Giới thiệu về Công ty Truyền tải Điện 3

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 3 (Trang 29)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Nêu quá trình hình thành và phát triển của Công ty Truyền tải điện 3 (từ năm 1994 đến nay).

Ngày 1/6/1990, Bộ Năng lượng có quyết định số 99NL-TCCB-LĐ thành lập Sở Truyền tải điện 2 trực thuộc Công ty điện lực 3 - tiền thân của Công ty Truyền tải điện 3 - có nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện và quản lý vận hành lưới điện truyền tải từ cấp điện áp 66kV trở lên trên địa bàn các tỉnh Nam miền Trung và tây Nguyên.

Ngày 30/06/1993 Bộ Năng lượng có quyết định số 559NL/TCCB-LĐ v/v thành lập lại Sở Truyền tải điện 2 là một doanh nghiệp Nhà nước với chức năng nhiệm vụ quản lý xây dựng cơ bản các công trình điện có cấp điện áp từ 35 kV đến 220 kV, quản lý vận hành lưới điện truyền tải có cấp điện áp từ 66 kV đến 220 kV khu vực các tỉnh phía Nam miền Trung và Tây Nguyên.

Ngày 4/3/1995 Bộ Năng lượng có quyết định số 108 NL/TCCB-LĐ thành lập Công ty Truyền tải điện 3 Trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/1995 với nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện truyền tải từ cấp điện áp 110kV đến 500kV trên địa bàn các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên.

Ngày 01/07/2008 Công Ty TTĐ3 trở thành đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Truyền Tải Điện Quốc Gia (NPT) theo quyết định thành lập số 2967/EVN-TCKT- TCCB&ĐT ngày 25/06/2008.

Sơ lược thông tin hiện nay của PTC3: - Tên công ty: Công ty Truyền tải Điện 3

- Tên giao dịch quốc tế: Power Transmission Company No3, viết tắc: PTC3 - Địa chỉ: Số 14 Trần Hưng Đạo, Phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh

Hòa.

- Điện thoại: (058) 3521188 – (08) 2220468 - Fax: (058) 3521836 - 2220469

22 - E-Mail: p1.ptc3@evn.com.vn

Xét về quy mô quản lý vận hành của PTC3 được thể hiện qua Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Khối lượng quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Đường dây: Số tuyến Tổng chiều dài (Km) Số tuyến Tổng chiều dài (Km) Số tuyến Tổng chiều dài (Km) Số tuyến Tổng chiều dài (Km) 220kV 21 1,528.8 31 2,034.3 32 2,045.0 37 2,659.7 500kV 6 593.7 7 742.2 8 1,066.6 10 1,620.2 Cộng 27 2,122.5 38 2,776.5 40 3,111.5 47 4,279.9 Năm Cấp điện áp 2011 2012 2013 2014 Trạm biến áp: Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) 220kV 4 965 6 1.318 6 1.568 7 1.818 500kV 2 2.500 3 2.950 4 3.550 4 3.550 Cộng 6 3.465 9 4.268 9 5.118 11 5.368 Năm Cấp điện áp 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2014-Phòng Kỹ thuật – PTC3

Như vậy, qua các năm gần đây cho thấy khối lượng quản lý vận hành của PTC3 ngày một tăng. 4.280 5.368 3.111 2.776 2.122 5.118 4.268 3.465 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2011 2012 2013 2014 Năm Giá t rị ( Km , MV A )

Chiều dài đường dây (Km) Dung lượng trạm biến áp (MVA)

Đồ thị 2.1: So sánh khối lượng quản lý vận hành qua các năm của PTC3

23

Xét về phạm vi địa lý, PTC3 quản lý vận hành các tuyến đường dây và trạm biến áp tại 9 tỉnh phía Nam Trung bộ và Tây Nguyên gồm: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai.

Hình 2.1: Phạm vi địa lý PTC3 quản lý vận hành lưới điện

Nguồn: internet

Hiện Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia có bốn Công ty truyền tải điện trực thuộc: PTC1, PTC2, PTC3 và PTC4. Trong đó PTC3 là đơn vị có quy mô lớn thứ ba.

PTC4: 42%

PTC1: 29%

PTC2: 12%

PTC3: 17%

Hình 2.2: Tỷ trọng khối lượng quản lý vận hành của các công ty truyền tải điện tính đến cuối năm 2014

Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2014 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 tại Hội nghị Tổng kết diễn ra tại Hà Nội tháng 01/2015

2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý

Để hoạt động SXKD, PTC3 tổ chức mô hình hoạt động bao gồm ba khối chính, đó là khối phòng ban, khối các đơn vị phụ trợ và khối sản xuất trực tiếp:

24

- Khối phòng ban:

+ Văn phòng Công ty (P1): Phòng sẽ tham mưu giúp cho Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý các mặt công tác như: Thi đua tuyên truyền, lưu trữ và chuyển công văn đến, công văn đi. Thực hiện các công tác lễ tân, tổ chức hội nghị,...

+ Phòng Kế hoạch (P2): Giúp Ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động SXKD. Ngoài ra còn theo dõi, quản lý các hợp đồng kinh tế do PTC3 ký kết.

+ Phòng Tổ chức và nhân sư (TC & NS)- P3: Là đơn vị tổng hợp 3 chức năng: Tổ chức lao động, hành chính quản trị và y tế. Với các chức năng này Phòng sẽ tham mưu giúp cho Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý các mặt công tác như: tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, BHXH, bảo hộ lao động, đào tạo nâng bậc, định mức lao động, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống cho toàn thể CBCNV.

+ Phòng Kỹ thuật (P4): Tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa và đào tạo cán bộ công nhân quản lý lưới điện.

+ Phòng Tài chính Kế toán (P5): Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý tài chính theo các quy định của Nhà nước và của EVN, tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

+ Phòng Vật tư (P6): Tham mưu cho Ban Giám đốc về tổ chức cung ứng và tồn trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị từ các nguồn trong và ngoài nước nhằm phục vụ thi công các công trình, cho các công tác theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất. Đồng thời thực hiện công việc đánh giá, quản lý các vật tư thiết bị thu hồi.

+ Phòng Đầu tư - Xây dựng (P7): Tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện việc quản lý về công tác đấu thầu các công trình Sửa chữa thường xuyên, Sửa chữa lớn, Đầu tự xây dựng trong phạm vị PTC3 phụ trách.

+ Phòng Thanh tra Bảo vệ (P8): Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ an toàn tài sản và phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc trong phạm vi PTC3 phụ trách.

+ Phòng Kỹ thuật An toàn (P9): Tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ.

+ Phòng Điều độ (P10): Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, quản lý về xử lý sự cố, bất thường, tổn thất điện năng, đóng cắt điện trên lưới truyền tải .

25

+ Phòng Công nghệ thông tin (P11): Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, quản lý về hệ thống máy tính, thông tin liên lạc trong phạm vi Công ty và kết nối với bên ngoài.

- Khối các đơn vị quản lý trực tiếp và phụ trợ:

+ Các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành lưới điện: Trạm biến áp 500kV Pleiku và 8 Truyền tải điện trực thuộc: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Pleiku, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Đăk Nông và Cao Nguyên.

26

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PTC3

Giám đốc

Phòng TCCB&LĐ

Phòng Tài chính Kế toán

Phòng Kỹ thuật

Phòng Kỹ thuật An toàn

Phòng Thanh tra Bảo vệ

Phòng Vật tư

Phòng Kế hoạch Phòng Đầu tư xây dựng

Truyền tải điện Phú Yên Truyền tải điện Bình Định Truyền tải điện Khánh Hòa Truyền tải điện Cao Nguyên Đội Thí Nghiệm Xưởng Cơ điện Đội Xe Máy Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Xây dựng cơ bản Văn phòng Công ty Truyền tải điện PleiKu Truyền tải điện Đăk Lăk Truyền tải điện Đăk Nông Truyền tải điện Ninh Thuận Khách sạn Công ty

Ph. Công nghệ thông tin Phòng Điều độ

27

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Theo Giấy phép hoạt động điện lực số 3472/GP-BCN ngày 26/12/2003 do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) cấp, chức năng nhiệm vụ của Công ty như sau:

 Quản lý và vận hành hệ thống truyền tải điện đến 500kV trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam Miền trung;

 Tư vấn, giám sát thi công đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 500kV. Phạm vi hoạt động trên toàn quốc.

2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

 Quản lý vận hành lưới điện truyền tải cấp điện áp 220kV- 500kV.  Sửa chữa các thiết bị điện, phục hồi và nâng cấp lưới điện.

 Sửa chữa đường dây 110kV-220kV đang mang điện.

 Xây lắp các công trình điện có cấp điện áp từ 0,4kV đến 500 kV

 Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động, rơle bảo vệ và các thiết bị điện trong trạm điện ở các cấp điện áp.

 Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp.

 Tư vấn công tác quản lý xây dựng, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình điện.

 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, truyền tải điện lữ hành nội địa và quốc tế, các dịch vụ truyền tải điện khác.

 PTC3 tham gia các mảng hoạt động SXKD chính như sau:

- Hoạt động truyền tải điện năng. Đây được xem như nhiệm vụ chính yếu của

PTC3 và được hạch toán phụ thuộc NPT- Tổng Cty Truyền tải điện Quốc gia. Hoạt động truyền tải điện năng được mô tả là: Khâu sản xuất sản sinh ra điện năng và phát lên lưới, bằng các nguồn lực hiện có, PTC3 sẽ tiếp nhận sản lượng điện này (gọi là sản lượng điện nhận) và xác nhận khối lượng với các đơn vị phát thông qua các công tơ đo đếm. Trong quá trình tải điện đi, một phần điện năng sẽ hao hụt trên lưới (gọi là sản lượng điện tổn thất) mà nguyên nhân do sự cố, do tỏa nhiệt, do các tác dụng vật lý khác,... Khi điện được tải đến các ranh giới với các công ty điện lực (khâu phân phối điện), PTC3 sẽ giao sản lượng điện truyền tải được (gọi là sản lượng điện giao) và xác nhận khối lượng với các công ty này thông qua các công tơ đo đếm. Do điện năng là một sản phẩm đặc thù không có

28

dở dang và hết sức thiết yếu nên vấn đề đối với PTC3 là vận hành lưới điện an toàn, liên tục, ổn định và kéo giảm sản lượng điện tổn thất để nâng cao hiệu suất truyền tải điện năng.

- Hoạt động đầu tư xây dựng. Hoạt động này nhằm nâng cấp năng lực sản xuất

hiện có hoặc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp. Mục tiêu của mảng này để ổn định sự an toàn, liên tục của hệ thống và đáp ứng nhu cầu truyền tải điện năng ngày càng tăng. Trong công tác đầu tư xây dựng, nếu là hoạt động cải tạo nâng cấp năng lực tài sản hiện có sẽ gặp khó khăn chính trong việc đăng ký lịch cắt điện để thi công. Nếu là hoạt động xây dựng mới luôn cần sự phối hợp và hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp và bao giờ cũng vướng trong khâu đền bù giải tỏa lấy mặt bằng thi công. Hơn thế nữa, giai đoạn quy hoạch, tính toán thiết kế thường không theo kịp với nhu cầu tiêu dùng điện, dẫn đến có nhiều dự án mới đưa vào khai thác không bao lâu đã phải cải tạo nâng cấp, một việc hết sức lãng phí; chưa kể nếu thi công dự án trong các khu nội đô cũng chưa phối hợp đồng bộ với hệ thống cấp thoát nước, cáp điện thoại,...

- Thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài ngành (gọi là hoạt động SXKD khác). Mục tiêu của hoạt động này nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống điện. Các công việc thực hiện thường là: Tư vấn, khảo sát, thiết kế, thi công các công trình điện; nhận quản lý vận hành thuê; thử nghiệm, trung tu, đại tu các thiết bị điện cao áp; sấy lọc dầu máy biến thế; cho thuê tài sản;... PTC3 tự chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký kết và phụ thuộc vào NPT, được hạch toán lãi (lỗ) và phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định. Kết quả qua các năm được thể hiện như sau:

29

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD khác qua các năm của PTC3

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

(trước thuế) Thuế TNDN

Lợi nhuận (sau thuế) 2011 5,617 5,011 605 151 454 2012 12,241 10,500 1,740 435 1,305 2013 24,201 22,339 1,862 386 1,477 2014 17,498 15,043 2,455 540 1,915 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính-Phòng Tài chính Kế toán – PTC3

2.2. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 3 2.2.1. Khái quát về nguồn nhân lực của Công ty Truyền tải Điện 3

Trong điều kiện SXKD hiện tại của PTC3 và định hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công tác quản trị NNL gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau như: Lập kế hoạch NNL, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trả công lao động, đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác,... Do đó trước khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện cần phân tích tổng thể NNL tại PTC3.

2.2.1.1. Số lượng:

Số lượng lao động của PTC3 ngày càng tăng, nếu năm 1995, thời điểm thành lập PTC3, có 427 người thì đến cuối năm 2014 là 1195 người. Nhìn chung đội ngũ lao động tại PTC3 thời gian qua có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ năm 2014 của PTC3

Nội dung Lao động

gián tiếp Lao động bán trực tiếp Vận hành trạm Vận hành đường dây Khác Cộng Số lượng (người) 137 219 231 518 90 1.195 Tỷ trọng (%) 11,46 18,33 19,33 43,35 7,53

Nguồn: Báo cáo nhân sự 2014-Phòng TC&NS – PTC3

Nếu xét theo cơ cấu lao động theo nghiệp vụ và lấy số liệu của năm 2014, lực lượng lao động gián tiếp (làm việc tại các phòng ban) chiếm tỷ lệ 11.46%, lực lượng lao động bán trực tiếp (làm việc tại khối phụ trợ) chiếm 18.33%, lao động trực tiếp (quản lý vận hành các trạm biến áp và các tuyến đường dây) chiếm 62.68%, còn lại là khác (Bảo

30

vệ) chiếm 7.53%. Kể từ khi EVN ban hành Định biên lao động sản xuất, kinh doanh điện theo Quyết định số 727/QĐ-EVN ngày 14/12/2011 và được PTC3 cụ thể hóa bằng Quyết định số 712/QĐ-TTĐ3 ngày 29/03/2012, tỷ trọng lao động theo nghiệp vụ dần được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện quản lý vận hành.

43.35% 19.33% 18.33% 11.46% 7.53% Gián tiếp Bán trực tiếp Vận hành trạm Vận hành đường dây Khác

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động năm 2014 của PTC3 theo nghiệp vụ

Nguồn: Báo cáo nhân sự 2014- Phòng TC& NS – PTC3

Theo cách tiếp cận này cho thấy lực lượng bảo vệ chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, trên 7% lao động. Đây là nét đặc thù của PTC3 nói riêng và ngành điện nói chung. Các trạm biến áp, các tuyến đường dây luôn cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, một mặt để tránh hiện tượng mất trộm có thể xảy ra, mặt khác để ngăn chặn những âm mưu phá hoại (gây cháy nổ, sự cố,...) mà hậu quả một khi xảy ra khó có thể lường trước được.

2.2.1.2. Cơ cấu

a. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 3 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)