Những đóng góp của Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 59 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Những đóng góp của Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh

Linh Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định đối với Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội

Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung, ra đời vào cuối thế kỷ thứ XIX (1880). Đây là giai đoạn lịch sử đau thƣơng của dân tộc, khi mà các cuộc chiến tranh tƣơng tàn giữa các thế lực phong kiến vừa kết thúc làm suy yếu kiệt quệ đất nƣớc, thực dân Pháp lại vào xâm lƣợc, biến nƣớc ta thành thuộc địa. Trƣớc họa xâm lăng, dân tộc ta một lần nữa lại kiên cƣờng, bất khuất, anh dũng không tiếc máu xƣơng, đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, sự bất lực và yếu đuối của triều đình nhà Nguyễn trƣớc thực dân Pháp, sự bất lực của ý thức hệ phong kiến lạc hậu trƣớc ý thức hệ của tƣ sản hiện đại hơn, do sự bất lực của nền văn minh nông nghiệp trƣớc nền văn minh công nghiệp, đẩy đất nƣớc ta lại rơi vào vòng nô lệ.

Khi thực dân Pháp vào xâm lƣợc nƣớc ta, chúng thực hiện chính sách tôn giáo phản động, tìm mọi cách chia rẽ đồng bào lƣơng, giáo, nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết của dân tộc, làm cho đồng bào giữa lƣơng và giáo nghi kị, hiềm khích lẫn nhau dẫn đến mâu thuẫn đấu tranh với nhau, mà quên đi một nỗi khổ đau mất nƣớc. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lƣợc nƣớc ta thực dân Pháp tìm mọi cách tạo điều kiện cho đạo Công giáo phát triển, mở rộng địa bàn, thu hút tín đồ. Trong khi đó, với các tôn giáo khác nhƣ Phật giáo, chính quyền thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn cấm đạo: nhƣ bắt bớ, sát hại Tăng, Ni, phá bỏ các công trình chùa tháp của Phật giáo.

Nhƣ vậy, Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: đất nƣớc ta mất độc lập tự do, nhân dân lầm than nô lệ. Tuy nhiên, từ trong gian khó đã rèn luyện và khẳng định ý chí của Tăng, Ni trong Sơn môn với sự nghiệp hoằng dƣơng Phật pháp, cứu độ chúng sinh. Với tinh thần từ bi, trí tuệ, lục hòa cộng trụ, Tăng, Ni trong Sơn môn thực hiện lời

dạy của Đức Phật, đem giáo pháp từ chốn Tổ Linh Quang - Trà Lũ Trung đi truyền bá tại khắp nơi trong và ngoài tỉnh Nam Định. “Này các Tỳ kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thƣơng tƣởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chƣ Thiên và loài Ngƣời”[15, 235].

Trong một đất nƣớc mà ngƣời dân vô cùng cực khổ, không những khổ vì vô minh, tham dục mà còn khổ vì mất độc lập tự do. Với thân phận trâu ngựa, Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam nói chung, Tăng, Ni, Phật tử trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung nói riêng, không an phận ở trong chùa tụng kinh niệm Phật, cầu sự giải thoát cho riêng mình, hay cầu sự giải thoát cho dân tộc bằng sức lực siêu nhiên của các thần thánh, mà trực tiếp “nhập thế”, dấn thân cùng dân tộc, tìm ra con đƣờng giải thoát cho từng cá nhân và dân tộc. Trong thời gian này, Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung xuất hiện nhiều vị cao Tăng thạc đức có nhiều đóng góp to lớn cho Đạo pháp và Dân tộc. Dƣới đây là một số danh Tăng tiêu biểu của Sơn môn qua các thời kỳ.

Để Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung phát triển nhƣ ngày nay, đó là nhờ vào sự xiển dƣơng chính pháp của Chƣ Vị tiền Tổ nhƣ Hòa thƣợng Phổ Liên ngƣời có công khai sáng Sơn môn, đến Chƣ Vị hậu Tổ đời thứ hai là Hòa thƣợng Thông Quang Vĩnh (tức Hòa thƣợng tự Chiếu Học), ngƣời có công khai sáng chốn già lam chùa Trà Thủy, xã Thọ Nghiệp và nuôi dƣỡng, đào tạo Chƣ Vị hậu Tổ kế thừa mạng mạch của Sơn môn sau này nhƣ; Hòa thƣợng Thích Tâm Uẩn, Hòa thƣợng Thích Tâm Đăng, các Ngài làm rạng rỡ “tông phong” trong quá khứ để lớp hậu duệ hôm nay đƣợc gội nhuần ân đức. Đồng hàng hậu duệ đời thứ hai với Hòa thƣợng Thông Quang Vĩnh là Hòa thƣợng tự Thông Thạch, Hòa thƣợng Thông Quang Chấn, các Ngài đã góp phần của mình vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo Tăng tài, kế tục sự nghiệp

của Tổ tông. Sau này trở thành những bậc danh Tăng làm rạng rỡ “tông phong”, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Hậu duệ đời thứ ba có Hòa thƣợng Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm 1889, tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1903, Hòa thƣợng đƣợc song thân cho đi xuất gia đầu Phật với Hòa thƣợng chùa Phúc Lâm, đƣợc ban pháp danh Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng. Năm 15 tuổi (1909), Hòa thƣợng đƣợc thụ giới Sa di. Năm 20 tuổi (1914), Hòa thƣợng đƣợc đăng đàn thụ giới Tỳ kheo, Bồ tát giới tại đại giới đàn chùa Phúc Lâm, Nam Định.

Sau nhiều năm tham học với thầy tại chùa Quy Hồn, chốn tổ Vĩnh Nghiêm, Tế Xuyên. Năm 1905, với đức hạnh khiêm cung Hòa thƣợng đƣợc thầy nghiệp sƣ cho làm giám tự chùa Quy Hồn khi còn niên thiếu. Đến khi thầy nghiệp sƣ viên tịch, Hòa thƣợng kế nghiệp tôn sƣ trụ trì chùa Quy Hồn cho đến ngày xả báo an tƣờng vào năm 1959.

Thực hiện lời dạy của Đức Phật, Hòa thƣợng không ngừng hoằng dƣơng Phật pháp, phục vụ chúng sinh, kế vãng khai lai, báo Phật ân đức, nhất là làm cho Phật pháp trƣờng tồn, chúng sinh an lạc. Đạo pháp cần có ngƣời kế thừa và phát huy, năm 1920 Hòa thƣợng cùng các Hòa thƣợng chùa Dƣơng Lai, chùa Duyên Bình, chùa Quế Phƣơng thành lập Hội Tiến Đức Cảnh Sách, nhằm quy tụ những Tăng, Ni hiếu học, có đức hạnh để giáo dục, đào tạo một thế hệ tƣơng lai cho Phật giáo Việt Nam. Trụ sở của Hội đặt tại chùa Quế Phƣơng, do Hòa thƣợng Quế Phƣơng làm Hội trƣởng, Hòa thƣợng làm Phó Hội trƣởng kiêm Giáo thụ, giảng dạy môn Luật học.

Trong phong trào Chấn hƣng Phật giáo ở Việt Nam (1920 – 1930), “năm 1934, Hòa thƣợng cùng Hòa thƣợng Trung Hậu, Hòa thƣợng Bằng Sở, Hòa thƣợng Tố Liên, Hòa thƣợng Trí Hải, Tổng đốc trí sĩ Nguyễn Năng Quốc và một số học giả trí thức tín tâm, xin phép chính quyền đƣơng thời, thành lập

Hội Bắc kỳ Phật giáo. Hội đƣợc chính quyền chấp thuận bằng nghị định số 4282/NĐ ngày 06/01/1934. Trụ sở Hội đặt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội có 32 thành viên sáng lập, Cụ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trƣởng, và các Phó Hội trƣởng Cụ Nguyễn Văn Ngọc, Cụ Nguyễn Quốc Thanh, Thƣ ký là Cụ Trần Văn Giáp, Cụ Trần Văn Phúc, Thủ quỹ là Cụ Nguyễn Văn Minh, Cụ Phạm Mạnh Xứng, Kiểm soát là Cụ Nguyễn Văn Cảnh, Cụ Nguyễn Đình Quế, Cố vấn Cụ Lê Văn Phúc, Trần Văn Giác”[91, 27]. Hòa thƣợng Tuệ Tạng là một trong những ngƣời đặt nền móng vững chắc cho công tác thành lập Hội Phật giáo Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.

Với mục tiêu tổ chức, hệ thống và lãnh đạo Phật giáo Việt Nam có nền nếp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ hình thức đến nội dung hoạt động, từ phạm vi đạo đức đến sinh hoạt Phật sự của hội. Năm 1936, nhân kỷ niệm năm thứ hai ngày thành lập Hội Phật giáo Bắc kỳ, Hội chính thức cử hành lễ suy tôn Hòa thƣợng Thích Thanh Hanh lên ngôi vị thiền gia Pháp chủ, lãnh đạo tối cao Phật giáo đất Bắc. Năm 1945, Cụ Nguyễn Năng Quốc từ nhiệm, Hòa thƣợng Tuệ Tạng đƣợc Đại hội suy cử đảm nhiệm chức Hội trƣởng Hội Phật giáo Việt Nam kiêm trƣởng tòa giáo lý của Hội.

Nhằm kiện toàn tổ chức Tăng già Thƣợng tọa Tố Liên thành lập Hội Tăng, Ni chỉnh lý Bắc Việt, năm 1950 đổi thành Hội Tăng già Việt Nam. Giáo hội Tăng già Việt Nam do Thƣợng tọa Tố Liên làm Hội trƣởng, Hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thƣợng Tuệ Tạng làm Hội trƣởng. Cả hai cùng song hành hoạt động, trong sự phát triển chung của Phật giáo Việt Nam. Đồng thời có sự phân biệt rõ rệt về việc sinh hoạt của hai giới tại gia và xuất gia. Từ đây, hình thành các tổ chức Phật giáo ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Việc cùng lúc tồn tại nhiều tổ chức Phật giáo trên cả nƣớc, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Phật giáo, góp phần truyền bá giáo lý nhà Phật ra toàn xã hội. Tuy nhiên, việc tồn tại nhiều tổ chức Phật giáo dẫn đến những hệ

lụy không tốt cho sự phát triển Phật giáo về lâu dài. Đứng trƣớc thực tiễn nhƣ vậy, ba vị Pháp chủ Bắc – Trung – Nam là Hòa thƣợng Mật Ứng, Hòa thƣợng Tịnh Khiết, Hòa thƣợng Đạt Thạnh đã hiệu triệu thống nhất Phật giáo Việt Nam. Đáp ứng lời hiệu triệu cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu phát triển của Phật giáo trên, sáu tổ chức Phật giáo, gồm hai giới cƣ sĩ về Tăng già tiến hành vân tập tại chùa Từ Đàm (Huế), ngày 06/05/1951, cử hành Đại hội thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, gồm có Ban Chứng minh đạo sƣ và Tổng Trị sự. Trong đó Hòa thƣợng Tuệ Tạng là một trong sáu vị đƣợc thỉnh và suy cử trong Ban Chứng minh đạo sƣ.

Với vị trí trong Ban Chứng minh đạo sƣ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thƣợng Tuệ Tạng trở thành một trong những vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật giáo Việt Nam, có nhiệm vụ chăm lo đời sống tinh thần, giới luật và kỷ cƣơng của Hội, bảo lƣu dòng sinh mệnh Phật giáo Việt Nam trong cả nƣớc. Năm 1952 tại Đại hội thành lập Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam, ngày 07/09/1952, Đại hội đã suy tôn Hòa thƣợng Tuệ Tạng lên ngôi vị Thƣợng thủ Giáo hội Tăng già Việt Nam, lãnh đạo tối cao của Giáo hội, làm sống dậy tinh thần Tăng, Ni của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Năm 1955 sau khi giải phóng Thủ đô, Ngài dẫn đầu đoàn đại biểu Tăng, Ni toàn quốc vào yết kiến lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại phủ Chủ tịch. Cùng thời điểm này, nhận lời mời của Ngài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Tổ đình chùa Cồn (Quy Hồn tự).

Có thể nói từ khi mới xuất gia cho đến khi trở thành lãnh đạo tối cao của Phật giáo Việt Nam, Hòa thƣợng Tuệ Tạng luôn thể hiện tinh thần từ bi, trí tuệ, lục hòa cộng trụ để hoằng dƣơng Phật pháp, phổ độ chúng sinh. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động Đạo pháp, Hòa thƣợng dốc hết tâm sức của mình cho sự ra đời của tổ chức Phật giáo Việt Nam thống nhất trong cả nƣớc, mở đƣờng cho Phật giáo nƣớc nhà phát triển. Đồng thời củng cố tinh thần

đoàn kết một lòng của các Tăng, Ni, Phật tử dƣới mái nhà chung của Giáo hội. Với tầm nhìn xa trông rộng, thấu triệt tinh thần Đức Phật dạy “Duy tuệ thị nghiệp”, Hòa thƣợng Tuệ Tạng trong cuộc đời hành đạo của mình rất chú trọng đến sự nghiệp giáo dục Tăng, Ni, để ƣơm mầm, bồi dƣỡng phát triển Tăng tài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp phát triển của Phật giáo Việt Nam sau này.

Hòa thƣợng Tuệ Tạng cùng với các ban ngành trung ƣơng Hội Phật giáo Bắc kỳ và các tổ chức Phật giáo về sau từ 1945 – 1954, có những đóng góp chủ yếu đối với công tác giáo dục Phật giáo, không chỉ đối với Phật giáo miền Bắc mà còn đối với Phật giáo cả nƣớc thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, Định ra chƣơng trình Phật học áp dụng tại các trƣờng ở miền

Bắc: cấp tiểu học (4 năm), cấp trung học (3 năm), cấp đại học (3 năm), cấp bác học cao đẳng (5 năm). Để các học Tăng có đƣợc kiến thức toàn diện, bên cạnh những môn Phật học, chƣơng trình đào tạo còn chú trọng đến ngoại điển và các môn thế học.

Hai là, Kết hợp hài hòa giữa cách thức đào tạo Tăng tài, truyền thống

và cách thức đào tạo theo lối mới tại các trƣờng Phật học. Bên cạnh việc trực tiếp quản lý và giảng dạy tại hầu hết các trƣờng Phật học đƣơng thời, dù ở bất cứ nơi đâu, nhất là giai đoạn sau năm 1945, do điều kiện sức khỏe, Hòa thƣợng Tuệ Tạng trở về chùa Cồn, huyện Hải Hậu, Nam Định tiếp tục mở đạo tràng dạy Tăng, Ni. Mến mộ đạo hạnh và học vấn của Ngài, rất nhiều Tăng, Ni không chỉ ở miền Bắc mà ở cả miền Nam cũng ra theo học.

Ba là, Huy động kinh phí đào tạo để duy trì hoạt động của các trƣờng

Phật học ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, tạo điều kiện cho việc giảng dạy cũng nhƣ đào tạo Tăng, Ni đƣợc liên tục.

Bốn là, Chú trọng đào tạo Tăng, Ni trẻ, trong đó có ngoài đào tạo cơ

không những phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp chấn hƣng Phật giáo mà còn phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Cho nên, các học Tăng đƣợc lựa chọn không những chuyên về học kinh để thuyết pháp, chuyên học luật để giáo hóa giới luật cho Tăng già, chuyên học luận để nghiên cứu chân hoặc ngụy, mà còn chuyên về học thuyết chữa bệnh, kiến trúc, nghề canh nông, công nghệ. Với học Ni, bên cạnh học Phật còn phải học những nghề chuyên về nữ công nhƣ thêu, dệt, may, nhuộm, thậm chí học cả về điều dƣỡng trong bệnh viện[91, 247-251].

Đối với xã hội, Hòa thƣợng Tuệ Tạng thực hiện tinh thần nhập thế tích cực, phát huy truyền thống lâu đời của Phật giáo Việt Nam. Trong quá trình nhập thế, Hòa thƣợng rất chú ý đến truyền bá văn hóa Phật giáo. Theo Hòa thƣợng, Tăng, Ni phải tinh tiến tu học: vị tu phúc, vị tu tuệ, vị tài thí, vị pháp thí, ngƣời cao kẻ thấp đều thành công trong sự nghiệp tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha… để nêu cao gƣơng chính tín, tƣờng chân ngụy. Nếu không có mãnh lực truyền bá văn hóa, giáo lý Phật đà thì không giải thoát đƣợc chƣớng ách và giải trừ tự trào mê tín, dị đoan đã và đang làm mất tinh thần giáo nghĩa của Đức Phật… mà tinh thần đạo đức của dân tộc, là ở văn hóa Phật giáo.

Bên cạnh việc truyền bá văn hóa Phật giáo, Hòa thƣợng Tuệ Tạng còn phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo thể hiện ở tinh thần từ bi, hỷ xả, yêu thƣơng con ngƣời, luôn dang tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khổ đau về vật chất và tinh thần. Không những bản thân tích cực thực hiện công tác từ thiện, Hòa thƣợng còn kêu gọi Tăng, Ni và Phật tử cũng làm theo. Theo Hòa thƣợng “Xã hội đây là gồm cả những tầng lớp dân chúng, thập phƣơng, thiện tín, mỗi khi cần nhờ đến những tấm lòng hoan hỷ, bàn tay từ bi vỗ về cứu giúp. Tôi thấy các Ngài hàng ngày lễ tụng đều có thiết tha phát nguyện rằng: “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”, câu chuyện ấy nếu đƣợc thực hiện ra việc làm thì ngƣời đời ai là không kính phục, Tăng, Ni là đại

biểu của đấng từ bi cứu thế. Việc này nếu đƣợc các Ngài đồng ý kiến, tôi xin đề nghị với mỗi Giáo hội Tăng già địa phƣơng đều theo với hiện trạng thiên tai dân nạn ở xứ mình mà tổ chức nên cơ quan cứu tế xã hội, tất cả Tăng, Ni chủ chùa đều góp công sức vào công việc cứu tế xã hội thì mới không trái với bản nguyện xuất gia của mình, mới đủ làm đại biểu của Đấng từ bi cứu thế. Bàn cho đúng sự thực theo nghĩa tứ ân thì chƣ Tăng, Ni bị mang ơn xã hội lớn nhất, vì xã hội tạo cho đời tu hành của mình đến hết quả; lại nữa, lúc ngƣời ta an ninh thì tự phát hảo tâm, bớt của mồ hôi nƣớc mắt để mang đến cung cấp cho mình làm chùa chiền, sắm cơm áo để ăn ở tu hành, đến lúc ngƣời ta hoạn nạn, đói rách mà không tìm phƣơng cứu giúp, tránh sao khỏi tội phụ ân bội nghĩa. Vì lẽ đó mà Phật dạy ơn xã hội, đàn việt ngang với ân

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)