Khái quát quá trình du nhập và phát triển của dòng thiền Lâm Tế ở

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 31 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái quát quá trình du nhập và phát triển của dòng thiền Lâm Tế ở

Tế ở Đàng Ngoài Việt Nam

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, sau đó đƣợc truyền đi nhiều nơi. Với tinh thần “tùy duyên” Phật giáo đi đến đâu cũng kết hợp với văn hóa tín ngƣỡng bản địa, hình thành nên Phật giáo mang bản sắc quốc gia dân tộc. Phật giáo khi truyền tới Trung Quốc kết hợp với Đạo Nho, Đạo Lão cùng với tín ngƣỡng bản địa hình thành nên Phật giáo Trung Quốc với nhiều tông phái khác nhau nhƣ: Tịnh Độ tông, Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông… Trong đó có Thiền tông do Bồ Đề Đạt Ma sáng lập vào năm 520, cũng là ngƣời đầu tiên mang tƣ tƣởng thiền từ Ấn Độ sang Trung Hoa. Thiền tông phát triển rất nhanh chóng trên đất nƣớc Trung Hoa, đến thời lục tổ Huệ Năng, Thiền tông ở Trung Hoa phát triển rất rực rỡ, phân chia ra thành nhiều nhánh, trong đó có nhánh thiền Lâm Tế do Thiền sƣ Nghĩa Huyền sáng lập, sau đó đƣợc thiền sƣ Chuyết Chuyết truyền vào Việt Nam.

Thiền là gì? Theo Từ điển Phật học Huệ Quang: “Trạng thái định huệ

đồng đều, tâm chuyên chú vào một đối tƣợng nào đó, vắng lặng tƣ duy. Thiền là pháp tu chung Đại thừa, Tiểu thừa, ngoại đạo, phàm phu nhƣng mục đích và đối tƣợng tƣ duy thì khác nhau. Thiền và các thứ định khác gọi chung là thiền định, có thuyết cho thiền là một loại định nên gọi tu thiền trầm tƣ là thiền tƣ”[11, 5507].

Từ điển Phật học Huệ Quang cho rằng “Một phái thiền tông Trung

Quốc, do ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền (?- 867) thuộc pháp hệ ngài Nam Nhạc Hoài Nhƣợng khai sáng vào đời Đƣờng, một trong Ngũ gia Thất tông của thiền tông, một trong mƣời ba tông của Nhật Bản”[11, 2395].

Trong Ngũ gia thiền (Quy Ngƣỡng, Tào Động, Lâm Tế, Vân Môn, Pháp Nhãn) thì phái thiền Lâm Tế phát triển mạnh nhất với thiền pháp độc đáo, ảnh hƣởng rộng lớn, trở thành tông phái lớn mạnh nhất của Thiền tông Trung Hoa. Cho đến ngày nay, trong Ngũ gia Thất tông còn lại Lâm Tế tông và Tào Động tông.

Thiền sƣ Lâm Tế Nghĩa Huyền (? – 867). Ngài Nghĩa Huyền họ Hình, quê ở Nam Hoa, Tào Châu (nay là Hà Trạch, Sơn Đông), không rõ năm sinh, tịch năm 867, vua ban tên Thụy là Tuệ Chiếu thiền sƣ. Nhân duyên khai ngộ của Lâm Tế ở chỗ Hoàng Bá và những tƣ tƣởng của dòng thiền Lâm Tế và chịu ảnh hƣởng rất lớn của Hoàng Bá.

Những tƣ tƣởng cơ bản của dòng thiền Lâm Tế: Phật tính luận của Phật giáo Đại thừa là cơ sở lý luận trọng yếu của Thiền tông. Tƣ tƣởng Phật tính này cho rằng tất cả mọi ngƣời đều có Phật tính, các thiền sƣ khi thuyết pháp thƣờng dùng nhiều kiểu biểu đạt rất đặc biệt, tránh tất cả những khái niệm ngôn ngữ chính xác. Trong Ngữ lục Lâm Tế rất ít nói đến “Phật tính”, mà thƣờng dùng chữ “Tâm” với các góc độ khác nhau để diễn tả khái niệm này và hình tƣợng hóa gọi là “Vô vị chân nhân” (chân nhân không ngôi vị).

Điểm đặc sắc chủ yếu của tƣ tƣởng thiền pháp Lâm Tế là yêu cầu ngƣời học đạo đầu tiên cần phải có “Kiến giải chân chính” đối với Phật pháp, giải thoát và tu hành, phải xác lập tự tín, tin rằng bản tâm của mình không khác biệt với Phật và tu hành không tách rời cuộc sống thƣờng ngày.

Kiến giải chân tính: Bộ phận chính của Lâm Tế lục là những lời khai

thị, trong đó có những đoạn Lâm Tế dạy đồ chúng phải xác lập đƣợc kiến giải chân chính. “Kiến giải chân chính là kiến giải chính xác đối với Phật pháp. Điều này không ngoài sự xác lập kiến giải thống nhất với tông chỉ của Thiền tông đối với những vấn đề nhƣ thế gian và xuất thế gian, phiền não và Bồ đề, không và hữu, sắc và tâm… Lâm Tế không yêu cầu thông hiểu kinh, luận,

không xét trí tuệ ngƣời học đạo, mà chỉ yêu cầu sự kiến giải chân chính. Lâm Tế cho rằng; có đƣợc kiến giải chân chính mới có thể xác lập đƣợc lòng tin đạt đƣợc giải thoát, minh xác hành vi chuẩn tắc, tuy ở trong hoàn cảnh thế tục cũng không bị ảnh hƣởng trói buộc mà tự do tự tại không bị ngƣời khác, học thuyết khác mê hoặc”[12, 223].

Quan niệm “kiến giải chân chính” của thiền Lâm Tế có hai điểm chủ

yếu là sự phát huy học thuyết Phật tính của Phật giáo Đại thừa và tƣ tƣởng tính không Bát nhã. Lâm Tế cho rằng: Phật ở ngay tự tâm, không phải tìm cầu bên ngoài và tất cả sự vật hiện tƣợng đều là không, vô tự tính. Vì vậy, không chỉ đừng chấp trƣớc vào sự vật, luôn cả tự tính và cảm nhận của bản thân cũng không đƣợc chấp trƣớc. Lâm Tế yêu cầu phải dựa vào hai quan điểm trên để xác lập nguyên tắc tu hành, truyền pháp và xử thế.

Vô vị chân nhân: Là một tƣ tƣởng trọng tâm của thiền Lâm Tế, là một

công án thiền tông, công án này nói về cơ duyên vấn đáp giữa thiền sƣ Lâm Tế Nghĩa Huyền với một vị Tăng, trong lúc thiền sƣ đang thƣợng đƣờng dạy chúng .“Sƣ thƣợng đƣờng nói trong khối thịt đỏ có một vị chân nhân thƣờng ra vào nơi mặt mũi của các ông, ngƣời chƣa chứng hãy khán! Hãy khán! lúc ấy có một vị Tăng bƣớc ra hỏi: “Thế nào là vô vị chân nhân?” “Sƣ bƣớc xuống giƣờng thiền, nắm ngực vị Tăng bảo: “Nói mau! Nói mạnh”, vị Tăng suy nghĩ, sƣ xô ra bảo: “Vô vị chân nhân là cứt khô gì?”, rồi quay về phƣơng trƣợng”[11, 2393].

Theo Lâm Tế thì “vô vị chân nhân” chính là tinh thần của con ngƣời, bao quát ý thức, cảm giác và tất cả tác dụng của tinh thần. Lâm Tế dùng hình tƣợng để biểu thị, vô vị chân nhân chính là tự tính tất cả mọi ngƣời đều có, chính là Phật tính. Đối với Phật tính thì không thể dùng ngôn ngữ văn tự để biểu đạt, đối với câu hỏi của vị Tăng kia chỉ có thể tránh mà không đáp. Công

án này nói lên mỗi ngƣời đều có sẵn Phật tính, không cần phải hƣớng ra ngoài tìm cầu chỉ do bị nhiễm ô nên không hiển lộ.

Vô tu vô chứng: Theo quan niệm của thiền phái Lâm Tế; tâm chính là

Phật, Phật ở tự thân không phải tìm cầu bên ngoài, phản đối việc tìm cầu giải thoát từ bên ngoài, chủ trƣơng vô tu vô chứng. Thiền phái này cho rằng Phật pháp không tách rời cuộc sống hiện thực, tự do tự tại cũng chính là Phật đạo. Trong quá trình tu hành ngƣời tu lúc nào, ở đâu cũng không bị ràng buộc bởi ngoại giới, phải tự chủ, phải tin rằng chính bản thân mình là Phật. Mọi hành sự trong cuộc sống hàng ngày đều thể hiện Phật tính, đều là khế cơ để giải thoát thành Phật. Tu hành chính là ngƣng nghỉ thân tâm, chẳng có truy cầu, đừng cầu bên ngoài vì cầu thì tất sẽ khổ.

Tứ liệu giản: Đây là bốn pháp giảm biệt do ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền

lập ra, tức bốn quy tắc có năng lực thích ứng theo thời cơ, tùy nghi cho hay đoạt tự tại, giết chết hay cứu sống để giáo hóa ngƣời học.

“1. Đoạt nhân bất đoạt cảnh: Tức đoạt chủ quan chỉ còn khách quan, ngoài vạn pháp không thừa nhận chính mình để phá trừ chấp trƣớc đối với nhân kiến, ngã kiến.

2. Đoạt cảnh bất đoạt nhân: Tức đoạt khách quan chỉ còn chủ quan, quán thế giới cảnh hiện trong tâm mình để phá trừ quan điểm cho pháp là thật có.

3. Nhân cảnh câu đoạt: Tức phủ định kiến chấp chủ quan, khách quan, phá luôn cả ngã chấp và pháp chấp.

4. Nhân cảnh câu bất đoạt: Tức khẳng định sự tồn tại của chủ quan lẫn khách quan”[11, 4798].

Tứ chiếu dụng: Tƣơng ứng với Tứ liệu giản, một phƣơng pháp để tiếp

dẫn ngƣời học đạo của Lâm Tế là Tứ chiếu dụng.

“Ta có lúc chiếu trƣớc dụng sau Có lúc dụng trƣớc chiếu sau

“Chiếu” là quán chiếu chỉ nhận thức đối với khách thể. “Dụng” chỉ nhận thức đối với chủ thể. Tứ chiếu dụng căn cứ vào nhận thức khác nhau đối với khách thể của ngƣời tham thiền để chọn phƣơng pháp dạy khác nhau, mục đích là phá trừ ngoại niệm thế tục, xem chủ thể và khách thể đều là thực tại.

Tứ hét: Tiếng hét của Lâm Tế từng gây rung chuyển núi đồi chập trùng,

làm rung động thiền môn. Kẻ nào nghe phải khiếp đảm đầu óc nhƣ vỡ tung ngay. Lâm Tế sử dụng nó nhƣ một tuyệt tác phi thƣờng, âm ba tựa muôn ngàn âm thanh quái đảm, khủng khiếp trỗi lên cùng lúc đẩy lùi khoảng không đến tận cùng sự vật. Tiếng hét có bốn tác dụng mà Thiền sƣ Lâm Tế Nghĩa Huyền lập ra để tiếp dẫn ngƣời học. “Sƣ nói với một vị Tăng: có khi tiếng hét nhƣ kiếm báu kim cƣơng vƣơng, có khi một tiếng hét nhƣ sƣ tử lông vàng ngồi xổm trên đất, có khi tiếng hét nhƣ cần câu, bóng cỏ, có khi một tiếng hét không có tác dụng của một tiếng hét. Ông có hiểu không? Vị tăng suy nghĩ sƣ bèn hét.”

Tiếng hét thứ nhất là tiếng hét phát ra đại cơ khi ngƣời học chấp trƣớc vào tri giải tình lƣợng, câu nệ vào danh tƣớng câu cú thì dùng tiếng hét này, bấy giờ tiếng hét giống nhƣ có kiếm báu chém vật. Tiếng hét thứ hai là tiếng hét đại cơ đại dụng, khi ngƣời học muốn suy lƣờng chỗ thấy của bậc thầy để trình kiến giải nhỏ hẹp của mình thì bậc thầy hét này để phá trừ, nhƣ khi sƣ tử rống thì đầu dã can bị vỡ. Tiếng hét thứ ba dùng để trắc nghiệm ngƣời học hoặc ngƣời học dùng tiếng hét này để trắc nghiệm gia sƣ. Tiếng hét thứ tƣ là tiếng hét hƣớng thƣợng, gồm thâu cả ba tiếng hét trƣớc”[11, 2396].

- Quá trình truyền bá của dòng thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài Việt Nam.

Quá trình truyền bá, phát triển của dòng thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài Việt Nam thế kỷ thứ XVII, gắn liền với vai trò của Thiền sƣ Chuyết Chuyết. Thiền sƣ Viên Văn – Chuyết Chuyết, thƣờng đƣợc gọi là Hòa thƣợng Chuyết Công, tên tục là Lý Thiên Tộ, sinh năm 1590, tại Tiệm Sơn, quận Thanh Chƣơng, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Thiền sƣ Viên Văn còn có pháp hiệu là

Hải Trừng thuộc phái thiền Lâm Tế đời thứ 34. Thuở nhỏ, Thiền sƣ Viên Văn rất thông minh, đĩnh ngộ, theo học Nho giáo, thông hiểu cả Tứ thƣ, Ngũ kinh, lớn lên theo tu học với Trƣởng lão Tiệm Sơn. Sau một thời gian chuyên cần tu học, Thiền sƣ Chuyết Chuyết quán sát rõ cuộc đời là vô thƣờng, khổ não. Từ khi ngộ đạo Thiền sƣ không còn màng đến danh lợi, tiền tài, chí tâm tu hành học đạo.

Sau đó Thiền sƣ Chuyết Chuyết đến tham vấn Hòa thƣợng Đà Đà ở Nam Sơn. Hòa thƣợng Đà Đà nhận thấy Thiền sƣ thông minh, đạo đức, phẩm hạnh cao nên rất thƣơng mến và thƣờng bảo với đồ chúng rằng: “Ngày sau, ta sẽ nhƣờng chỗ cho kẻ này. Y sẽ bƣớc khỏi đầu sào trăm trƣợng”. Hòa thƣợng đem hết yếu chỉ dạy và giúp cho Thiền sƣ Chuyết Chuyết đạt đƣợc tâm tông của thiền. Sau khi đƣợc truyền tâm ấn, Thiền sƣ Chuyết Chuyết vân du khắp nƣớc Trung Hoa để hoằng dƣơng Phật pháp. Phật tử, các học giả đƣơng thời đều kính trọng và yêu mến, danh tiếng của Thiền sƣ truyền khắp nƣớc Trung Hoa.

“Năm 1630, Thiền sƣ Chuyết Chuyết cùng với một số đệ tử lên thuyền vƣợt biển qua Cao Miên, rồi dời Cao Miên qua Chiêm Thành, vƣợt biển Chiêm Thành sang Đại Việt. Từ Đàng Trong ông cùng các đệ tử khởi hành ra Đàng Ngoài, dừng chân hoằng hóa tại chùa Thiên Tƣợng, Nghệ An và chùa Trạch Lâm, Thanh Hóa một thời gian. Đến năm 1633, thầy trò đến đƣợc kinh thành Thăng Long. Thầy trò ông mang theo một số kinh điển. Đến Thăng Long, ông và các đệ tử ở lại chùa Khán Sơn và bắt đầu giảng dạy Phật pháp. Ngƣời đến học gồm cả ngƣời Trung Hoa và ngƣời Việt Nam. Sau một thời gian, Thiền sƣ dời về chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”[47, 438].

Trong thời gian Hòa thƣợng Chuyết Công hoằng hóa ở chùa Phật Tích, chúa Trịnh Tráng, vua Lê Thần Tông, hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ của vua Lê Thần Tông), một số vƣơng phi, cung tần của vua Lê cũng nhƣ chúa Trịnh xin thụ giáo quy y. Thanh Đô Vƣơng Trịnh Tráng (1623 – 1657),

kính trọng Hòa thƣợng Chuyết Chuyết nhƣ bậc thầy. Chúa Trịnh Tráng nhờ Hòa thƣợng cho ngƣời về Trung Hoa thỉnh kinh sách, pháp tƣợng, pháp khí qua Đàng Ngoài. Hòa thƣợng Chuyết Công phái đệ tử là Thiền sƣ Minh Hành về Trung Hoa thỉnh kinh. Kinh đƣợc thỉnh về tàng trữ ở chùa Phật Tích, một số kinh sách đƣợc khắc bản gỗ và in lại để phổ biến ở Đàng Ngoài. Vào thời Trịnh – Nguyễn, các vua chúa ở Đàng Trong, Đàng Ngoài rất hay lập các trai đàn để cúng các binh lính tử trận, ở trên bộ hay dƣới nƣớc. Trong các trai đàn này áp dụng nghi thức lễ trong sách “Thủy lục chƣ khoa”.

Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc cùng với con là công nữ Lê Thị Ngọc Duyên đều xuất gia tại chùa Phật Tích. Với pháp danh lần lƣợt là Pháp Tánh và Diệu Tuệ. Năm 1643, Ni sƣ Pháp Tánh cho trùng tu lại chùa Ninh Phúc (sau đó đƣợc gọi là chùa Bút Tháp hay Nhạn Tháp). Sau khi trùng tu xong, Hòa thƣợng Chuyết Công đƣợc thỉnh sang trụ trì chùa này, còn Thiền sƣ Minh Hành trụ trì chùa Phật Tích.

Hòa thƣợng Chuyết Công trụ trì chùa Ninh Phúc cho đến ngày viên tịch, ngày Rằm tháng Bảy năm Giáp Thân (1644), Hòa thƣợng gọi đồ chúng lại truyền bài kệ:

“Sấu trúc trƣờng tùng trích thủy hƣơng Lƣu phong sở nguyệt đổ vi lƣơng Bất tri thùy trụ Nguyên Tây tự

Mỗi nhật trung thanh tống tích dƣơng. Dịch nghĩa:

Trúc gầy, thông vút nƣớc thơm rơi Gió thoảng trăng non lành lạnh mát Chẳng biết ai trụ Nguyên Tây tự

Thiền sƣ Chuyết Chuyết đọc xong bài kệ thì viên tịch, thọ 55 tuổi. Sau khi Hòa thƣợng mất, vua Lê Chấn Tông ban thụy hiệu là: “Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sƣ”. Thiền sƣ Minh Hành và đồ chúng lập tháp Báo Nghiêm ở chùa Vạn Phúc để an trí kim thân Hòa thƣợng Chuyết Chuyết, cũng nhƣ xây tháp thờ vọng ở chùa Bút Tháp.

Thiền sƣ Chuyết Chuyết cùng với các đệ tử của ông, đem tƣ tƣởng của dòng thiền Lâm Tế truyền bá ở Đàng Ngoài, trong lúc Phật giáo Đàng Ngoài đang trên đà suy yếu. Dòng thiền Lâm Tế thổi một luồng sinh khí mới vào Phật giáo Việt Nam, ngay từ đầu Thiền sƣ Chuyết Chuyết và các đệ tử, kết hợp tƣ tƣởng thiền Lâm Tế với tƣ tƣởng thiền Trúc Lâm và tín ngƣỡng bản địa.

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)