Trong giai đoạn hiện nay Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 84 - 139)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Trong giai đoạn hiện nay Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ

Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định đặt ra những nội dung cơ bản để phát triển

Nhƣ phần trên đã trình bày, để củng cố lại Sơn môn, Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung, ban hành bản Thanh quy (nội quy), dựa trên Hiến chƣơng, Nội quy Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nhƣ đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Bản Thanh quy của Sơn môn đƣa ra nhiều vấn đề phù hợp cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay nhƣ: Tôn chỉ, hoạt động, trụ sở, cơ cấu tổ chức, khen thƣởng, kỷ luật… Do bản Thanh quy đƣa ra nhiều vấn đề nhƣ vậy, nếu nhƣ thực hiện cùng một lúc các vấn đề trên Sơn môn sẽ không đủ điều kiện

về nhân lực cũng nhƣ vật lực để thực hiện. Vì vậy, Ban lãnh đạo cùng với các Tăng, Ni trong Sơn môn đƣa ra ba vấn đề quan trọng nhất trong quá trình củng cố cũng nhƣ phát triển Sơn môn trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai đó là:

Công tác Giáo dục Tăng, Ni. Công tác Hoằng pháp.

Tham gia các hoạt động xã hội.

Thứ nhất, công tác Giáo dục Tăng, Ni.

Giáo dục theo quan niệm của đạo Phật là “giáo hóa” cho con ngƣời hiểu đƣợc nghiệp thiện, bất thiện, hƣớng cho con ngƣời thực hành theo con đƣờng thiện pháp, trừ bỏ tham ái, thực hành theo lời dạy của Đức Phật, đạt đƣợc an vui, Niết Bàn. Vì vậy, giáo dục của Phật giáo, đồng nghĩa với việc tu tập. Mục đích giáo dục của Đức Phật không chỉ dạy và học mà là quá trình chuyển hóa nội tâm: chuyển khổ đau thành an vui hạnh phúc, chuyển xấu thành tốt,… Giáo dục của Phật giáo là để giúp cho con ngƣời có cái nhìn chính kiến, hiểu rõ nhân quả, nghiệp báo, duyên khởi của các pháp để đi đến an định nội tâm, không tham lam, không giận dữ,… chuyển hóa tâm bất thiện thành tâm thuần thục. Từ đó sẽ giúp cho con ngƣời có sự tự tin, lạc quan. “Các ông phải siêng tu các điều thiện, nhờ tu điều thiện mà mạng sống lâu dài, nhan sắc thêm tƣơi và đƣợc an ổn, khoái lạc, của báu dồi dào, uy lực đầy đủ”[13, 326-327].

Giáo dục và đào tạo đƣợc Đức Phật rất chú trọng từ khi Tăng đoàn bắt đầu hình thành, nhằm tạo ra một đội ngũ đệ tử để phục vụ đắc lực cho sứ mệnh “Hoằng dƣơng chính pháp, lợi lạc quần sinh”. Trong lịch sử giáo dục nhân loại, không phải ngẫu nhiên Đức Phật đƣợc tôn xƣng là “bậc thầy của cõi trời và cõi ngƣời”, là “bậc điều phục con ngƣời”. Đây chính là hai trong chín danh hiệu đƣợc sử dụng trong hình thức tôn kính Ngài. Chính vì vậy, nội dung giáo dục và đào tạo của Đức Phật là đào tạo ra một đội ngũ đệ tử phục

vụ đắc lực cho sứ mệnh tuyên giảng giáo lý giải thoát của Ngài. Giáo dục và đào tạo Phật giáo với nội dung quan trọng nhất chính là “Tam vô lậu học”, đƣợc thâu tóm trong Giới – Định – Tuệ, nhằm đạt đƣợc sự giác ngộ về bản chất cuộc đời. Đó là một đời sống tu học và thiền định để rèn luyện tự thân.

Nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục Tăng, Ni nhƣ vậy, nên Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung sau khi củng cố lại, trong Ban lãnh đạo Sơn môn cần nghĩ đến việc đào tạo Tăng tài không chỉ cho Sơn môn nói riêng mà còn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, Ban lãnh đạo của Sơn môn cần đƣa ra những vấn đề để giải quyết trong nhiệm vụ giáo dục Tăng, Ni nhƣ sau:

Thứ nhất, trong lịch sử của Phật giáo Việt Nam, rất chú trọng đến việc

đào tạo Tăng tài. Đến khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời vào năm 1981, việc giáo dục Tăng, Ni rất đƣợc chú trọng và coi đây là nhiệm vụ then chốt trong việc phát triển của Giáo hội. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục, Giáo hội đầu tƣ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời nội dung giáo dục đƣợc soạn thảo khoa học, công phu, phù hợp với từng đối tƣợng, từng cấp học. Để tận dụng và phát huy thế mạnh giáo dục của Giáo hội, Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung, động viên, khuyến khích các Tăng, Ni trong Sơn môn tích cực tham gia thi vào học tại các trƣờng Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức.

Bƣớc vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa diễn ra trong mọi lĩnh vực, nên các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng cũng không ngoại lệ. Phật giáo không chỉ hội nhập với đời sống xã hội trong nƣớc, mà còn hội nhập với quốc tế, thông qua đối thoại và giao lƣu văn hóa với Phật giáo thế giới, các tôn giáo bạn, các dân tộc khác trên thế giới. Trƣớc những viễn cảnh này, nội dung giáo dục của các trƣờng trong Giáo hội Phật giáo chƣa bao quát hết, chƣa đáp ứng đủ yêu cầu của hội nhập đặt ra. Ban lãnh đạo Sơn môn, khuyến

khích, động viên các Tăng, Ni trong Sơn môn tích cực tham gia dự thi vào các trƣờng Cao đẳng và Đại học ở trong nƣớc, cũng nhƣ ngoài nƣớc, nhất là các trƣờng có những thế mạnh đào tạo về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, khoa học xã hội… Sau khi tốt nghiệp ở các trƣờng này, một số Tăng, Ni trong Sơn môn sẽ có nền tảng kiến thức xã hội vững chắc, tạo cơ sở cho việc thực hiện, hƣớng dẫn các Tăng, Ni khác trong Sơn môn tham gia vào công tác “Hoằng pháp lợi sinh”. Thậm chí những Tăng, Ni có kiến thức uyên thâm, sẽ đƣợc Sơn môn đề cử với Giáo hội mời tham gia vào việc giảng dạy ở tại các trƣờng Phật học, ở các phân Viện nghiên cứu Phật học.

Nhƣ vậy, các Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung khi đƣợc học trong môi trƣờng giáo dục toàn diện, lại đƣợc nâng cấp đầu tƣ trình độ từ Sơ cấp đến Học viện, tùy theo căn cơ và khả năng của từng ngƣời. Với chƣơng trình đào tạo của các trƣờng Phật học nhƣ vậy, giúp cho Tăng, Ni nói chung, và Tăng, Ni của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung nói riêng sau khi hoàn thành chƣơng trình học tập của Giáo hội sẽ trở thành ngƣời có kiến thức căn bản vững chắc về đạo pháp, hiểu biết thế học, đạo đức tốt. Thông qua hệ thống giáo dục của Giáo hội, sẽ giúp cho Sơn môn phát hiện, sàng lọc đƣợc đội ngũ Tăng tài, tập trung bồi dƣỡng để trở thành hạt nhân phát triển cho Sơn môn sau này.

Thứ hai, do nhiều năm chiến tranh loạn lạc, mà công tác giáo dục trong

Sơn môn ít có điều kiện phát triển. Đến khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời thì Sơn môn lại dựa vào chƣơng trình giáo dục và đào tạo của Giáo hội, mà ít quan tâm trách nhiệm giáo dục trong Sơn môn của mình, dẫn đến việc buông lỏng việc quản lý giáo dục Tăng tài. Đứng trƣớc tình hình này, Ban lãnh đạo Sơn môn cần chấn chỉnh công tác giáo dục của mình, đồng thời đƣa ra những biện pháp sau để giáo dục Tăng, Ni trong Sơn môn.

Giáo dục Tăng, Ni hiểu rõ và thực hiện đầy đủ bản Thanh quy của Sơn môn, bản Thanh quy ra đời căn cứ vào giới luật của Đức Phật chế định, Hiến chƣơng, Nội quy Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, pháp luật của Nhà nƣớc cùng với tính thực tiễn của Sơn môn để ban hành. Tu dƣỡng và thực hiện theo những quy định trong bản Thanh quy sẽ giúp các Tăng, Ni trong Sơn môn không ngừng trau dồi tri thức và đạo hạnh, vững vàng về kiến thức Phật pháp, am hiểu hơn về các vấn đề xã hội, ngăn chặn đƣợc những “tham, sân, si” bộc phát.

Sơn môn trong Phật giáo cũng nhƣ một dòng họ ở ngoài xã hội, vì vậy, cũng có Tổ tông khởi thủy, nên việc giáo dục cho Tăng, Ni trong Sơn môn hiểu về truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn” là rất cần thiết, đồng thời giúp cho Tăng, Ni hiểu rõ đƣợc công trạng của thế hệ Tổ Sƣ trong Sơn môn đi trƣớc, cho thế hệ đi sau học tập và noi theo “tông phong” của mình. Chƣơng trình giáo dục truyền thống này có thể tổ chức hàng năm trong các kỳ họp của Sơn môn, hay tổ chức vào một thời gian nhất định.

Trong giáo dục Sơn môn, vai trò của các vị trụ trì là rất quan trọng. Bởi các vị này hàng ngày trực tiếp, tiếp xúc với các đồ đệ của mình nên hiểu rõ tâm tính, sở trƣờng, sở đoản của từng đệ tử, từ đó sẽ có những phƣơng pháp chỉ bảo, uốn nắn kịp thời, các vị trụ trì cũng là tấm gƣơng để các đệ tử học tập và noi theo.

Thứ ba, Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung cần nhấn mạnh

đến tinh thần tự giáo dục trong mỗi Tăng, Ni. Đức Phật dạy: “Này Ànaanda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nƣơng tựa chính mình, không nƣơng tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nƣơng tựa, không nƣơng tựa vào một gì khác; những vị ấy, này Ànaanda, là những vị tối thƣợng trong hàng Tỳ - kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi”[16, 240-241]. Mỗi ngƣời hãy tự thắp đuốc lên mà đi, tức là Đức Phật nêu cao tinh thần tự

giác trong mỗi con ngƣời, để tự mình đánh thức Phật tính của mình. Cho nên, các Tăng, Ni trong Sơn môn phải tự biết điều hòa cuộc sống trong đời sống phạm hạnh của mình, để đạt đƣợc giải thoát và giác ngộ. Biết hƣớng con ngƣời thích ứng với môi trƣờng sống trong xã hội tiến bộ, phải sống nhƣ thế nào, đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội. Để làm đƣợc điều này, Tăng, Ni trong Sơn môn phải luôn giữ cho lòng đƣợc thanh tịnh, không bị ô nhiễm, điều phục, định đƣợc thân tâm, tiến tới trừ bỏ vô minh, làm tỏ rạng Phật tính của mình. Tăng, Ni trong Sơn môn phải làm cho mình trở thành khuôn mẫu về đạo hạnh cho thế gian quy ngƣỡng, phải thiểu dục, tri túc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giảm bớt sự ăn ngủ, hạn chế thâu nhận sự cúng dƣờng, đồng thời phải có niềm tin vào Tam Bảo, tin vào chính bản thân mình, tin vào tha nhân. Tin vào khả năng của mình để có thể tu hành đi đến giải thoát giác ngộ, không chỉ giúp cho mình mà còn giúp cho tha nhân cũng đƣợc an lạc giải thoát khỏi sự khổ đau của sinh tử luân hồi. Đức Phật dạy các đệ tử về việc giáo dục tự thân để chiến thắng bản ngã của mình, diệt trừ tam độc là chiến thắng vĩ đại nhất.

“Thắng ngàn, ngàn địch chiến trƣờng Chẳng bằng tự thắng bản thân của mình Thắng mình oanh liệt thật tình

Mới là chiến thắng xứng danh hàng đầu”[25, 56].

Thứ hai, công tác Hoằng pháp.

Từ khi có mặt trên đất Việt, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, cho dù bất cứ trong hoàn cảnh nào của lịch sử. Sứ mệnh của Phật giáo là sứ mệnh cứu khổ, ban vui, phá nguy, trừ tai cho dân tộc. Trong bối cảnh xã hội ngày nay, chúng ta gặp rất nhiều điều không vui đã và đang diễn ra trên thế giới nhƣ: chiến tranh, khủng bố, bắt cóc… tiếp tục tạo ra những cảnh tƣơng tàn, chia ly cho nhân loại. Ở trong nƣớc, đạo đức xã hội ngày càng đi xuống

một cách trầm trọng, đến mức báo động nhƣ: con đánh cha, mẹ, vợ chồng chém giết lẫn nhau, một số cán bộ tha hóa, một số bộ phận ngƣời dân xem thƣờng pháp luật, có không ít bộ phận giới trẻ ăn chơi sa đọa, nghiện hút, cờ bạc, rƣợu chè…

Đối với những ngƣời học Phật, sẽ thấy đƣợc nguyên nhân sâu xa của tất cả những hệ lụy trên có thể nói đó là do “tham dục”. Giáo lý của đạo Phật không chỉ giải thích, còn có thể giải quyết đƣợc tất cả những điều đó bằng con đƣờng tu tập Giới – Định – Tuệ, bằng Bi – Trí – Dũng. Đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo cứu khổ. Thế nhƣng, cho đến nay, đạo Phật vẫn còn có ít cơ hội ngăn chặn và tiêu diệt điều ác. Do đó, việc đƣa giáo lý của đạo Phật vào cuộc sống đang trở thành một nhu cầu bức thiết của thời đại hiện nay, để giảm bớt khổ đau, tăng thêm hạnh phúc và an lạc cho con ngƣời. Đứng trƣớc tình thế này, việc đƣa giáo lý của Phật đà đi vào đời sống là nhiệm vụ tối cần của Tăng, Ni Phật giáo Việt Nam nói chung và Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung nói riêng.

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam đảm đƣơng sứ mạng truyền thừa chính pháp của Đức Phật trong Tăng, Ni và đồng bào Phật tử Việt Nam ở hiện tại và tƣơng lai trong cộng đồng dân tộc. Cứu cánh của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát. Vì vậy, sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Giáo hội là hƣớng về đời sống xã hội, làm cho ý nghĩa đích thực của Phật giáo đƣợc thể hiện trong những công trình xây dựng quốc độ, mang lại hạnh phúc trong đời sống con ngƣời về vật chất lẫn tinh thần”[26, 36 -37].

Nhƣ vậy, việc đƣa giáo lý của đạo Phật vào cuộc sống là một vấn đề có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa sâu sắc đối với việc xây dựng một xã hội lành mạnh, thanh bình, an lạc, đây cũng là thể hiện vai trò hoằng pháp với tinh thần “Hộ quốc an dân” trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Trong những năm gần đây, dƣới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trên tinh thần thống nhất về phƣơng châm, ý chí, hành động trên cơ sở kế thừa phát triển có chọn lọc, phát huy những mặt tích cực, loại bỏ những mặt hạn chế, Phật giáo có những bƣớc phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi miền đất nƣớc. Dƣới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng sự chỉ đạo của các vị cao Tăng trong Ban lãnh đạo Sơn môn, Tăng, Ni của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung đạt đƣợc nhiều thành tựu trong sự nghiệp hoằng dƣơng chính pháp. Trong đó có các đạo tràng: Bát quan trai, Pháp hoa, niệm Phật, tu thiền, các lớp giáo lý, các khóa tu Phật thất, khóa tu cho thanh thiếu niên mùa hè… lần lƣợt đƣợc ra đời trong nhiều chùa thuộc Sơn môn nhƣ: chùa Trà Lũ Trung, chùa Lãng Lăng, chùa Phổ Chiếu, chùa Đại Bi, chùa Vọng Cung, chùa Phúc Long, chùa Giao Hƣơng, chùa Thọ Vực, chùa Đoan Khê…

Thế nhƣng, bên cạnh những thành tích đáng vui mừng thì sự nghiệp hoằng pháp chƣa phát huy đƣợc hết tính năng động, những thế mạnh của nó, vẫn còn những khiếm khuyết mà Tăng, Ni nói chung, Tăng, Ni thuộc Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung nói riêng không thể không quan tâm trong sự nghiệp hoằng dƣơng Phật pháp của mình.

Một là, Đạo Phật vẫn chƣa hấp dẫn đƣợc giới trẻ, ngƣời đi chùa phần lớn

là ngƣời lớn tuổi, vì có quan niệm “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Họ cứ nghĩ chùa chiền là dành cho những ngƣời già, nên cho rằng đến tuổi già mới tới chùa tu tập, làm phúc để an hƣởng quãng đời còn lại. Ngƣời lớn tuổi đến chùa tu tập là một điều tốt, nhƣng không lẽ đạo Phật là đạo chỉ dành cho ngƣời già thôi sao?

Hai là, Một số đông quần chúng theo đạo Phật bằng tín ngƣỡng, họ đến

chùa lễ Phật cầu nguyện nhƣ một nhu cầu quen thuộc, hay để thỏa mãn ƣớc vọng thầm kín nào đó. Ngƣời trí thức ngại đến chùa, vì đến chùa họ bị lạc lõng giữa biển ngƣời với khói hƣơng nghi ngút. Ngƣời trẻ tuổi ít đến chùa, vì những thú vui ngoài xã hội đang cuốn hút họ. Vì vậy, mà triết lý sống của đạo

Phật vẫn chƣa đƣợc xã hội biết đến nhiều, vẫn chƣa trở thành một lối sống

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 84 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)