Hoàn thiện tổ chức của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 75 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Hoàn thiện tổ chức của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ

Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định hiện nay

2.2.1. Hoàn thiện tổ chức của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định hiện nay Lũ Trung ở tỉnh Nam Định hiện nay

Từ sau Hội nghị trung ƣơng V khóa VIII (1998), Đảng ta luôn chú trọng đến phát triển văn hóa, coi văn hóa là “động lực” phát triển bền vững đất nƣớc. Đi đôi với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc đổi mới về tƣ duy đối với vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng. Đảng khẳng định, tôn giáo, tín ngƣỡng là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Với sự thay đổi mạnh mẽ trong tƣ duy, Đảng và Nhà nƣớc ta, quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần của các chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo, đồng thời tạo mọi điều kiện để các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng Hiến pháp, pháp luật, đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Chính sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nƣớc, tạo ra một giai đoạn hƣng khởi của các tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam.

Phật giáo với tƣ cách là hình thái ý thức xã hội, một tiểu kiến trúc thƣợng tầng, cũng chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Từ khi đất nƣớc đổi mới, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, Phật giáo dƣới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có những bƣớc phát triển vững chắc, từ đó có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.

Từ khi ra đời, thống nhất tổ chức từ trung ƣơng đến địa phƣơng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn chú trọng chăm lo đến đời sống tín ngƣỡng của

tín đồ Phật tử, tích cực truyền bá văn hóa Phật giáo, nhất là văn hóa đạo đức Phật giáo ra ngoài xã hội, góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với Đảng và Nhà nƣớc chung tay xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tạo ra sức đề kháng giúp nền văn hóa Việt Nam đào thải, gạt bỏ những yếu tố văn hóa ngoại lai cho dân tộc. Để tiếp tục sự nghiệp “phụng sự Đạo pháp – phục vụ Dân tộc”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tăng cƣờng tinh thần đoàn kết trong các tổ chức Sơn môn, hệ phái, đoàn kết tất cả Tăng, Ni, cƣ sĩ Phật tử dƣới mái nhà chung của Giáo hội. Đoàn kết Phật giáo Việt Nam thành một khối, chính là thực hiện nguyên tắc căn bản nhất trong tổ chức Tăng đoàn do Đức Phật răn dạy cho các đệ tử: “Này các Tỳ kheo, khi nào các chúng Tỳ kheo tụ tập trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ kheo sẽ đƣợc cƣờng thịnh không bị suy giảm”[14, 547].

Sở dĩ tinh thần đoàn kết đƣợc Đức Phật cũng nhƣ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề cao là vì: đoàn kết để tạo ra sức mạnh bảo vệ Đạo pháp, tạo ra sức mạnh để “Hộ quốc an dân”. Đoàn kết là lối sống đạo hạnh của ngƣời theo đạo, đoàn kết sẽ liên kết các Sơn môn, hệ phái để tạo ra tiếng nói chung, vì thế đạo Phật đƣợc hƣng thịnh. Tinh thần đoàn kết của đạo Phật cũng phù hợp với tinh thần đoàn kết của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung luôn tâm nguyện trở thành một bộ phận khăng khít không thể tách dời của Giáo hội. Tăng, Ni của Sơn môn trong quá trình hoạt động luôn tuân thủ Hiến chƣơng, Nội quy Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành. Tuy nhiên, để thực hiện tinh thần đoàn kết cũng nhƣ Hiến chƣơng và Nội quy Tăng sự của Giáo hội đƣa ra, đối với Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung còn gặp một số khó khăn sau đây:

Một là, Do chiến tranh loạn lạc, những tài liệu của Sơn môn bị thất lạc

không còn nguyên vẹn, các thế hệ sau ít có điều kiện tìm hiểu lịch sử của Sơn môn, nhất là những tƣ tƣởng, Thanh quy của các vị Tổ Sƣ đi trƣớc. Từ đó, dẫn đến tình trạng khuyết thiếu tƣ tƣởng của Tổ Sƣ soi đƣờng cho hậu thế kế thừa.

Hai là, Cũng vì chiến tranh loạn lạc, Tăng, Ni của Sơn môn phân tán đi

nhiều nơi. Trong khi đó hệ thống truyền thừa của Sơn môn lại không có (sơ đồ phả hệ), nên các Tăng, Ni đời sau không nắm rõ đƣợc vị trí trƣởng thứ, chi ngành của mình trong Sơn môn.

Ba là, Từ ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời thay các Sơn môn,

hệ phái quản lý về mặt hành chính đối với con ngƣời, tổ chức, bên cạnh những mặt tích cực, xuất hiện một số nhƣợc điểm: các Tăng, Ni có xu hƣớng ly tâm khỏi Sơn môn, hệ phái, công tác quản lý và đào tạo của Sơn môn, hệ phái nhƣ xƣa dần mờ nhạt. Từ nhƣợc điểm này, dẫn đến một số hệ lụy không tốt cho Giáo hội, nhất là tình trạng “nƣớc xa không cứu đƣợc lửa gần”, một số Tăng, Ni không còn sống đúng với đời sống phạm hạnh, không giữ gìn giới luật, quy củ thiền gia, lìa xa cộng đồng Tăng lữ, không còn giữ phép lục hòa cộng trụ. Vì vậy, làm ảnh hƣởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm chia rẽ, mất đoàn kết trong Tăng đoàn, cũng nhƣ Sơn môn, hệ phái.

Từ những lý do cơ bản trên, đƣợc sự chỉ đạo của trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với mong muốn duy trì truyền thống “tông phong” của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung, những vị cao Tăng trong Sơn môn, đứng đầu là Thƣợng tọa Thích Thanh Giác, tổ chức họp bàn với toàn thể Tăng, Ni trong Sơn môn, tìm ra biện pháp củng cố lại Sơn môn, nhằm làm cho “Tông phong vĩnh chấn, Tổ ấn trùng quang”, cũng là duy trì cho Tăng đoàn của Sơn môn đƣợc hƣng thịnh, phát triển nhƣ lời dạy của Đức Phật trong kinh Trƣờng A Hàm.

“Các Tỳ-kheo cần phải thƣờng xuyên tụ họp, và tụ họp đông đảo để giảng luận Chánh pháp, khiến cho có sự hòa hợp trên dƣới của các Tỷ-kheo.

Các Tỳ-kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp, và chấp hành Tăng sự trong tinh thần đoàn kết.

Chúng Tỳ-kheo không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng đƣợc ban hành; và cũng không bãi bỏ những luật lệ đã đƣợc ban hành từ trƣớc; sống đúng những gì đã đƣợc quy định bởi cộng đồng Tăng lữ.

Các Tỳ-kheo luôn luôn phải kính trọng, phục vụ các Tỳ-kheo trƣởng lão, những vị có nhiều kinh nghiệm tu tập trong Chánh Pháp Luật, sẵn sàng nghe theo những lời khuyên dạy của các bậc trƣởng thƣợng nhƣ thế.

Các Tỳ-kheo sống không bị lôi cuốn bởi những tham ái.

Trú xứ cộng đồng các Tỳ-kheo luôn luôn là những trú xứ nhàn tịnh. Các Tỳ-kheo sống an trú trên chánh niệm tạo thành một cộng đồng sinh động, khiến cho các bạn đồng tu từ những phƣơng khác nếu chƣa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc”[13, 89].

Ngày 16 tháng 05 năm 2015, Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung tổ chức Hội nghị toàn Sơn môn. Mục đích Hội nghị củng cố lại Sơn môn, bầu ra Ban Điều hành của Sơn môn, thiết lập bản Thanh quy mới cho Sơn môn, phù hợp với công cuộc “hoằng pháp lợi sinh” trong thời hiện tại, với ý nghĩa cao cả là: “tiếp tục thắp sáng ngọn đèn thiền mà Chƣ Vị lịch đại Tổ Sƣ của Sơn môn để lại”.

Ngoài việc duy trì giới luật của Đức Phật đã chế định, thực hiện đƣờng lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, Hiến chƣơng cũng nhƣ Nội quy Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội nghị căn cứ vào giới luật của Đức Phật, Hiến chƣơng, Nội quy Tăng sự của Giáo hội cũng nhƣ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Ban lãnh đạo Sơn môn đƣa ra một bản Thanh quy hoạt động riêng cho Sơn môn, hƣớng tới mục tiêu “nhằm thắt chặt

khối đại đoàn kết, sách tấn cho Tăng, Ni trong Sơn môn giữ gìn “Tông phong Tổ ấn” theo phép lục hòa cộng trụ, giúp đỡ nhau tu học, hành đạo, thực hiện phƣơng châm: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”[69, 35].

Trong bản Thanh quy Sơn môn đƣa ra những vấn đề quan trọng sau: Ban Chứng minh có nhiệm vụ chứng minh các Phật sự của Sơn môn, biểu dƣơng tinh thần cho Tăng, Ni trong Sơn môn.

Ban Điều hành Sơn môn bao gồm: 01 Trƣởng Ban, 03 Phó Trƣởng Ban thƣờng trực, các Phó Ban chuyên trách. Sơn môn suy cử đƣợc Thƣợng tọa Thích Thanh Giác giữ chức Trƣởng Ban Điều hành, đây là chức vụ rất quan trọng. Bởi vì, thông qua lãnh đạo, tác động có nghệ thuật đến các thành viên trong Sơn môn, giúp cho mỗi Tăng, Ni tự nguyện, nhiệt tình phấn đấu để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Vai trò của ngƣời lãnh đạo là sự chỉ dẫn, điều hành, đi trƣớc trong mọi công tác Phật sự. Chính yếu tố này đòi hỏi nhiều phẩm chất ƣu việt của ngƣời đứng đầu Sơn môn. Trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, bảo đảm cho Tăng, Ni trong Sơn môn hoạt động đúng giới luật của Đức Phật chế định, Hiến chƣơng, Nội quy Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, pháp luật của Nhà nƣớc, có sự hài hòa giữa các bộ phận, các Ban riêng lẻ hay mỗi cá nhân, tạo nên một sức mạnh của tập thể thống nhất trong việc thực hiện những mục tiêu đề ra.

Sau khi đƣợc Tăng, Ni trong Sơn môn suy cử vào vị trí Trƣởng Ban Điều hành, bằng trí tuệ, lòng nhiệt huyết, Thƣợng tọa đã nhiếp phục đƣợc Tăng chúng trong Sơn môn, cùng với Tăng, Ni giữ gìn truyền thống của Sơn môn, xây dựng phát triển Sơn môn vững mạnh trong thời đại mới. Cùng với việc suy cử Trƣởng Ban Điều hành, Tăng, Ni trong Sơn môn bầu ra những chức danh chủ chốt của các tiểu Ban sau đây để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đặt ra. Trƣởng Ban Điều hành Sơn môn có trách nhiệm: Trực tiếp lãnh đạo và xúc tiến các Phật sự trong Sơn môn. Các Phó Trƣởng Ban thƣờng trực Ban

Điều hành Sơn môn có trách nhiệm: Phụ giúp các Phật sự cho Trƣởng Ban Điều hành Sơn môn, thay mặt Trƣởng Ban Điều hành Sơn môn khi đƣợc thừa sự ủy nhiệm của Trƣởng Ban.

Ban Thƣ ký:

Chánh Thƣ ký có trách nhiệm: điều hành Văn phòng, thu nhận, phổ biến các văn thƣ của Sơn môn, thông báo các Phật sự, ký văn thƣ mời các cuộc họp... Phó Thƣ ký kiêm Chánh Văn phòng, các Phó Thƣ ký có trách nhiệm: phụ tá Chánh Thƣ ký về chuyên môn của Văn phòng, thay mặt Chánh Thƣ ký khi vắng mặt điều hành các việc cần thiết của Văn phòng.

Tiểu Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng, Ni có trách nhiệm: Phối kết hợp với Ban Thƣ ký bổ túc, hoàn thiện sơ đồ Sơn môn, danh sách Tăng, Ni và các chùa của Sơn môn. Khuyến khích, động viên Tăng, Ni tu học theo chính pháp, bài trừ những hủ tục lạc hậu. Sống và làm việc theo giới luật Đức Phật chế định, Tăng chế, pháp luật Nhà nƣớc...

Tiểu Ban Hoằng pháp, Ban Hƣớng dẫn Phật tử có trách nhiệm: Tổ chức diễn giảng Phật pháp, quy y Tam Bảo, hƣớng dẫn các thời khóa tu tập cho Phật tử vào những ngày lễ khi đƣợc yêu cầu của các chùa trong Sơn môn.

Tiểu Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa, Ban Xây dựng, Ban Truyền thông có trách nhiệm: Phối kết hợp với các Tăng, Ni trụ trì thuộc Sơn môn tổ chức điều hành các nghi lễ cầu an, cầu siêu…

Tiểu Ban Từ thiện xã hội có trách nhiệm: Tổ chức cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lũ… Tổ chức phòng phát thuốc Đông, Tây y, khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân, ngƣời nghèo. Lập các lớp học tình thƣơng hoặc nuôi trẻ mồ côi (nếu có phải tuân thủ quy định của Giáo hội, pháp luật Nhà nƣớc).

Tiểu Ban Kiếm soát có trách nhiệm: Kiểm soát trật tự trong các cuộc họp. Xác nhận, thẩm tra về uy nghi, những vi phạm Nội quy của Tăng, Ni trong Sơn môn[69, 41-45].

Nhƣ vậy, với những tiểu Ban đƣợc Tăng, Ni trong Sơn môn bầu ra, về mặt cơ cấu tổ chức bƣớc đầu đƣợc hoàn thiện. Hai năm qua, trong quá trình hoạt động thực tiễn, các tiểu Ban trong Sơn môn, tổ chức thành công các Hội nghị thƣờng niên của Sơn môn. Nhiều kế hoạch đƣa ra bƣớc đầu đƣợc triển khai trong thực tiễn, thu đƣợc những thành tựu rất đáng khích lệ. Các Tăng, Ni đều thực hiện tốt bản Thanh quy của Sơn môn. Nhiều Tăng, Ni trẻ tích cực tham gia theo học tại các trƣờng Phật học của Giáo hội tổ chức, các trƣờng thế học để mở mang trí tuệ, phục vụ cho sự nghiệp “Hoằng pháp lợi sinh, phục vụ dân tộc”. Những ngày lễ húy kỵ các Hòa thƣợng quá cố, đƣợc Tăng, Ni trong Sơn môn tề tựu đầy đủ, làm lễ tƣởng niệm, cầu siêu, ôn lại hành trạng của các bậc danh Tăng, nhắc nhở các hàng hậu duệ trong Sơn môn phát huy tinh thần “nhập thế” của các Ngài đi trƣớc. Thông qua các buổi họp sơ kết, tổng kết hàng năm, các Tăng, Ni trong Sơn môn có cơ hội gặp gỡ, giao lƣu, trao đổi về kinh nghiệm tu tập, hoằng dƣơng chính pháp, giúp đỡ lẫn nhau, qua đó củng cố tinh thần đoàn kết, xây dựng, phát triển Sơn môn ngày càng vững mạnh, đúng với tinh thần Đức Phật dạy “Này các Tỳ kheo, khi nào các chúng Tỳ kheo tụ tập trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ đƣợc cƣờng thịnh không bị suy giảm”[14, 547].

Đức Phật dạy các đệ tử mục đích của việc hoằng pháp “Này các Tỷ- kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thƣơng tƣởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chƣ Thiên và loài Ngƣời”[15, 235]. Thực hiện lời di huấn của Đức Phật, Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung hiện nay không ngừng hoằng dƣơng Phật pháp, lợi lạc quần sinh ở khắp mọi nơi, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu của mình. Theo cổ truyền, Phật giáo không tham gia vào chính trị, nhƣng khi đến nƣớc ta, các Thiền sƣ của Phật giáo Việt Nam thể hiện tinh thần “Tùy

duyên bất biến”, khi cần thiết thì tham gia chính sự để nói lên sự thật chân lý của mình đó là, tự giải thoát mọi khổ đau để đạt đƣợc trí tuệ vốn sẵn có trong mỗi con ngƣời. Chủ trƣơng không tham gia vào chính trị của Phật giáo đã tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nƣớc và tôn giáo, tránh gây ra những xung đột làm hại đến quần sinh vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, Phật giáo luôn sẵn sàng nhập thế cứu đời, khi đất nƣớc, nhân dân cần, khi làm xong nhiệm vụ của mình với chính trị, các Thiền sƣ lại trở về với nơi cảnh thiền yên tĩnh để tu tập “công thành thân thoái”.Tăng, Ni trong Sơn môn Trà Lũ Trung hiện nay vẫn tiếp tục duy trì truyền thống “nhập thế” của Phật giáo Việt Nam nói chung, truyền thống của Sơn môn nói riêng, tích cực tham gia vào các hoạt động Phật sự để cống hiến cho Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội nhƣ: tham gia lãnh đạo các cấp Giáo hội, các tổ chức chính trị xã hội.

Bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào, trong cơ cấu tổ chức của Sơn môn, vẫn tồn tại một số nhƣợc điểm: Việc hoạt động của một số tiểu Ban

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)