MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ADN

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi môn sinh lớp 12 (Trang 32 - 34)

1. Tính chất biến tính và hồi tính

* Phân tử ADN sợi kép bị biến tính (tách hai mạch đơn) khi nhiệt độ môi trường tăng cao, hoặc khi môi trường có các yếu tố gây biến tính như kiềm, ure,.. các yếu tố gây ra hiện tượng trên gọi là các yếu tố gây biến tính ADN.Ta xét yếu tố biến tính là nhiệt độ:

+ Nhiệt độ ở đó một nửa số phân tử ADN sợi kép bị tách hoàn toàn thành hai mạch đơn được gọi là nhiệt độ nóng chảy, kí kiệu là Tm. Đối với mỗi phân tử ADN giá trị Tm phụ thuộc vào thành phần, tỷ lệ và vị trí sắp xếp của các cặp nuclêôtit trong ADN. Trong phân tử ADN có tỷ lệ GX càng cao thì giá trị Tm càng lớn và ngược lại. Ngoài ra nếu phân tử ADN có số đoạn trình tự lặp lại liên tục càng nhiều thì nhiệt độ biến tính Tm cũng càng cao. Người ta ước tính nếu số liên kết GX trong phân tử ADN giảm đi 1% thì nhiệt độ biến tính Tm giảm đi 0.40c. Trong điều kiện bình thường Tm của một phân tử ADN thường nằm trong khoảng 85 – 950c

+ Để ước tính nhiệt độ biến tính của một phân tử ADN có kích thước ngăn hơn hoặc bằng 25bp sử dụng công thức Wallace (1989)

Tm = 20C x (A + T) + 40C x (G + X)

+ Còn đối với phân tử ADN dài hơn 25bp Tm được tính theo công thức Meinkoth – Wahl (1989)

Tm = 81.50C + 16.6(log10[Na+] + 0.41(%[G+X]) – (500/n – 0.61(%FA)

Trong đó n : là chiều dài chuỗi ADN được nhân bản (FA = formamide)

* Sau khi biến tính, nếu như các tác nhân biến tính loại khỏi môi trường thì phân tử ADN sợi kép có khả năng hồi tính. Lúc này hai mạch đơn đã tách nhau ra trong quá trình biến tính sẽ liên kết trở lại theo nguyên tắc Chargaff để hình thành nên cấu trúc chuỗi xoắn kép. Tuy vậy nếu nhiệt độ hạ quá đột ngột sự hồi tính có thể không diễn ra. Lúc đó phân tử ADN sẽ ở dạng vô định hình hoặc có cấu trúc bị rối loạn do các mạch đơn bị đứt ở nhiều điểm. Một số tác nhân gây biến tính ADN vĩnh viễn. Đặc tính biến tính của ADN được ứng dụng trong việc phát minh ra máy nhân gen PCR (polymerase chain reaction). Đây là phương pháp nhân bản các đoạn trình tự ADN trong điều kiện invitro

2. Các bazơ có thể văng ra ngoài

Tính chất hoá năng của chuỗi xoắn kép của ADN ưu tiên cho sự kết cặp giữa một bazơ trên mạch polynu này với một bazơ bổ sung với nó trên mạch polynu đối diện. Tuy nhiên một bazơ đơn lẻ có thể văng ra ngoài khung đường – phosphate của chuỗi xoắn kép và áp sát với vị trí xúc tác của các enzim.

3. ADN có thể ở dạng sợi đơn hay sợi kép, mạch thẳng hay vòng

Ví dụ ADN của E.coli là phân tử ADN kép vòng kín có khoảng 4.7 triệu bp dài khoảng 1300µm.

4. Tính đặc trưng của phân tử ADN.

+ Đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các nuclêôtit, vì vậy từ 4 loại nuclêôtit đã tạo nên nhiều loại phân tử ADN đặc trưng cho mỗi loài.

+ Đặc trưng bởi tỷ lệ :

+ Đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các gen trong từng nhóm gen liên kết.

5)Tính không đặc trưng của ADN

* Được thể hiện ở :Cấu trúc xoắn kép, cấu tạo đơn giản

- Liên kết hóa học như liên kết photphođieste ,hyđrô. Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric

6)Tính ổn định của ADN

ADN đặc trưng cho mỗi loài và được di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ của loài nhờ

a) Ở cấp độ tế bào do kết hợp của 3 cơ chế : nguyên phân , giảm phân ,thụ tinh

b) Ở cấp độ phân tử do cơ chế tự nhân đôi của ADN

- Diển biến của cơ chế này sách giáo khoa đã trình bày kĩ vì vậy chỉ lưu ý một số ý quan trọng khác.

+ Sự tái bản diễn ra nhanh và chính xác do sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các loại ADN-polimeraza(I , II ,III ...),Nucleaz (gồm endocuclêaz và exonuclêaz).

+ Tốc độ tái bản có thể khác nhau tùy theo loài .

+ Các ADN -polimeraza chỉ xúc tác cho quá trình bổ sung theo hướng từ 3' đến 5' của mạch khuôn .

7) Tính không ổn định ADN :

Do các tác nhân lí hóa của môi truờng ngoài hoặc do cấu trúc gen kém bền vững và những biến đổi sinh lí nội bào mà cấu trúc ADN có thể bị thay đổi tạo thành các dạng đột biến gen

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi môn sinh lớp 12 (Trang 32 - 34)