0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số giải pháp đổi mới nội dung bồi dưỡng

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ VINH (Trang 82 -82 )

3.6.1. Bi dưỡng v nghip v sư phm:

Trình độ nghiệp vụ sư phạm là tổng hợp những kiến thức của GV về các bộ môn như tâm lý học, lý luận dạy hoc chung, lý luận dạy học chuyên ngành, phương tiện dạy học...Từ những kiến thức đó người GV hình thành năng lực sư phạm (các tri thức và các kỹ năng sư phạm) cần thiết giúp họ chú trọng lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả nhất. Qua thực trạng về năng lực sư phạm của đội ngũ GVDN nghề điện chúng tôi nhận thấy yếu tố cơ bản nhất của nhiều GV hiện hay là việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học cũng như lựa chọn nội dung chưa thích hợp phù hợp với trình độ HS. Vì vậy việc bồi dưỡng nội dung này cho đội ngũ GVDN cần được nhà quản lý quan tâm đến các vấn đề sau:

- Động viên số GV chưa có chứng chỉ sư phạm bậc II tham gia theo khoá bồi dưỡng vào các dịp hè.

- Bồi dưỡng sư phạm nâng cao cho số GV đã có chứng chỉ sư phạm bậc II tại trường vào các dịp hè bằng hình thức: Mời chuyên gia của các trường cao đẳng Sư phạm kỹ thuật, đại học, viện nghiên cứu... Bồi dưỡng theo các chủ đề cụ thể như sau: Tâm lý dạy học, các phương pháp dạy học và việc sử dụng phương pháp dạy học trong dạy nghề, sử dụng phương tiện trong dạy học, nhằm hình thành các kỹ năng sư phạm quan trọng cho đội ngũ GVDN (Biểu diễn bằng sơ đồ sau):

Sơđồ 3.1.Các kỹ năng sư phạm cần bồi dưỡng cho đội ngũ GVDN

Bồi dưỡng thường xuyên bằng các hình thức: Hội giảng, dự giờ và bình giảng trao đổi kinh nghiệm, thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyền đề về sư phạm.

3.6.2. Bi dưỡng v trình độ chuyên môn:

* Quan điểm mới yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với GVDN nghềđiện :

+ Phải nắm vững cả lý thuyết lẫn thực hành tay nghề.

+ Phấn đấu để tất cả GV trong khoa Điện phải dạy được cả lý thuyết nghề và thực hành nghề. Đây là yêu cầu phải đạt được.

Do đó có thể luân chuyển giáo viên một thời gian dạy lý thuyết, một thời gian dạy học thực hành. Đấy chính là biện pháp buộc họ phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ, có như vậy mới có giáo viên giỏi. Kết hợp giữa lý thuyết với thực hành sẽ mang lại hiệu quả cao trong đào tạo.

a. Trình độ chuyên môn:

Chuyên môn là yếu tố chính, không thể thiếu đối với người GV, GV có trình độ chuyên môn giỏi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên những thế hệ học trò giỏi. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người GV cũng được yêu cầu phải là người giỏi về năng lực chuyên môn, công việc nâng cao trình độ chuyên môn, vì thế luôn là một công việc hết sức quan trọng. Có rất nhiều cách thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất vẫn là các hình thức cử người đi học để nâng cao trình độ. Thông qua việc nghiên cứu tình hình thực tế,

Sử dụng phương tiện Các kỹ năng sư phạm cần bồi dưỡng Sử dụng phương pháp Chuẩn bị Bài giảng Tiến hành Bài giảng Đánh giá Bài giảng Truyn đạt T chc

cũng như qua những ý kiến thăm dò, trao đổi với GV, lãnh đạo nhà trường, Phòng Đào tạo về vấn đề này, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:

- Sử dụng người theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Đối với các GV trẻ, những người mới ra trường kiến thức về chuyện môn và nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, đề nghị tổ trưởng tổ môn cử người kèm cặp, giúp đỡ chuyên môn về nghề nghiệp.

- Định hướng môn học hoặc chuyên đề cụ thể giáo viên có hướng chuẩn bị và tập trung chuyên sâu.

- Có kế hoạch phân phối chuẩn bị những môn học khác đồng thời để thay thế khi cần thiết.

- Tổ chức các buổi thảo luận về chuyên môn có tính chất định kỳ tại các tổ bộ môn.

- Hỗ trợ kinh phí trong việc mời các chuyên gia trong ngành về tập huấn chuyên môn ngắn hạn.

- Cử người tham gia các khóa bồi dưỡng do Tổng cục Dạy nghề, các trường hoặc các tổ chức trong nước và của nước ngoài hỗ trợ (nếu có).

- Khuyến khích và có chế độ hỗ trợ cho giáo viên học tập nâng cao trình độ như học Thạc sĩ, Tiến sĩ. Động viên GV tham gia vào các chương trình đi học ở nước ngoài theo ngân sách nhà nước, hay tham gia thi lấy học bổng do các nước cung cấp.

- Xây dựng kế hoạch mua tài liệu chuyên ngành hàng năm. - Khuyến khích giáo viên tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình.

- Công việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn phải được diễn ra một cách liên tục.

b. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề:

Trường Trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Vinh có cơ sở vật chất là tương đối hiện đại, nếu tính trên cơ sở mặt bằng chung với các trường dạy nghề khác. Với cơ sở vật chất như vậy các GV dạy thực hành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc truyền đạt các kỹ năng, kỹ xảo của nghề nghiệp cho các em HS. Tuy nhiên do trình

độ tay nghề của GV vẫn chưa cao và đồng đều, nên sẽ gây ra một số hạn chế trong hoạt động nghề nghiệp. Trong công tác bồi dưỡng nâng cao tay nghề của GV dạy thực hành nghề điện công nghiệp cần chú trọng tới một số công việc như sau:

- Tổ chức thi nâng bậc, thi tay nghề cho GV theo thời gian nhất định.

- Cử GV hướng dẫn thực hành tham quan hướng dẫn các đoàn thực tập của SV tại các nhà máy xí nghiệp, như vậy các GV sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với những công việc cũng như trang thiết bị hiện đại ở bên ngoài.

- Xây dựng kế hoạch hợp tác với một số nhà máy, cơ sở sản xuất trong việc gửi người tham gia thực hành, học tập kinh nghiệm.

- Tận dụng mối quan hệ sẵn có với các tổ chức nước ngoài để gửi người sang học tập, nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ...

3.6.3. Các ni dung bi dưỡng khác:

a. Bồi dưỡng về tin học:

Trong lĩnh vực tin học không phải GVDN nào cũng đều sử dụng trong công việc của mình ngay, các nhà quản lý cần định hướng nội dung bồi dưỡng theo điều kiện của nhà trường để có hiệu quả thiết thực. Theo tôi việc một GVDN điện công nghiệp cần hơn cả là học sử dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm, ứng dụng các phần mềm dạy học để xây dựng các phim mô phỏng quá trình thực tế của nghề nghiệp. Vì vậy chỉ nên bồi dưỡng cho GV cách sử dụng khai thác máy vi tính (đặc biệt là các phần mềm dạy học) không nên học một cách tràn lan, kém hiệu quả.

Trong thời gian tới có thể nâng cao tính hiệu quả sử dụng tin học trong giảng dạy, cần có biện pháp bồi dưỡng thêm về tin học chuyên ngành cũng như bồi dưỡng cho GV về kỹ năng khai thác, sử dụng mạng thông tin trên Internet.

b. Bồi dưỡng ngoại ngữ:

Trong kế hoạch dài hạn việc thăm quan, học hỏi ở một số trường trong và ngoài nước theo lộ trình phát triển truờng đến năm 2020 của Bộ xây dựng là trường trọng điểm của khu vực Bắc trung bộ. Vì vậy nhà trường cần khuyến khích GV tham gia vào các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh ). Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ đối với các GV trong các trường thông qua các hoạt động học tập, giao

tiếp, trao đổi tri thức, giao lưu văn hoá là rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian tới để việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ có hiệu quả hơn, nhà trường cần có thêm những chính sách cụ thể hơn trong việc khuyến khích, chẳng hạn như:

- Mở các lớp ngoại ngữ ở các trình độ thông dụng (A,B,C) và mời GV giỏi về dạy.

- Có chính sách hỗ trợ về kinh phí cho các GV tham gia vào các lớp học...

c. Bồi dưỡng những hiểu biết chung:

Sự phát triển của đời sống xã hội đã và đang làm thay đổi vai trò và vị trí của người GV, tìm hiểu những chủ trương mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ CNH - HĐH để thấy được trách nhiệm và vai trò của mình trong tình hình mới. Hoạt động của họ không chỉ đơn thuần bó hẹp trong khuôn khổ nhà trường mà còn mở rộng trong phạm vi toàn xã hội. Vì lẽ đó người GV cần bồi dưỡng về các lĩnh vực như: Lý luận chính trị, kiến thức quản lý, kiến thức về văn hoá xã hội, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước, những kiến thức về pháp luật, bảo vệ môi trường, tệ nạn xã hội...

Hình thức tổ chức loại hình bồi dưỡng này nhà trường có thể mời chuyên gia về nói chuyện, thăm quan học tập hoặc cung cấp tin tức kịp thời qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Nội dung bồi dưỡng này cần tập trung vào những chủ đề chủ thể mà GV quan tâm, ngoài ra nhà trường cần hỗ trợ về nhiều mặt (như thời gian, kinh phí, tổ chức lớp, nội dung...) cần phải định hướng công tác bồi dưỡng hiểu biết chung cho GV theo từng thời gian.

d. Tăng cường công tác nghiên cứu các chuyên đề về dạy nghề:

Ngày nay với sự phát triển của khoa học, giáo dục chuyên nghiệp có nhiều lĩnh vực rất mới đối với GVDN, vì vậy nhà trường cần coi trọng công tác nghiên cứu các chuyên đề để phục vụ việc đào tạo. Theo chúng tôi, các lĩnh vực cần nghiên cứu như: Viết tài liệu giảng dạy các chuyên môn, cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy chuyên ngành... Ngoài ra nhà trường cần dành thời gian, kinh phí cho những GV có năng lực nghiên cứu cải tiến công nghệ mới, kết hợp trong

việc đào tạo và sản xuất (đặc biệt là cải tiến các mạch điện cũ trong các máy công nghiệp, thiết bị đắt tiền khi chưa có linh kiện thay thế...).

3.7. Một số giải pháp vềđổi mới hình thức bồi dưỡng:

Bên cạnh việc xây dựng nội dung thích hợp, các nhà quản lý cần quan tâm tới hoàn cảnh thực tế của từng GV, vì ngoài việc giảng dạy họ còn rất nhiều công việc khác để đảm bảo cuộc sống riêng cũng như quản lý HS. Do đó muốn có kế hoạch bồi dưỡng mang tính khả thi cần đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng phù hợp với trình độ và điều kiện công tác, phù hợp với hoàn cảnh công tác của mỗi người. Việc xây dựng kế hoạch cần kết hợp các lĩnh vực bồi dưỡng dài hạn với ngắn hạn, kết hợp báo cáo với chuyên đề, hội thảo, hội giảng, tư vấn cá nhân, nghiên cứu chuyên đề có hướng dẫn, tự bồi dưỡng, kết hợp với thực hành sản xuất và thăm quan...

Sơđồ 3.2: Các hình thức bồi dưỡng GVDN

3.7.1. Bi dưỡng dài hn (t 1 đến 5 năm)

Trong lĩnh vực này nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng cá nhân GV sao cho không ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Cần ưu tiên đội ngũ GV trẻ nâng cao trình độ trên Đại học.

Tự bồi dưỡng Hi ging HCeminar i tho chuyên đề Thực hành sản xuất thăm quan Bồi dưỡng ngắn hạn tại trường Bồi dưỡng thường xuyên

Các hình thc bi dưỡng

Bồi dưỡng

công nghệ Nghiên cchuyên đều

Tư vấn hướng dẫn

thực hành

Bồi dưỡng dài hạn

Với hình thức bồi dưỡng dài hạn GV có thể tham gia các lớp tập trung dài hạn các trường đại học, đại học tại chức hoặc đại học từ xa. Việc chọn hình thức tham gia bồi dưỡng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện của GV như: trình độ, hoàn cảnh gia đình...tuy nhiên nhà quản lý cũng cần tư vấn và đặt ra tiêu chí (mục tiêu) của việc bồi dưỡng để họ có định hướng đúng.

3.7.2. Bi dưỡng ngn hn (dưới 1năm):

Đây là hình thức phù hợp nhất với đa số GV đang tham gia giảng dạy tại Ban điện Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh vì họ thường có ít thời gian và kinh phí. Với hình thức này có thể tổ chức tại trường nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, sư phạm, ngoại ngữ, tin học, như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Nông Nghiệp 1, , Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Đại học SPKT Vinh... để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng tại trường hoặc gửi GV trong khoa đi bồi dưỡng vào các dịp hè.

3.7.3. Bi dưỡng thường xuyên:

Hình thức bồi dưỡng thường xuyên đa dạng và rất bổ ích với mọi đối tượng. Với Ban Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh việc sử dụng số GV giỏi kèm cặp số GV yếu cũng đã mang lại hiệu quả, vì vậy nhà trường cần có kế hoạch duy trì hình thức bồi dưỡng cụ thể, có chế độ khuyến khích người dạy và người học để đạt kết quả tốt hơn.

3.7.4. Hi thao, hi ging:

Trong các hình thức bồi dưỡng thì hội thao, hội giảng lôi cuốn đựợc đông đảo GV tham gia, nhà trường nên tổ chức thường xuyên nhằm giúp GV kém có thể học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn và sư phạm cũng được nâng cao.

Tóm li: Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ, để không ngừng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN điện đáp ứng yêu cầu của hệ thống dạy nghề trong giai đoạn mới, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN nghề điện cần có sự quan tâm của toàn ngành. Trước mắt cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển trong từng giai đoạn, trong thời kỳ, đề ra những giải pháp hữu hiệu, khắc phục

những tồn tại yếu kém, để phát triển đội ngũ GVDN ngang tầm với khu vực và thế giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nghề và thực tiễn công tác đào tạo nghề điện tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh, tác giả đã đề xuất các giải pháp sau đây nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghành điện góp phần thực hiện những nhiệm vụ phát triển nhà trường đáp ứng với yêu cầu đề ra cho dạy nghề trong thời kỳ hiện nay:

- Đổi mới công tác tuyển sinh

- Cải tiến nội dung chương trình đào tạo - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

- Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên

- Nâng cao ý thức và thái độ nghề nghiệp cho học sinh nghề - Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.

- Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và đơn vị sản xuất.

Đồng thời tác giả đã lấy ý kiến của các chuyên gia bằng phiếu điều tra về tính cấp thiết và tính khả thi của các phương pháp đưa ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. Kết luận:

Đề tài đã tập trung phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp cơ bản cho việc nâng cao trình độ của đội ngũ GVDN điện tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề.

Tuy còn những hạn chế nhưng trong khuôn khổ một luận văn cao học, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

1. Đã xác định và làm rõ cơ sở lý luận cho công tác bồi dưỡng GVDN, mô hình hoạt động của người GVDN, những phẩm chất và năng lực của họ được phản ánh trong các tiêu chuẩn chức danh ở mức độ khái quát nhất. Từ tiêu chuẩn nhà nước về GVDN và đặc thù riêng của ngành điện , đề tài đã phân tích rõ những yêu cầu tối thiểu mà họ phải có để hoàn thành công việc "Đào tạo nghề".

2. Qua khảo sát đề tài đã xác định được thực trạng đội ngũ GV dạy nghề điện tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh trên tất cả các mặt. Trên cơ sở đó đề tài tập trung phân tích nguyên nhân của những hạn chế về trình độ của đội

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ VINH (Trang 82 -82 )

×