7. Kết cấu của đề tài
1.3.5. Sự tác động từ nhân tố chủ quan
Sự giáo dục chính trị tư tưởng của các chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Song, vai trò tác động và hiệu quả của sự giáo dục đó chỉ được phát huy cao nhất khi các chủ thể khuyến khích được tinh thần, ý thức trách nhiệm và khả năng tự giáo dục của bản thân mỗi sinh viên, tạo ra ở họ nhu cầu và khả năng biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, chủ động tiếp nhận và chuyển hóa sự tác động của điều kiện khách quan thành những yếu tố bền vững ở bên trong bản thân mình.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn là quá trình tác động biện
chứng giữa điều kiện khách quan với việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của chính họ. Trong đó, những điều kiện khách quan tạo thành một hoàn cảnh hiện thực tác động thường xuyên và trực tiếp, nhưng với ý nghĩa là điều kiện, tiền đề để sinh viên phát huy vai trò nhân tố chủ quan của mình. Trên cơ sở những điều kiện, hoàn cảnh khách quan, việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên sẽ phụ thuộc một cách quyết định vào nhân tố chủ quan. Sự nỗ lực chủ quan của sinh viên trong phát triển ý thức chính trị là kết quả của việc nhận thức và vận dụng những điều kiện, hoàn cảnh khách quan, quy luật khách quan trong quá trình hoạt động; là sự cộng hưởng của điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan trong một quá trình thống nhất. Sự nỗ lực chủ quan của sinh viên, đặc biệt là ý thức tự giác, chủ động và sáng tạo trong việc tự giáo dục, tự giác ngộ ý thức chính trị là một trong những nhân tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định tới phát triển ý thức chính trị của họ. Sự nỗ lực chủ quan của sinh viên càng cao thì việc phát triển ý thức chính trị của họ càng chất lượng và hiệu quả.
Chính vì vậy, trên cơ sở sự giáo dục chính trị tư tưởng của các chủ thể, tự mỗi sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cần suy nghĩ, tìm ra cách thức, con đường và biện pháp tối ưu để tự giáo dục, tự giác ngộ, không ỷ lại hay khuất phục trước những khó khăn. Việc tự giáo dục, tự giác ngộ ý thức chính trị cần trở thành niềm say mê, ý thức tự giác, chủ động, thường xuyên... của chính bản thân họ. Như lý luận mácxít đã chỉ rõ: trong sự vận động, phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng cũng như mỗi con người, yếu tố tự thân vận động bao giờ cũng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. V.I.Lênin nhấn mạnh: “không tự mình bỏ ra một công phu nào đó thì không thể tìm ra sự thật trong bất cứ một vấn đề hệ trọng nào cả’’ [36, tr. 130].
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình học tập, rèn luyện và sinh hoạt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên được trang bị hệ thống tri thức chính trị khá toàn diện, được bồi dưỡng tình cảm chính trị sâu sắc, củng cố niềm tin chính trị ngày càng cao
và được thường xuyên rèn luyện ý chí quyết tâm chính trị. Đó là điều kiện, cơ sở thuận lợi để mỗi sinh viên tự nâng cao, tự phát triển ý thức chính trị của mình. Tuy nhiên, ý thức chính trị chỉ tồn tại bền vững và được củng cố, phát triển ở sinh viên khi họ thực sự mong muốn tiếp nhận, chuyển hóa nó thành nhu cầu, mục đích, động cơ của chính mình. Do đó, trong quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, việc thường xuyên khơi dậy và phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, ý thức tự giác trong tự giáo dục, giác ngộ ý thức chính trị của chính họ đã trở thành yêu cầu khách quan.
* * *
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là quá trình tác động hợp quy luật của các chủ thể nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trong nhận thức, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm chính trị của sinh viên thông qua hoạt động học tập, sinh hoạt tại trường và cộng đồng nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo và đòi hỏi của xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Bản chất phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một quá trình khách quan, liên tục phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn vốn có trên mọi phương diện hoạt động sống của sinh viên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo tại trường. Đó là quá trình thường xuyên tích luỹ về lượng dẫn đến sự chuyển hoá về chất trong ý thức chính trị của họ, một quá trình hết sức quanh co phức tạp, thông qua các chu kỳ phủ định biện chứng từ đó hình thành nên ý chí chính trị vững vàng, quyết đoán, xử lý và giải quyết đúng đắn các vấn đề chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày.
Phát triển ý thức chính trị có vai trò to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và đối với sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Quá trình này góp phần nâng cao trình độ tư duy, nhất là tư duy chính trị cho sinh viên. Trước những biến động xã hội hết sức phức tạp đó, việc phát triển ý thức chính trị giúp cho sinh viên nhận thức rõ được bản chất, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Từ đó giúp họ kiên định, nêu cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo để có những hành động đúng đắn, sắn sàng chiến đấu với mọi âm mưu và thủ đoạn, bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống; có niềm tin vững chắc, nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, phát triển ý thức chính trị của sinh viên trực tiếp góp phần định hướng nghề nghiệp, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên , là cơ sở định hướng, là động lực thúc đẩy sự hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của người cán bộ, công chức tương lai.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội chịu sự chi phối, tác động trực tiếp và mạnh mẽ từ: chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trong nước và quốc tế, từ môi trường chính trị của nhà trường và đặc biệt là từ nhân tố chủ quan của chính sinh viên trong quá trình phát triển ý thức chính trị. Việc xác định rõ những nhân tố này là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng, xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HIỆN NAY