Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong

Một phần của tài liệu Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – đại học quốc gia hà nội hiện nay (Trang 96 - 120)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong

công tác quản lý, phát triển ý thức chính trị của sinh viên

Gia đình, nhà trường và xã hội có vị trí, vai trò và thế mạnh riêng đối với việc quản lý, giáo dục sinh viên nói chung, phát triển ý thức chính trị của sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên và thực chất giữa các thành tố này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Do đó, đây là một giải pháp thiết thực, hữu hiệu trong phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong phát triển ý thức chính trị của sinh viên, cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, phải có sự kết hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trường, xã

hội về quan điểm, nội dung phương pháp

Theo đó, phải tạo ra sự tin tưởng cho sinh viên ở trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội, để họ tự giác phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng để trở thành người công dân tốt. Gia đình trở thành cầu nối giữa nhà trường và xã hội, gia đình phải thường xuyên liên hệ với nhà trường, nắm bắt được tình hình học tập và sinh hoạt cộng đồng của sinh viên như thế nào, tránh việc gia đình ngăn cấm sinh viên tham gia các hoạt động do Đoàn và Hội sinh viên tổ chức.

Để góp phần phát triển ý thức chính trị của sinh viên, trước tiên giáo dục gia đình phải đóng vai trò nền tảng. Một gia đình hạnh phúc, chăm lo tới con mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành nhân cách của sinh viên. Ông, bà, cha, mẹ phải là tấm gương cho con cháu, họ là những người sẽ định hướng cho các sinh viên về các mối quan hệ trong xã hội và cách ứng xử các mối quan hệ đó như thế

nào cho phù hợp. Đặc biệt, cần sớm khắc phục tư tưởng “khoán trắng” cho nhà trường, xã hội trong việc quản lý, phát triển ý thức chính trị của sinh viên.

Trong khi đó, đối với nhà trường, cần nâng cao ý thức kỷ luật, tạo ra môi trường dạy học thân thiện, thực sự là nơi để sinh viên trau dồi tri thức, xây dựng tình cảm, rèn luyện ý chí và củng cố niềm tin; thầy cô là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tinh thần tự học, tự rèn luyện để sinh viên noi theo. Các tổ chức đoàn thể phải thể hiện được mình là thủ lĩnh của các phong trào sinh viên, thể hiện vai trò lãnh đạo cũng như trách nhiệm của mình trước sinh viên. Phải quan tâm, khuyến khích, giúp đỡ, động viên, khích lệ sinh viên trước các hoạt động mang tính chất giáo dục chính trị tư tưởng và cũng phải kỷ luật nghiêm khắc trước những sinh viên, đoàn viên vi phạm kỷ luật.

Thứ hai, phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để hạn chế những tiêu cực trong lối sống của sinh viên hiện nay.

Hiện nay, sinh viên nói chung, sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, một thế giới bùng nổ thông tin, được học hỏi và giao lưu với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Điều đó, có tác động to lớn đến đời sống văn hoá, tinh thần, lối sống và ý thức chính trị của sinh viên. Vốn là tầng lớp tri thức nên sinh viên hết sức nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới song cũng dễ dàng quên đi các giá trị truyền thống của dân tộc, do bản lĩnh chính trị chưa vững vàng nên cũng dễ bị lôi kéo, kích động vào các hoạt động chính trị - xã hội không lành mạnh. Vì vậy, cần có các biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang để tổ chức các hoạt động văn hoá, hoạt động thể thao,… để sinh viên tham gia. Đây là những hoạt động bổ ích, giúp sinh viên tự rèn luyện, nâng cao sức khoẻ, ý thức và nghĩa vụ của mình đối với gia đình, nhà trường, xã hội. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp

tuyên truyền hữu ích cho sinh viên thấy được những tấm gương sinh viên tiêu biểu vượt khó, đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

* * *

Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa của việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên, trong những năm qua, ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, coi trọng việc giáo dục, phát triển ý thức chính trị cho sinh viên và bước đầu đạt được những kết quả rất quan trọng. Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, ý thức chính trị của đại bộ phận sinh viên có sự phát triển tích cực, nhờ đó đã giúp cho họ nâng cao nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng; giữ vững niềm tin đối với Đảng, đối với chế độ; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết tâm cao trong quá trình học tập, rèn luyện; tỉnh táo, nhạy bén trước các vấn đề chính trị - xã hội phức tạp,... Tuy nhiên, do tác động bởi những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan khác nhau nên trên thực tế, ý thức chính trị của một bộ phận sinh viên vẫn còn những hạn chế nhất định.

Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên, luận văn đã xác định các yêu cầu cơ bản. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay, bao gồm: Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Thứ hai, xây dựng môi trường chính trị - xã hội ở nhà trường trong sạch, lành mạnh tạo thuận lợi để phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Thứ ba, phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác của sinh viên trong tự giáo dục, rèn luyện để phát triển ý thức chính trị. Thứ tư, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác quản lý, phát triển ý thức chính trị của sinh viên.

KẾT LUẬN

Phát triển ý thức chính trị của sinh viên nói chung, sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết; đồng thời có vai trò to lớn đối với quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trường.

Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là quá trình tác động hợp quy luật của các chủ thể nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trong nhận thức, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm chính trị của sinh viên thông qua hoạt động học tập, sinh hoạt tại trường và cộng đồng nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo và đòi hỏi của xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn chịu sự chi phối, tác động trực tiếp và mạnh mẽ từ các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, yếu tố bên trong và bên ngoài. Từ đó, làm cho quá trình này diễn ra quanh co, phức tạp, liên tục phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn vốn có trên mọi phương diện hoạt động sống của sinh viên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo tại trường.

Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, ý thức chính trị của đại bộ phận sinh viên có sự phát triển tích cực, nhờ đó đã giúp cho họ nâng cao nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng; giữ vững niềm tin đối với Đảng, đối với chế độ; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết tâm cao trong quá trình học tập, rèn luyện; tỉnh táo, nhạy bén trước các vấn đề chính trị - xã hội phức tạp,... Tuy nhiên, do tác động bởi những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan khác nhau nên trên thực tế, ý thức chính trị của một bộ phận sinh viên vẫn còn những hạn chế nhất định.

Những ưu điểm, hạn chế trong thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay bước đầu đã được đánh giá, luận giải đầy đủ thông qua những số liệu, kết quả điều tra xã hội học. Từ thực trạng đó, luận văn đã xác định nguyên nhân ưu điểm và hạn chế, chỉ ra yêu cầu cơ bản để phát triển, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển hơn nữa ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. Các giải pháp này bao gồm: Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Thứ hai, xây dựng môi trường chính trị - xã hội ở nhà trường trong sạch, lành mạnh tạo thuận lợi để phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Thứ ba, phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác

của sinh viên trong tự giáo dục, rèn luyện để phát triển ý thức chính trị. Thứ tư, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác

quản lý, phát triển ý thức chính trị của sinh viên.

Các giải pháp trên là một chỉnh thể thống nhất, vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Thực hiện giải pháp này cũng đồng thời tạo điều kiện để thực hiện các giải pháp khác và ngược lại. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đó có ý nghĩa quyết định để phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. Do vậy, trong quá trình phát triển không nên coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một giải pháp nào; cần tiến hành đồng bộ và phối hợp chặt chẽ các giải pháp, căn cứ vào tình hình cụ thể để vận dụng khoa học và hiệu quả các giải pháp đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảnh viên cơ sở, Nxb CTQG, Hà Nội.

2. Vũ Ngọc Am (2004), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận

chính trị, Nxb CTQG, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Ánh (2014),“Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên

trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trong điều kiện hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội.

4. Ph.Ăngghen (1876 - 1878), "Chống Đuy-Rinh", C.Mác và Ph.Ăngghen

toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội,1994.

5. Hoàng Chí Bảo (2000), “Giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay - quan niệm, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí sinh

hoạt lý luận, số 2, tr.34 - 35.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật giáo dục, Nxb CTQG, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về công tác giáo dục phẩm

chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Nghị quyết liên tịch “Về tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường giai đoạn 2008 - 2012”, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb. CTQG, Hà Nội.

10. Lương Minh Cừ (2003), “Một số ý kiến về công tác giáo dục cho sinh viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 60, tr.15.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTW (khoá VIII), Nxb CTQG, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần

2) BCHTW (khoá VIII), Nxb CTQG, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

20. Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác giáo dục lý luận cho sinh viên Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.

21. Nguyễn Văn Đạt (2014), Định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường Đại học Khoa học Tự nhiên), Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Hà Nội.

22. Nguyễn Đức Đăng (2011),“Quản lý công tác giáo dục quốc phòng an ninh

cho sinh viên hệ chính quy tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học, Hà Nội.

23. Nguyễn Phương Đông, “Vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên”, Tạp chí Kiểm tra số 7, 2002.

25. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên

đại học Thái Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội 2002.

27. Hồ Chí Minh (1958), “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh toàn tập,

tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.282 - 293.

28. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15, Nxb CTQG, Hà Nội 2011.

29. Trần Xuân Hồng (2007), “Nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Hà Nội.

30. Trần Phi Hùng (2008), “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên ở nước ta hiện nay”, tạp chí Khoa học Chính trị số 2.

31. Tạ Thu Huyền (2014), Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên học viện

Cảnh sát Nhân dân trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chủ

nghĩa Xã hội Khoa học, Hà Nội.

32. Bùi Quốc Hưng (2005), Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết

học, Hà Nội.

33.Phan Thanh Khôi (2003),“Ý thức chính trị của công nhân trong một số

doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội.

34. Đặng Xuân Kỳ (1995), “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 8, tr.4-5.

35. V.I.Lênin (1902), “Làm gì’’, V.I.Lênin toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ,

Mátxcơva 1975.

36. V.I. Lênin (1914), “Điểm sách”, V.I. Lênin toàn tập, tập 25, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1980.

37. V.I.Lênin (1917), “Một trong những vấn đề căn bản của cách mạng’’,

Một phần của tài liệu Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – đại học quốc gia hà nội hiện nay (Trang 96 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)