7. Kết cấu của đề tài
1.3. Những nhân tố tác động đến phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
1.3.1.Sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá của các thế lực thù địch
Tình hình thế giới, khu vực trong những năm vừa qua và dự báo những năm tới, có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô đã giáng một đòn mạnh mẽ vào niềm tin của những người cộng sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới về một chế độ xã hội tốt đẹp mà nhân loại đang hướng đến. Sự đoàn kết, thống nhất, tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các nước có chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều vấn đề đặt ra. Đặc biệt, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Venezuela lại đang rơi vào khủng hoảng; nhân dân nước sở tại mất niềm tin vào đảng, nền kinh tế suy giảm trầm trọng, đời sống nhân dân đói khổ, v.v.. Tình hình đó đã, đang đặt ra câu hỏi về tương lai của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và ở nước ta. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đang tận dụng được những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để điều chỉnh, thích nghi và tiếp tục có sự phát triển.
Cùng với đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra với chu kỳ ngày càng rút ngắn, quá trình phục hồi chậm và còn có nhiều biến động khó lường; khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; sự cạnh tranh về nhiều
mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng “tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng,... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực” [19, tr. 71]. Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế.
Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành Cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa lý - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; phát huy vai trò ngày càng lớn trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực. Nhưng đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài. Đặc biệt, “tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền, biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt” [19, tr. 73].
Những yếu tố này tác động không nhỏ đến ý thức chính trị, nhất là niềm tin chính trị của nhân dân ta nói chung và sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Điều này đặt ra đối với các chủ thể trong quá trình phát triển ý thức chính trị cho sinh viên cần chọn lọc và sáng tạo, linh hoạt trong lựa chọn nội dung, sử dụng
phương pháp; đặc biệt cần làm tốt việc định hướng chính trị cho sinh viên. Ngoài ra, quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội còn chịu sự tác động thường xuyên từ sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, nhất là chiến lược “diễn biến hòa bình”. Thực tiễn đã chỉ ra, mục tiêu cơ bản, lâu dài, nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản và lối sống thực dụng. Để thực hiện mục tiêu cơ bản đó, chúng sử dụng rất nhiều hình thức, thủ đoạn và phương tiện khác nhau, trong đó “diễn biến hòa bình” là một chiến lược đã được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng một cách kiên trì, bền bỉ và tỏ ra là một thứ vũ khí hết sức nguy hiểm.
Về bản chất, đây là một cuộc “chiến tranh” không có tiếng súng, cuộc
chiến tranh nhằm chinh phục "trái tim và khối óc" con người. Nó thực sự
nguy hiểm, phức tạp, khó nhận biết, mà hiện nay chiến lược này được kẻ thù sử dụng một cách ráo riết hơn, quyết liệt hơn, tinh vi, nham hiểm, thâm độc hơn, đã và đang gây ra nhiều nguy hại, nhiều khó khăn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong chiến lược "diễn biến hoà bình", kẻ thù rất coi trọng việc lôi kéo và làm tha hóa thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên. Đây không chỉ là đối tượng được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch “ưu tiên”
giành giật, mà còn là đối tượng kẻ thù dễ “thẩm thấu” nhất các âm mưu thâm độc của chúng. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và nham hiểm, chúng ra sức tuyên truyền, kích động lối sống thực dụng, hưởng lạc, “tự do” và “dân chủ” kiểu phương Tây,... chĩa mũi nhọn phá hoại vào lớp trẻ, đầu độc, bôi đen tâm hồn các thế hệ người Việt Nam, với mưu đồ tạo ra các thế hệ trẻ quay lưng lại với quá
khứ, phủ nhận lịch sử, phủ nhận thành quả và giá trị cách mạng do các thế hệ cha anh đánh đổi bằng mồ hôi, công sức và xương máu để tạo dựng nên. Qua đó, hòng làm đảo lộn định hướng và làm lệch chuẩn các giá trị.
Tác động trên là những thách thức không nhỏ, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Vì vậy, chúng ta không cường điệu hóa nhưng cũng không thể xem nhẹ sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với thế hệ sinh viên nước nhà nói chung và sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng.
Chính vì lý do trên, phát triển ý thức chính trị cho sinh viên một cách đầy đủ và khoa học sẽ là điều kiện cơ bản nhất để tạo ra ở họ một sức đề kháng cao và giúp sinh viên luôn vững vàng trước sự tấn công từ nhiều phía của kẻ thù.
1.3.2.Sự tác động từ những biến đổi về kinh tế - xã hội của đất nước
Triết học mácxít đã chỉ rõ, con người với tư cách vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử luôn gắn liền với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Không có con người chung chung, trừu tượng, con người của mọi giai cấp, của mọi thời đại, mọi hoàn cảnh lịch sử. Quá trình sống, hoạt động, phát triển của con người luôn chịu sự quy định của điều kiện lịch sử. C.Mác khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ” [39, tr. 15]. Với ý nghĩa này, có thể khẳng định những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… quyết định một cách toàn diện đến đời sống của con người, quyết định sự phát triển ý thức của con người.
Sự tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay đến phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia không chỉ đơn thuần là sự tác động tích cực mà có cả sự tiêu cực, làm nảy sinh hai khuynh hướng trái ngược nhau, tin tưởng
và hoài nghi, dao động đối với mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Hai khuynh hướng này thể hiện ngay trong tập thể sinh viên và ngay cả mỗi sinh viên, là cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng rất gay go quyết liệt. Như khẳng định của Đảng “Cuộc đấu tranh giữa hai con đường: giữa cái cũ và cái mới, tiến bộ và phản động trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, lối sống đang diễn ra hàng ngày rất phức tạp, chúng ta không thể xem nhẹ” [14, tr. 9].
Thực tiễn cho thấy, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, được tiến hành qua 30 năm, đến nay, đã và đang giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đây là tiền đề kinh tế - xã hội vững chắc để Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; góp phần không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tính tích cực chính trị - xã hội, ý thức trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc, sự tin tưởng vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng được nâng cao. Đây là nhân tố tác động tích cực đến quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bên cạnh những thành tựu trên, vẫn tồn tại những hạn chế, đó là nền kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, đời sống của nhân dân còn có những khó khăn nhất định. Điều này có tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm và ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân, của sinh viên. Mặt khác, mặt trái của cơ chế thị trường đang kích thích lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo lợi nhuận, đề cao lợi ích vật chất và chủ nghĩa cá nhân, làm cho tuổi trẻ nước nhà dễ nảy sinh và phát triển tư tưởng chỉ lo cho bản thân, tìm mọi cách tiến thân mà sao nhãng các nghĩa vụ chung, ít quan tâm đến lợi ích tập thể và cộng đồng dân tộc, phai nhạt tính đảng, xem nhẹ,
bàng quan và thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội, ít mặn mà với đức hy sinh vì nghĩa lớn, đòi tự do thái quá, coi thường kỷ cương, pháp luật, v.v.. Điều đó chi phối rất lớn đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ trong việc cống hiến, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, là những lực cản không nhỏ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển ý thức chính trị của đối tượng này.
Ngoài ra, sự ổn định chính trị của đất nước đã tác động tích cực đến nhận thức chính trị - tư tưởng và tâm lý của các tầng lớp nhân dân, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa và tương lai của đất nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị của họ đối với nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù vậy, sự kém hiệu lực trong quản lý nhà nước, pháp luật chưa nghiêm, “tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn” [19, tr. 185]. Cùng với đó, hiện tượng vi phạm dân chủ, các tệ nạn xã hội chậm được khắc phục, sự phân hóa xã hội và phân hóa giàu nghèo trong xã hội có xu hướng ngày càng tăng,… đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng; gây nên sự hoài nghi, bi quan trong một bộ phận nhân dân.
Điều này đã và đang tác động mạnh mẽ, dễ làm cho ý thức chính trị, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, dễ dẫn đến làm suy giảm tinh thần trách nhiệm và ý thức chính trị. Họ ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, không quan tâm đến các vấn đề chung của đất nước, của Thủ đô và của nhà trường; thậm chí có thể bị lôi kéo, tham gia vào các vấn đề chính trị nhạy cảm, phức tạp. Nói cách khác, nó làm cho việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay gặp những khó khăn và trở ngại lớn.