Tư tưởng, phương pháp tu tập của Sơn môn Phật giáo Linh Quang –

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 47 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Tư tưởng, phương pháp tu tập của Sơn môn Phật giáo Linh Quang –

tỉnh Nam Định đối với Đạo pháp - Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội

2.1.1. Tư tưởng, phương pháp tu tập của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định

Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung, trong quá trình hình thành, phát triển đã sớm xác lập chỗ dựa về mặt tƣ tƣởng, đó là tƣ tƣởng của dòng thiền “Lâm Tế - Long Động”. Tƣ tƣởng này đƣợc Hòa thƣợng Phổ Liên đắc pháp với Sƣ Tổ Giác Viên ở chùa Bảo Thiên thuộc Sơn môn Bằng Sở, một Tổ đình chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ tƣ tƣởng của Thiền sƣ Chân Nguyên.

Trong dòng chảy của thiền học Việt Nam, một trong những ngƣời có công lớn trong công cuộc phục hƣng môn phái Trúc Lâm ở thế kỷ XVII là Thiền sƣ Chân Nguyên. Thiền sƣ Chân Nguyên là một nhà thiền học lớn ở nƣớc ta, Thiền sƣ sinh năm 1647, năm 19 tuổi lên chùa Hoa Yên yết kiến và xin theo học với Thiền sƣ Chân Tụ - Tuệ Nguyên. Sau khi Thiền sƣ Tuệ Nguyên mất, ông đến tham vấn Thiền sƣ Minh Lƣơng ở chùa Vĩnh Phúc vốn là đệ tử của Thiền sƣ Chuyết Chuyết.

Sau khi Ngài đắc pháp với Thiền sƣ Minh Lƣơng, đƣợc Thiền sƣ Minh Lƣơng đổi cho ông pháp hiệu là Chân Nguyên. Nhƣ vậy, trên danh nghĩa Thiền sƣ Chân Nguyên kế tục sự nghiệp hoằng pháp của Thiền sƣ Chuyết Chuyết và Thiền sƣ Minh Lƣơng trƣớc đó, mở đƣờng cho thiền phái này ghép mình vào với thiền phái Trúc Lâm. “Nói tóm lại, dù rằng tiếp truyền thừa với tƣ cách là đời 36 Chân Nguyên, nên gọi là Tuệ Đăng – Chân Nguyên, thậm chí gọi là Tuệ Đăng, đúng hơn là gọi Chân Nguyên, vì ông xuất gia đầu tiên

với tông Trúc Lâm, sau học Minh Lƣơng rồi vẫn trở về Trúc Lâm. Dù nếu nói tông Trúc Lâm là tông Lâm Tế, dù về mặt hình thức chỉ cũng bắt đầu từ Chân Nguyên về sau. Các bia tháp Thiền sƣ ở Long Động và Yên Tử ghi thuộc Lâm Tế chính phái đều thuộc thế kỷ thứ XVII và về sau. Đó là chỉ dòng truyền thừa Chân Nguyên, chứ không phải dòng truyền thừa Trúc Lâm Tam Tổ”[38, 679-680].Nhƣ vậy, dòng Lâm Tế - Long Động do Thiền sƣ Chân Nguyên sáng lập ra, sự kết hợp giữa Lâm Tế và Trúc Lâm. Còn tên Long Động là chùa Long Động nơi Thiền sƣ trụ trì khi đến cầu pháp đầu tiên với dòng Trúc Lâm.

Tƣ tƣởng thiền học của dòng Chân Nguyên đƣợc thể hiện rõ nét trong các tác phẩm: Thiền tông bản hạnh, Ngộ đạo nhân duyên và Thiền tịch phú. Nhìn chung tƣ tƣởng Thiền của Chân Nguyên là sự tiếp nối tƣ tƣởng Thiền của Thiền phái Trúc Lâm. Nhƣ các tƣ tƣởng về: Chân không, Phật tại tâm, phƣơng pháp tu hành kết hợp cả Tiệm và Đốn. Bên cạnh còn sử dụng tƣ tƣởng và phƣơng pháp tu hành của Lâm Tế nhƣ: Quát, Đánh, Hét, Tứ mục tƣơng cố.

Nhƣ vậy, về tƣ tƣởng Phật giáo của Thiền sƣ Chân Nguyên mang đậm dấu ấn Trúc Lâm hơn Lâm Tế. Cho nên Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ với tƣ cách là một chi nhánh của dòng Lâm Tế - Long Động mang đậm nét ảnh hƣởng về tƣ tƣởng của thiền phái Trúc Lâm. Nhất là trong bối cảnh Thiền sƣ Chân Nguyên cùng các học trò bỏ rất nhiều tâm sức soạn lại những bộ sách quý của thiền phái Trúc Lâm nhƣ: Thánh đăng lục, Thiền uyển tập anh, Kế đăng lục, Khóa hư lục, Thượng Sĩ ngữ lục… Nhờ những bộ sách này, tƣ

tƣởng của thiền phái Trúc Lâm đƣợc phổ biến, làm tƣ liệu nghiên cứu Phật pháp trong dòng Lâm Tế - Long Động nói chung và Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung nói riêng.

Do ảnh hƣởng về một tƣ tƣởng của thiền phái Trúc Lâm, trong tƣ tƣởng của Hòa thƣợng Chiếu Học là đệ tử của Hòa thƣợng Phổ Liên, thể hiện rõ

điều này trong bài kệ “Vô thƣờng” hay còn gọi là bài kệ “Lâm thụy” đƣợc Hòa thƣợng Phổ Liên hiệu đính.

“Nam mô Bản Sƣ Thích Ca Mâu Ni Phật! (Nhất thanh) Nhật sắc một thời lâm dạ sắc

Hôn cù nhiễu nhiễu hựu trùng tăng Đồ tri ngoại điểm tha gia chúc

Bất khẳng hồi nhiên tự kỷ đăng Ẩn ẩn kim ô sơn dĩ nhập

Đồng đồng ngọc thỏ hải sơ đằng Ngã kim đại tạ hồn nhƣ thử Tảo hƣớng liên đài bộ bộ đăng Dịch nghĩa:

Xe trời ngày chuyển đã sang đêm Tăng dấp đƣờng mê lại tối thêm Chăm khách những trăng soi đuốc xét Gắng mình nào dậy thắp đèn xem Chầm chậm vầng dƣơng vừa khuất núi Từ từ bóng nguyệt biển Đông lên Thế sự thôi thôi thôi đã thế

Tòa sen chín phẩm bƣớc mau êm

Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Ngã Bản Sƣ Thích Ca Mâu Ni Văn Phật! (Tam biến) Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật (1 tràng)

Tứ thánh hiệu và hồi hƣớng….

Quốc phong Hòa Thƣợng Thích Chiếu Học – Tự Uất Trực

Khi đem so sánh bài kệ Vô thƣờng của Hòa thƣợng Chiếu Học với bài kệ Vô thƣờng của Trần Thái Tông trong Khóa hư lục chúng ta thấy đƣợc rõ nét những tƣ tƣởng thiền học của thiền phái Trúc Lâm trong tƣ tƣởng của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung.

“Kệ Vô thƣờng thời nay Ngày sáng mất rồi đêm tối đến Đƣờng đêm mờ mịt lại mịt mờ Uổng công đốt đuốc cho ngƣời khác Chẳng chịu mồi đèn chính nhà mình Chầm chậm vầng ô vừa khuất núi Từ từ bóng thỏ biển Đông lên Chết sống xoay vần đều nhƣ thế

Sao chẳng quy y Phật, Pháp, Tăng”[89, 415].

Phạm trù “Vô thƣờng” là một trong những phạm trù quan trọng nhất của tƣ tƣởng Phật giáo. Phạm trù “Vô thƣờng” đƣợc hiểu nhƣ sau:

“Tất cả các pháp hữu vi sinh diệt đổi dời không thƣờng trụ, tất cả các pháp hữu vi đều do nhân duyên sinh, nƣơng theo bốn tƣớng; sinh, trụ, dị, diệt, trong từng sát na, xƣa không mà nay có, nay có mà về sau không nên gọi là vô thƣờng”[11, 6116].

Hiểu đƣợc lẽ vô thƣờng của vạn pháp nên trƣớc khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã viết bài kệ “Vô thƣờng” để răn dạy các đệ tử.

“Bài kệ nói về các hành vô thƣờng. Kinh Đại Bát – niết – bàn, hạ (Đại 1, 204 hạ) ghi:

Chƣ hành vô thƣờng Thị sinh diệt pháp Sinh diệt diệt dĩ Tịch diệt vi lạc

(Các hành vô thƣờng Là pháp sinh diệt Sinh diệt diệt rồi Tịch diệt an vui

Bài kệ này giải thích rõ vạn vật ở thế gian không một vật nào thƣờng trụ bất hoại, hễ có sinh thì có diệt, cho nên chỉ có siêu thoát thế giới sinh diệt này mới chứng đƣợc chân lý vẳng lặng”[11, 6117].

Với ý nghĩa của việc vô thƣờng, qua lời Đức Phật dạy, trong bốn câu kệ đầu tiên Hòa thƣợng Chiếu Học cho chúng ta thấy đƣợc sự luân chuyển vô thƣờng của thời gian:

Xe trời ngày chuyển đã sang đêm Tăng dấp đƣờng mê lại tối thêm Chăm khách những trăng soi đuốc xét

Gắng mình nào dậy thắp đèn xem

Bốn câu kệ đầu tiên nói về sự biến chuyển của cỗ xe thời gian, ngày và đêm luôn luôn biến đổi không ngừng. Ban ngày với ánh sáng của mặt trời chiếu rọi, con ngƣời có thể nhìn rõ đƣợc mọi cảnh vật hiện hữu. Con ngƣời vốn bị vô minh che lấp bản tính chân nhƣ của mình nên bị tham dục chi phối. Mọi sự vật, hiện tƣợng hiện hữu trƣớc chúng ta chỉ là vô thƣờng, giả ngụy, nhƣ ánh chớp lóe lên trong giây lát rồi vụt tắt, nhƣ giọt sƣơng sớm trên đầu ngọn cỏ, nó hƣ giả nhƣ bóng trăng in đáy nƣớc, nhƣ cánh nhạn bay giữa trời không.... Thiền sƣ Vạn Hạnh trƣớc khi thị tịch có bài kệ khuyên đồ chúng:

“Thân nhƣ điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô phố úy, Thịnh suy nhƣ lộ thảo đầu phô.

Dịch:

Thân như bóng chớp chiều tà, Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng dời. Sá chi suy thịnh việc đời,

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành”[75, 122-123].

Vì vậy, cái mà con ngƣời nhìn thấy đều là giả tạo không có thực tƣớng. Ban ngày đã vậy, ban đêm lại càng mờ mịt hơn, con ngƣời trở nên mất phƣơng hƣớng không còn nhận ra thế giới hiện thực, không còn nhận biết phƣơng hƣớng đi của mình nên phải dò dẫm trong bóng tối. Thông qua hình ảnh “ngày chuyển sang đêm và đƣờng mê lại tối thêm”, Hòa thƣợng Chiếu Học chỉ ra cho đồ chúng trong Sơn môn thấy đƣợc “đƣờng mê” chính là sự vô minh của con ngƣời. Con ngƣời không biết rằng thời gian là vô thƣờng, tạo hóa cũng vô thƣờng nên cố níu kéo, tham chấp vào những ham muốn dục vọng tầm thƣờng ở đời, để gây ra bao nghiệp khổ đau, dù thịnh hay suy cũng bị vô thƣờng chi phối, nhƣ hạt sƣơng rơi đầu cành.

Do thế giới hiện tƣợng trói buộc con ngƣời trong vòng luẩn quẩn của nhận thức, chồng chất những mê lầm nên những hạn chế thiếu sót của bản thân mình không nhận ra. Vì không nhận ra bản thể đầy khiếm khuyết, con ngƣời đã tự cho mình là tốt là hoàn hảo. Để rồi luôn nghĩ mình là mẫu hình lý tƣởng, ngƣời khác phải noi theo, tự cho mình có đƣợc quyền rao giảng chân lý làm ngƣời. Chính vì vậy, thông qua hình ảnh “uổng công đốt đuốc cho ngƣời khác”, Hòa thƣợng Chiếu Học nhắc nhở các đồ chúng trong Sơn môn trƣớc khi đem giáo lý nhà Phật đi tế độ chúng sinh, cần phải giải thoát cho bản thân mình trƣớc. Phải tự “đốt đuốc lên mà đi” cho tâm mình bừng sáng, soi rọi phá tan con đƣờng mê lầm, u tối, rồi tìm ra tính Phật vốn sáng suốt của mình, không phải tìm cầu ở đâu xa. Nhƣ Tuệ Trung Thƣợng Sĩ từng nói: Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà đƣợc. Pháp này là

trọng tâm của ngƣời tu thiền, hay nói cách khác là cốt tủy của Phật giáo. Bởi vì tất cả pháp tu của đạo Phật, đều bắt chúng ta phải soi lại mình. Đó là phận sự chính, phận sự gốc, chứ không từ nơi khác mà cầu đƣợc. Từ Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo phát triển, đa số đều ứng dụng pháp Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ là quán thân bất tịnh, quán thụ thị khổ, quán tâm vô thƣờng, quán pháp vô ngã. Quán thân hay quán thụ, quán pháp hay quán tâm ở đây đều phải soi lại chính mình. Khi đã thấu triệt đƣợc các pháp nhƣ vậy thì Tăng, Ni trong Sơn môn mới thực hiện đƣợc tinh thần Bồ tát đạo “tự giác – giác tha – giác hạnh viên mãn”.

Tƣ tƣởng của Hòa thƣợng Chiếu Học ở trên chính là sự tiếp nối tƣ tƣởng “tâm tức Phật” của thiền phái Trúc Lâm. Quan điểm “Phật tại tâm” đƣợc Quốc sƣ Phù Vân đƣa ra khuyên vua Trần Thái Tông khi có ý định dời bỏ ngai vàng để lên núi Yên Tử cầu đạo: Trong núi không có Phật, Phật ở trong lòng, lòng lặng mà biết ấy là chân Phật (Sơn bản vô Phật, duy tôn hồ tâm, tâm tịnh nhi tri, thị danh chân Phật). Tƣ tƣởng “tâm tức Phật” tiếp tục đƣợc vua Trần Nhân Tông làm rõ trong bài Cư trần lạc đạo phú:

“Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà; Chẳng phải tìm xa.

Nhân khuẩy bổn nên ta tìm Bụt; Đến cốc hay chỉn Bụt là ta”[74, 406].

Ở đây Trần Nhân Tông cho rằng Bụt ở trong tâm mình, không phải tìm cầu ở bên ngoài. Nếu chúng ta cứ tìm cầu Phật ở bên ngoài thì không bao giờ giác ngộ đƣợc. Sở dĩ có hiện tƣợng nhƣ vậy là do ta quên gốc “khuẩy bổn”. Đến khi hiểu ra thì Bụt lại chính là ta. Tất nhiên, ở đây “cái ta” là sự giác ngộ “Phật tính” chứ không phải cái ta bản ngã của mọi ngƣời.

Nhƣ vậy, trong bốn câu kệ đầu tiên, Hòa thƣợng Chiếu Học dựa vào tƣ tƣởng của thiền phái Trúc Lâm để răn dạy các đồ chúng trong Sơn môn luôn phải tu dƣỡng tâm mình. Trong quá trình tu dƣỡng phải hiểu đƣợc lẽ vô thƣờng, không đắm chìm vào thất tình, lục dục (thất tình: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố và dục; lục dục: Sắc dục, hình mạo dục, uy nghi tƣ thái dục, ngôn ngữ âm thanh dục, tế hoạt dục, nhân tƣợng dục). Phải dùng trí tuệ để phá tan tam độc, vƣợt qua ngoại cảnh hƣớng vào tâm mình, truy cầu sự giác ngộ để đánh thức “Phật tính” ở trong tâm thức.

Chầm chậm vầng dƣơng vừa khuất núi Từ từ bóng nguyệt biển Đông lên

Hai câu kệ này, Hòa thƣợng Chiếu Học dùng hình ảnh mặt trời khuất núi, và bóng trăng biển Đông lên, để chỉ ra thời gian vô thƣờng luôn thay đổi. Vì vậy, mà Tăng, Ni trong Sơn môn phải hiểu rõ thế gian vô thƣờng, thời gian qua đi là thời gian không thể tìm lại, thời gian của ngày hôm nay không phải là thời gian của ngày hôm qua, sớm còn tối mất, nhân duyên tốt lành hôm nay, đâu dễ gặp lại ngày mai. Vì vậy, Hòa thƣợng Chiếu Học muốn các đồ chúng của mình phải biết quý trọng thời gian nhƣ vàng ngọc. Hôm nay còn khỏe mạnh, ngày mai đâu chắc đƣợc? Hoặc bệnh tật, suy yếu, nên việc muốn làm cũng không làm đƣợc. Do đó, mọi ngƣời phải tận dụng hết thời gian quý báu đang có, không bê trễ lƣời biếng, phải dốc tâm tu hành, nhằm tạo ra quả lành cho tƣơng lai.

Thế sự thôi thôi thôi đã thế

Tòa sen chín phẩm bƣớc mau êm

Xã hội luôn luôn chứa đầy những khổ đau bất hạnh, luôn bị chìm đắm trong ngũ dục, dẫn đến khổ đau trong hiện tại, mãi phải trôi lăn trong biển khổ sinh tử, luân hồi. Hiểu đƣợc thế sự vô thƣờng, Hòa thƣợng Chiếu Học khuyên đồ chúng của mình không vì danh lợi mà lao vào đời nhƣ một con thiêu thân

bất chấp bằng mọi cách, hãy tĩnh tâm niệm Phật để hƣớng về “tòa sen chín phẩm”. Hình tƣợng “tòa sen chín phẩm” đƣợc ảnh hƣởng trực tiếp từ tƣ tƣởng của Thiền sƣ Chân Nguyên cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của Phật giáo đƣơng thời. Thiền sƣ Chân Nguyên dựng tòa Cửu phẩm Liên Hoa vào năm 1684 tại chùa Quỳnh Lâm theo mô hình tòa Cửu phẩm Liên Hoa của chùa Ninh Phúc (Bắc Ninh). “Cửu phẩm là một cách phân loại trong Phật giáo đối với mọi hiện tƣợng. Mỗi hiện tƣợng đều có ba bậc thƣợng, trung, hạ; mỗi bậc chính đó lại chia làm ba bậc phụ thƣợng, trung, hạ. Kết quả có thƣợng thƣợng, thƣợng trung, thƣợng hạ; trung thƣợng, trung trung, trung hạ; hạ thƣợng, hạ trung, hạ hạ. Kể cả chúng sinh lẫn các trình độ giác ngộ đắc đạo… đều chia ra chín bậc nhƣ thế. Cửu phẩm Liên Hoa (cửu phẩm liên đài) là hình tƣợng chín bậc tu hành để đạt từ chúng sinh lên cõi Cực Lạc. Và cũng là chín thái độ của A Di Đà với từng bậc đó. Tất cả theo nội dung Quán vô thượng

thọ kinh. A Di Đà Phật (Amitabaha) là một vị Phật ngự ở Tây phƣơng tịnh thổ

Cực Lạc thế giới, dẫn dắt chúng sinh niệm Phật lên cõi Cực Lạc thế giới, nên còn gọi là tiếp dẫn Phật”[38, 673].

Hình tƣợng “tòa sen chín phẩm”, Hòa thƣợng Chiếu Học dùng trong bài kệ, nói rõ phƣơng pháp tu hành của Sơn môn áp dụng chủ yếu là Thiền, Tịnh đồng tu và đây cũng là phƣơng pháp tu hành của thiền phái Trúc Lâm cũng nhƣ thiền phái Lâm Tế trƣớc đó.

Tóm lại, thông qua bài kệ vô thƣờng chúng ta thấy đƣợc tƣ tƣởng thiền Trúc Lâm, ảnh hƣởng đậm nét trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung. Qua bài kệ này, Hòa thƣợng Chiếu Học nhắc nhở đồ chúng không ngừng tu tập trau dồi trí tuệ để diệt trừ vô minh, khơi dậy Phật tính vốn sáng suốt của mình, hƣớng tới quả vị Niết Bàn vi diệu.

Bên cạnh bài kệ vô thƣờng thời nay, phƣơng pháp tu tập của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung, tƣ tƣởng, những phƣơng pháp tu hành còn đƣợc thể hiện trong những bộ kinh đƣợc các Tăng, Ni đọc tụng thƣờng xuyên.

Theo truyền thống của Sơn môn, cũng nhƣ hiện nay các kinh sách đƣợc

Một phần của tài liệu Sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)