- Các tính trạng số lượng thường có biến dị liên tục ví dụ như chiều cao, cân nặng của người, khối lượng trẻ sơ sinh, số con trong một lứa sinh,…
- Khác với các tính trạng Mendel để xác định các tính trạng số lượng người ta phải cân đo đong đếm.
- Các tính trạng số lượng thường do nhiều gen tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. Vì vậy các tính trạng thường có phân phối chuẩn. Sự hình thành các tính trạng số lượng thường chịu tác động của các điều kiện môi trường.
*Bài tập: Giả sử rằng hai gen A và B mỗi gen có hai alen và mỗi các alen trội tương tác cộng
gộp xác định chiều cao cây trong quần thể. Đồng hợp tử AABB cao 50cm; đồng hợp lặn aabb cao 30cm
a. xác định chiều cao của các cây F1 khi cho các cây trên thụ phấn b. kiểu gen nào của F2 có chiều cao 40cm
c. tính tần số nhóm cây có chiều cao 40cm ở F2
*Lời giải
a. Phép lai AABB x aabb cho F1 có kiểu gen AaBb. Vì các alen trội tương tác cộng gộp; cây có 4 alen trội có chiều cao 50cm; cây không có alen trội nào có chiều cao 30cm, nên mỗi alen trội làm tăng chiều cao cây lên . F1 có hai alen trội nên có chiều cao là 30 +
b. Bất kì cá thể nào có chứa hai gen trội cũng cao 40cm. Vậy các kiểu gen sau đây có cùng chiều cao 40cm: AAbb; aaBB; AaBb
c. Ở F2 1/16AAbb; 4/16AaBb; 1/16aaBB vậy có 6/16 hay 3/8 số cá thể có chiều cao 40cm