Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà khách.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút thị trường khách công vụ tại Nhà Khách Dân Tộc (Trang 27 - 30)

Chương II Giải phát thu hút thị trường khách công vụ tại nhà khách

2.1.1Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà khách.

tại nhà khách

2.1 Vài nét chiến lược phát triển của nhà khách .

2.1.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà khách. khách.

A, Đánh giá thị trường mục tiêu

Như đã nói ở phần trên. Nhà Khách Dân Tộc đã xác định rõ thị trường mục tiêu của mình là thị trường khách công vụ. Trong điều kiện hiện này nhà khách tập trung khai thác chủ yếu thị trường khách công vụ trong nước. Đây là đối tượng khách của các cơ quan ban ngành tại các tỉnh thành trên cả nước có trụ sỏ chính tại hà nội.

Khi nền kinh tế phát triển hình thành nhiều mô hình công ty mẹ , công ty con, các tập đoàn kinh. Đặt trụ sở chính tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và đặt các chi nhánh tại các tỉnh thành trên cả nước, do đó khối lượng khách là nhân viên tại các chinh nhánh về Hà Nội để tham gia các cuộc họp của các tổng công ty. Điều này đã tạo ra một khối lượng lớn khách công vụ nội địa. Bên cạnh đó các bộ ban ngành cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị hội thảo với ban lãnh đạo các sở ban ngành tại các tỉnh. Mở các lớp tập huấn cho nhân viên của mình. Điều này cũng tạo ra một luồng khách công vụ đến với Hà Nội.

Như các phân tích trên đã cho thấy thị trường mục tiêu mà Nhà Khách Dân Tộc đã lựa chọn là một thị trường khả quan, có nhiều cơ hội hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn thu lớn cho nhà khách. Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên càn có những chiến lược marketting hiệu quả nhằm khai thác triệt để thị trường khách tiềm năng này.

B, Đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để thấy được mối quan hệ của Nhà khách, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của nhà khách so với đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay trên Hà Nội có rất nhiều khách sạn với nhiều thứ hạng khác nhau xong vẫn cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt. Các khách sạn được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nhà Khách Dân Tộc là: Khách sạn La Thành, Khách sạn Dân Chủ, Khách sạn Ngọc khánh….trong việc cung cấp các sản phẩm về lưu trú, dịch vụ ăn uống. Khi nghiên cưu vavs đối thủ cạnh tranh bộ phận kế hoạch dịch vụ cần nghiên cứu các thông tin sau:

+ Đối thủ cạnh tranh có cùng thị trường mục tiêu với nhà khách hay không?

+ Vị trí địa lý cảu đối thủ cạnh tranh có gần trung không? Có tiện đường giao thông không?

+ Đối thủ cạnh tranh cung cấp các sản phẩm như thế nào. Có sản phẩm nào là thế mạnh không?

Từ các thông tin thu thập được bộ phận kế hoạch dịch vụ tiến hành tổng hợp, so sánh những lợi thế của nhà khách với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng một chính sản phẩm phf hợp với đối thủ cạnh tranh. Trong chính sách sản phẩm chỉ rõ nên sản xuất sản phẩm nào, tập trung vào sản phẩm gì?

Các khách sạn như La Thành, Ngọc Khánh, Dân Chủ ….đều có thị trường khách công vụ. Đây là các khách sạn có cùng thứ hạng và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhà khách. Về vị trí địa lí nhà khách dân tộc ó một vị trí rất đẹp năm ngay ngã tư nơi giao cắt của hai con đường Đội Cấn, Liễu Giai. Thuận tiện cho giao thông đi lại nhất là tiện đường ra sân bay quốc tế Nội Bài. Bên cạnh đó giá cả các dịch vụ tại nhà khách luôn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh ở cùng một dịch vụ.. Bên cạnh đó dịch vụ hội nghị hội thảo của nhà khách cũng được dánh giá cao được minh chứng bằng các cuộc hội nghi quan trọng đã được tổ chức tại đậy Điều này có thể là lợi thế cạnh tranh

của nhà khách dân tộc. Do đó việc tập chung xấy dựng mô hình sản phẩm này sẽ amng lại lợi thế so sánh của nhà khách với các khách sạn cùng thư hạng

C, Xu thế phát triển của thị trường khách công vụ.

Trong những năm vừa qua Nhà Khách Dân Tộc đã và đang tập trung khai thác thị trường khách truyền thống ( khách công vụ nội địa )

Vào thời điểm hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức cảu WTO tổ chức thương mại thế giớ. Sự kiện này đã mở ra cho ngành du lcihj rất nhiều cơ hội. Việc mở cửa của nhà nước Việt Nam đã tạo ra sự thông thoáng trong chính sách đầu tư. Điều này đã khuyến khích được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu thị trường và tìm cơ hội đầu tư. Sự xâm nhập của các nhà đầu tư và thị trương Việt Nam đã kéo theo một luồng khách công vụ và thương gia khà lớn. Đây là đối tượng khách có khả năng thanh toán rất cao. Xong đáp ứng được những vị khách khó tính này đòi hỏi phải có một qui trình phục vụ thật chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên lành nghề, kỹ năng nghề nghiệp cao… Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nhà khách. Cơ hội là được mở rộng thị trường khách ngoài nguồn khách công vụ nội dịa ( truyền thống) giưof đây đã có thêm thị trường khách tiềm năng khách công vụ quốc tế. Thách thức là ở chỗ làm sao để tạo ra các sản phẩm dịch vụ đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị trường mới này.

Đứng trước cơ hội và thách thức đó nhà khách cũng đang có nhiều chiến lược phát triển cho riêng mình. Để có thể khai thác tốt thị trường khách nới này. Về đội ngũ nhân viên nhà khách sẽ tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên lành nghề và thông thạo nghiệp vụ. về cơ sở vật chất nhà khách đang chuẩn bị đầu tư giai đoạn hai một tòa nhà 18 tầng sẽ được xây dựng thêm với trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng thị khách công vụ nước ngoài.

Xu thế phát triển của thị khách công vụ tại nhà khách dân tộc là đang mở rộng thị trường khách dần dần đi sau vào khai thác thị trường khách công vụ quốc tế hứa hen đem lại một nguồn lợi nhuận cao cho nhà khách.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút thị trường khách công vụ tại Nhà Khách Dân Tộc (Trang 27 - 30)