ngày 16/8/1941, đơn vị chia làm hai ngả đã bắt đầu lên đường. Thực dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn gồm khố xanh, lính cơ, dõng, do tên Công Xứ Bắc Kạn trực tiếp chỉ huy, truy kích và chặn các ngả. Trong chặn phá vây vào ngày 22/8/1941 tại Khau Pàn (Ngân Sơn), đồng chí Phùng Chí
Kiên - Ủy viên Trung ương Đảng, chỉ huy trưởng căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Cứu quốc quân đã anh dũng hi sinh; đồng chí Lương Văn Chi - Ủy viên Thường vụ Xứ ủy, chỉ huy phó, vì kiệt sức và mất liên lạc với đồng đội cũng bị địch bắt và hi sinh tại nhà tù Cao Bằng vào ngày 20/9/1941.
Tại căn cứ, tuy lực lượng vũ trang của ta đã rút đi, nhưng cuộc khủng bố của thực dân Pháp vẫn diễn ra khốc liệt. Căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai đứng trước tình thế hết sức nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn đó, trước khi lên đường về xuôi, các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương đã có nhiều ý kiến chỉ đạo quý báu đối với Đảng bộ và lực lượng Cứu quốc quân hoạt động ở Võ Nhai, đó là “Củng cố lực lượng; xây dựng quyết tâm chống địch, bảo vệ căn cứ và giữ vững liên lạc với Trung Ương ở miền xuôi; xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng và phong trào cách mạng; trừ gian, diệt phản động, binh vận… Trung ương yêu cầu cần phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh việc huấn luyện quân sự cho Cứu quốc quân và nhân dân địa phương; đề cao cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật chủ trương, đường lối của Đảng cũng như cơ sở cách mạng ở địa phương”
[10, tr.66].
Thực hiện chủ chương trên, hạ tuần tháng 8 năm 1941, một tiểu đội cứu quốc quân bảo vệ mở đường bí mật đưa hai đồng chí Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ về xuôi. Ngày 25/8/1941, tại Ván Bàng xã Tràng Xá (Võ Nhai) đồng chí Hoàng Quốc Việt đã truyền đạt tinh thần nghị quyết hội nghị Trung ương lần 8, Chương trình, Điều lệ Việt Minh cho cán bộ, Đảng viên, chiến sỹ Cứu quốc quân và tự vệ các xã lân cận. Nghị quyết mới của Trung ương Đảng đối