Các nhân tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 3 (Trang 70)

3.1.2.1. Đường lối, chính sách của nhà nước

Nhà nước phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ Nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với ngành công nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp , tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ, có tỉ trọng giá trị quốc gia, giá trị gia tăng cao; có lợi thế cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng – năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, xây dựng, vật liệu mới, lọc hóa dầu, hóa chất cơ bản, điện tử, công nghiệp công nghệ thong tin, công nghiệp chế biến nông sản. Trong đó ngành năng lượng điện phải đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của xã hội và tiến đến xuất khẩu.

63

3.1.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ Nghĩa ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đã tạo dựng được thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện ngày càng an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo trong đầu tư kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong kinh tế thị trường.

Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt nam.

3.1.2.3. Tình hình phát triển giáo dục – đào tạo của Việt Nam

Tình hình giáo dục – đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đã đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo hướng mở, hội nhập. Đổi mới phương thức giáo dục – đào tạo; giảm tải trong các bậc phổ thông; nâng cao kiến thức chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề,…Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Hỗ trợ phát triển các cơ sở nghiên cứu,…Phát triển nhiều trường Đại học,cao đẳng nghề ngoài công lập cũng làm phong phú thêm nguồn nhân lực. Tuy nhiên các trường đào tạo công nhân nghề vẫn chưa theo kịp nhu cầu xã hội, công nhân ra trường hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại một thời gian mới sử dụng được( đặc biệt là ngành truyền tải điện), gây tốn kém nhiều cho xã hội.

3.1.2.4. Ảnh hưởng của xu thế hội nhập

Hội nhập Quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành điện nói riêng ( trong đó có ngành Truyền tải điện). Hội nhập đem lại cơ hội đầu tư các dự án lớn từ nước ngoài về năng lượng mà nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng được, góp phần nhanh chóng đáp ứng yêu cầu đảm bảo mục tiêu cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội ( với tốc độ bình quân về phụ tải điện 17%/ năm). Hội nhập giúp tiếp cận và ứng dụng nhanh chống các thành tựu khoa học công nghệ- kỹ thuật của thế giới về ngành điện trong mọi lĩnh vực về quản lý điện

64

năng, kiểm soát hệ thống điện, sử dụng thiết bị hiện đại – tin cậy cho hệ thống nguồn, truyền tải và phân phối điện.

Tuy nhiên, hội nhập vẫn còn vướng nhiều khó khăn và thách thực. Thách thức lớn nhất là vai trò độc quyền của EVN, thiếu tính minh bạch và hạn chế phạm vi cho đầu tư tư nhân, và thu hút FDI trong ngành này là tương đối khó. Cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư sẽ góp phần đáng kể vào đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng năng lượng của Việt Nam. Thúc đẩy hợp tác với các đối tác nước ngoài là con đường phát triển tiềm năng nhất đối với ngành này ở Việt Nam. Sản lượng tiềm năng của ngành vẫn ở mức thấp và công nghệ vẫn lạc hậu, và chỉ có thể phát triển được thông qua hợp lực với các nhà đầu tư nước ngoài. Tài trợ cho các dự án điện là một thách thức, và nằm ngoài khả năng của EVN. Đòn bẩy tài chính và tiềm năng đào tạo, chuyển giao công nghệ là những lĩnh vực mà chỉ có sự tham gia của các công ty đa quốc gia (MNC) lớn mới mang lại lợi ích trong dài hạn. Môi trường FDI chung ở Việt Nam cũng có thể được cải thiện nhanh chóng nếu thúc đẩy xây dựng các nhà máy năng lượng. Quan ngại về khả năng cung ứng – không đáng tin cậy và giá cả leo thang – sẽ tác động tới đánh giá của nhà đầu tư về kinh tế Việt Nam (1). Giá bán điện hiện nay còn bao cấp, thấp hơn giá thành nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn. Việc chuyển giao công nghệ rất khó khăn dẫn đến lệ thuộc nhiều vào nhà thầu cung cấp thiết bị.

3.1.2.5. Định hướng phát triển ngành Truyền tải điện Việt Nam, 2015-2020

- Tiêu chí xây dựng Quy hoạch phát triển lưới điện:

+ Lưới điện truyền tải được đầu tư đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1 cho các thiết bị chính và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Quy định lưới điện truyền tải.

+ Phát triển lưới điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước trong khu vực, bảo đảm kết nối, hòa đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nước trong khu vực.

+ Lưới điện truyền tải phải có dự trữ, đơn giản, linh hoạt, bảo đảm chất lượng điện năng (điện áp, tần số) cung cấp cho phụ tải.

+ Lựa chọn cấp điện áp truyền tải hợp lý trên cơ sở công suất truyền tải và khoảng cách truyền tải.

65

+ Phát triển lưới điện truyền tải phải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung của toàn hệ thống.

(1):Nguồn báo cáo hội nhập KT và phát triển ở VN do UB Châu âu tài trợ.

+ Phát triển lưới điện truyền tải phù hợp với chiến lược phát triển ngành, quy hoạch phát triển điện lực và các quy hoạch khác của địa phương.

+ Phát triển lưới truyền tải 220 kV và 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong mùa mưa, mùa khô và huy động các nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của thị trường điện.

+ Phát triển lưới 110 kV, hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới trung áp sang cấp điện áp 22 kV và điện khí hóa nông thôn.

+ Phát triển đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với các thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.

+ Từng bước hiện đại hóa lưới điện, cải tạo, nâng cấp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và tự động hóa của lưới điện; nghiên cứu sử dụng các thiết bị FACTS, SVC để nâng cao giới hạn truyền tải; từng bước hiện đại hóa hệ thống điều khiển.

+ Nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ “Lưới điện thông minh - Smart Grid”, tạo sự tương tác giữa hộ sử dụng điện, thiết bị sử dụng điện với lưới cung cấp để khai thác hiệu quả nhất khả năng cung cấp nhằm giảm chi phí trong phát triển lưới điện và nâng cao độ an toàn cung cấp điện.

- Quy hoạch phát triển lưới điện:

+ Quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải siêu cao áp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Điện áp 500 kV là cấp điện áp truyền tải siêu cao áp chủ yếu của Việt Nam.

66

. Nghiên cứu khả năng xây dựng cấp điện áp 750 kV, 1000 kV hoặc truyền tải bằng điện một chiều giai đoạn sau năm 2020.

. Lưới điện 500 kV được sử dụng để truyền tải công suất từ Trung tâm điện lực, các nhà máy điện lớn đến các trung tâm phụ tải lớn trong từng khu vực và thực hiện nhiệm vụ trao đổi điện năng giữa các vùng, miền để bảo đảm vận hành tối ưu hệ thống điện.

+ Quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải 220 kV:

. Các trạm biến áp xây dựng với quy mô từ 2 đến 3 máy biến áp; xem xét phát triển trạm có 4 máy biến áp và trạm biến áp GIS, trạm biến áp ngầm tại các thành phố lớn.

. Các đường dây xây dựng mới tối thiểu là mạch kép; đường dây từ các nguồn điện lớn, các trạm biến áp 500/220 kV thiết kế tối thiểu mạch kép sử dụng dây dẫn phân pha.

Bảng 3.3 : Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn

Hạng mục Đơn vị 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2025 2026 - 2030 Trạm 500 kV MVA 17.100 26.750 24.400 20.400 Trạm 220 kV MVA 35.863 39.063 42.775 53.250 ĐZ 500 kV km 3.833 4.539 2.234 2.724 ĐZ 220 kV km 10.637 5.305 5.552 5.020 Nguồn: Quyết định 1208/QĐ-TTg

Những năm gần đây Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; ngành điện nói chung, lĩnh vực truyền tải điện nói riêng đã không ngừng phát triển cả về quy mô và công nghệ. Lưới truyền tải điện của EVNNPT đã trải rộng trên khắp cả nước với 105 trạm biến áp (TBA), gần 19.270 km đường dây (ĐZ) 500-220kV và tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Công tác quản lý vận hành lưới truyền tải đứng trước những thách thức không nhỏ. Để đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho đất nước, đòi hỏi cần từng bước chuyên môn hóa công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm,... lưới điện truyền tải, đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cùng với sự hội nhập kết nối lưới điện trong khu vực và phát triển lưới điện thông

67

minh, vấn đề tổ chức quản lý để đảm bảo độ tin cậy và sự ổn định của lưới điện truyền tải là thực sự cần thiết. Do đó dẫn đến yêu cầu cần thiết phải đổi mới tổ chức quản lý khối đường dây, trạm, thí nghiệm, sửa chữa để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trước mắt cũng như các năm tiếp theo.

Về công nghệ, lưới điện truyền tải đã được đầu tư các công nghệ tiên tiến nhằm: (i) Hoàn thiện hệ thống rơle bảo vệ, TĐH, đo đếm, thông tin và các thiết bị đơn lẻ của hệ thống cho toàn bộ lưới điện nói chung và cho lưới điện truyền tải các miền do các Công ty truyền tải điện quản lý nói riêng; (ii) Đáp ứng các đòi hỏi về khả năng tương thích về mặt kỹ thuật của thiết bị, kênh truyền trong hệ thống; (iii) Phối hợp giữa các cấp quản lý và giữa các đơn vị trong cài đặt chỉnh định, cài đặt cấu hình, thí nghiệm, vận hành, sửa chữa, nâng cấp, quản lý nâng cao hiệu quả điều khiển bằng hệ thống TĐH và CNTT truyền tải điện này.

Hơn một thập kỷ trở lại đây, lĩnh vực tự động hóa (TĐH) đã có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của lưới truyền tải điện (TTĐ), EVNNPT

đã và đang triển khai đầu tư các TBA được tích hợp hệ thống điều khiển máy tính với những lợi ích vượt trội so với những trạm điều khiển truyền thống. Với hơn 60 trạm điều khiển tích hợp hiện nay, Việt Nam là thị trường khá lớn của những nhà cung cấp thiết bị về TĐH trạm trong và ngoài nước như ATS, ABB, Siemens, Areva…

Hiện tại, việc tiếp nhận công nghệ các hệ thống TĐH do các nhà thầu trong và ngoài nước triển khai gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế ở nhân sự và cơ chế hoạt động Ban,phòng dẫn đến rất nhiều điểm bất lợi cho EVNNPT như không chủ động và nhanh chóng khắc phục sự cố do phải thuê chuyên gia, khi cần mở rộng hoặc sửa chữa (nâng cấp, mở rộng trạm,..), bị nhà thầu ép giá do tính chuyên biệt của công nghệ hệ thống của họ...Điều này đòi hỏi tính cấp thiết phải phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh để có thể lĩnh hội và làm chủ được công nghệ tích hợp.

Là xương sống của ngành điện, EVNNPT hiện đang quản lý vận hành các đường dây (ĐZ) và trạm biến áp (TBA) từ 220 kV trở lên trên quy mô rộng toàn quốc. Theo Quy hoạch điện VII, từ 2011 đến năm 2020, EVNNPT thực hiện mở rộng, nâng công suất 195 trạm biến áp, đây là một khối lượng rất lớn do đó EVNNPT cần có một sự đầu tư đúng mức để làm chủ được công nghệ cũng như ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý vận hành lưới điện. Nhu cầu cấp thiết của EVNNPT hiện nay là tăng cường,

68

đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nói chung và CNTT nói riêng vào quản lý vận hành lưới điện nhằm nâng cao năng lực và giảm tổn thất xuống 2% tới năm 2015 như nhiệm vụ EVN giao và mục tiêu cao hơn là hướng tới Smart Grid theo chủ trương, chỉ đạo của chính phủ hiện nay.

3.1.2.6. Kết quả đánh giá cơ hội và nguy cơ trong phát triển nguồn nhân lực của Công ty

Khảo sát ý kiến chuyên gia ngành điện về các yếu tố môi trường tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian 2015-2020 được tổng hợp và phân tích bằng ma trận như sau:

Bảng3.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai tác động đến phát triển nguồn nhân lực của Công ty

Các yếu tố tác động Hệ số quan trọng (trọng số) Điểm phản ứng của Công ty Điểm phản ứng theo trọng số Hướng tác động của các yếu tố

1) Thị trường lao động được thiết lập tạo thuận lợi cho

công tác tuyển dụng

0.095 1.8 0.1710 +

2) Kinh phí đào tạo của Công ty do EVNNPT cấp 0.092 3.5 0.3220 +

3) Môi trường xã hội học tập kích thích đào tạo của

Công ty

0.083 2.9 0.2407 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4) Đào tạo ngành điện ở VN đang phát triển 0.074 2.9 0.2146 +

5) Ngành điện là một ngành được ưu tiên đầu tư 0.065 2.6 0.1690 +

6) VN hội nhập nên Công ty có nguồn cung cấp nhân

lực từ ngòai nước

0.050 1.5 0.0750 +

7) Chức năng nhiệm vụ phức tạp gây khó khăn cho bố

trí nhân sự của Công ty

0.086 3.1 0.2666 -

8) Lao động ngành điện nhiều tai nạn nên khó tuyển

dụng

0.104 2.2 0.2288 -

9) Khối lượng quản lý vận hành của Công ty ngày một

tăng 0.081 2.7 0.2160 -

10)Địa bàn hoạt động của Công ty ở vùng sâu và khó

khăn nên khó tuyển dụng 0.110 1.9 0.2090 -

11)Tổ chức nhân sự phụ thuộc cơ chế của EVNNPT 0.077 2.7 0.2079 -

12)Địa bàn hoạt động rộng lớn gây khó khăn cho tuyển

dụng

0.083 2.3 0.1909 -

Cộng 1.000 - 2.5115 -

Nguồn: khảo sát chuyên gia ngành điện của tác giả Ghi chú:

69

Điểm quan trọng của yếu tố được khảo sát theo thang điểm 4, thể hiện mức độ ảnh hưởng của yếu tố đối với sự phát triển nguồn nhân lực của một Công ty truyền tải điện

Điểm phản ứng của Công ty đối với các yếu tố môi trường được khảo sát theo thang điểm 4, thể hiện mức độ tận dụng cơ hội và mức độ né tránh các nguy cơ trong quá trình phát triển nguồn nhân lực

Nhận xét:

 Tổng điểm phản ứng của Công ty đạt 2.5115 là mức điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 3 (Trang 70)