Những nguyên tắc

Một phần của tài liệu Các giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề điện tại trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ vinh (Trang 44)

- Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng

- Nguyên tắc nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng GVDN đối với nhà trường, nhằm phát huy năng lực bồi dưỡng và tạo kinh phí cho quá trình bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng phải nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

- Dựa trên nguyện vọng cá nhân và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của người GVDN mà nhà trường và xã hội đòi hỏi ở họ.

- Đảm bảo bồi dưỡng đúng đối tượng

- Lựa chọn nội dung phù hợp với trình độ người học.

- Lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần thiết cho nhiệm vụ của người GVDN

1.6.3 .Thông tư số 30(10/2010) của Bộ lao động và thương binh xã hội về"Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề"

Nội dung gồm 4 chương 12 điều phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực nghề nghiệp.

Thông tư này áp dụng đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy nghề.

Thông tư này không áp dụng đối với giáo viên, giảng viên dạy các môn chung, các môn văn hoá tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

Mục đích ban hành chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

Làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên dạy nghề.

Giúp giáo viên, giảng viên dạy nghề tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Làm cơ sở để đánh giá giáo viên, giảng viên dạy nghề hàng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ này.

Làm cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề. 1.6.4 Thông tư liên tịch số 27/2010/ TTLT- BGDĐT – BLĐTBXH(10/2010) hướng dẫn đào tạo liên thôngtừ trình độ trung cấp nghề,cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng và đại học.

Nội dung của thông tư gồm 5 chương 12 điều về việc hướng dẫn đào tạo liên thôngtừ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng và đại học, bao gồm: đối tượng, điều kiện đào tạo liên thông và thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo liên thôngtừ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng và đại học; nhiệm vụ và quyền hạn các trường trong đào tạo liên thôngtừ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học nhiệm vụ và quyền lợi người học.

Thông tư này áp dụng đối với các trường đại học, học viện, cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp nghề.

Kết luận chương 1

Vấn đề nâng cao chất lượng ĐTN đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập vấn đề này song ở các công trình nghiên cứu về các trường thuộc doanh nghiệp đã cổ phần hoá là chưa có hoặc rất ít. Việc nghiêncứu nâng cao chất lượng ĐTN Của nghành điện của Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết trong nghành xây dựng và các nghành khác thuộc trường của doanh nghiệp. Khi các năm tới có sự bùng phát cả về quy mô và công nghệ kỹ thuật tiên tiến của khoa học hiện đại được áp dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải có một thế hệ công nhân công nhân mới được đào tạo một cách toàn diện mới có thể đảm nhận được.

Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng. Song theo tác giả, chất lượng đào tạo là mức độ thực hiện các mục tiêu đào tạo đã đề ra, đồng thời phải phù hợp và đáp

ứng được yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động. Đồng thời nói đến chất lượng của hệ thống là nói đến chất lượng của tất cả các thành tố của hệ thống: đầu vào, quá trình và đầu ra, nói cách khác đó là điều kiện đảm bảo chất lượng.

Đối với chất lượng đào tạo, ngoài phần cứng theo quan niệm truyền thống trước đây bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Hiện nay trong điều kiện khi nền sản xuất mới với các công nghệ luôn thay đổi , thì chất lượng đào tạo còn bao ghồm phần mềm đó là : năng lực sáng tạo và thích ứng.

Giữa chất lượng đào tạo, ngoài phần cứng theo quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng vừa là tiên đề, vừa là điều kiện lẫn nhau để thúc đẩy phát triển.

Đánh giá chất lượng đào tạo nghề điện tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh hiện nay là rất cần thiết và điều này càng trở nên quan trọng khi các nghành xây dựng đang đứng trước sự hội nhập và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào thực tế sản xuất.

Các tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa với một cơ sở đào tạo nghề cũng như từng học sinh, đặc biệt qua năng lực thực hành nghề.

Để nâng cao chất lượng CNKT nghề điện thì ta phải nghiên cứu và tác động đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng như: hướng nghiệp và tuyển sinh, mục tiêu, nội dung và phương pháp ĐTN, đội ngũ giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất , học sinh và các hoạt động của chúng, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà trường và đơn vị sản xuất ...

Tất cả những yêu tố đó là khâu đột phá mang tính chất quyết định đến nâng cao chất lượng đào tạo CNKT nghề điện hiện nay. Bên cạnh đó cần phải tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo nghề và chương trình đào tạo, công việc này luôn đem laị những thành quả tích cực cho nhà trường, cá nhân và xã hội.

CHƯƠNG2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ VINH

2.1 Mt s nét v s phát trin ca Trường Trung cp K thut và Nghip v Vinh

Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh tiền thân là trường công nhân xây dựng Vinh được thành lập ngày 28 tháng 06 năm 1973 theo quyết định 940/BKT ngày28/06/1973 của Bộ Kiến Trúc với nhiệm vụ gấp rút tuyển dụng và đào tạo nghề, góp phần đáp ứng để nghành xây dựng đi đầu thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo di chúc thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ ngày thành lập đến nay nhà trường đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính và thay đổi với tên gọi khác nhau:

-Giai đoạn thứ nhất : Từ ngày thành lập (năm 1973) đến năm 1998 Nhà mang tên Trường công nhân xây dựng Vinh - Trực thuộc Công ty xây dựng số 6- Bộ xây dựng, có nhiệm vụ đào tạo số lượng công nhân kỹ thuật xây dựng để công ty có đủ lực lượng đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trên địa bàn khu IV cũ.

-Giai đoạn thứ 2: Từ năm 1998 đến năm 2006 Trường đổi tên thành trương công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ xây dựng Vinh theo quyết định số 211/QĐ-BXD ngày 01 tháng 06 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Nhiệm vụ chính là đào tạo lại , đào tạo chuyển đổi , nâng cao tay nghề cho công nhân và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xây dựng cho cán bộ, nhân viên

- Giai đoạn thứ 3: Từ năm 2006 đến nay

Theo Quyết định số 1377/QĐ-BXD ngày 04/10/2006 của Bộ Xây Dựng Trường được nâng cấp thành Trường được nâng cấp thành trường trung cấp chuyên nghiệp mang tên “ Trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Vinh” Trực thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội - Bộ xây dựng. Với nhiệm vụ đào tạo chuyên môn kỹ thuật – Kinh tế bậc trung cấp chuyên nghiệp theo chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và đào tạo trung cấp nghề theo chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Xây Dựng.

Gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho nghành xây dựng và xã hội hàng chục ngàn công nhân, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ có kỹ năng tay nghề và kiến thức chuyên môn vững vàng. Được nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Cơ sở vật chất ngày càng được bộ xây dựng và nhà trường ngày càng đầu tư sủa chữa mua sắm nhằm đáp ứng trong tình hình mới và từng bước theo lộ trình của bộ xây dựng phấn đấu đến năm 2015 nâng cấp thành trường cao đẳng chuyên nghiệp xây dựng khu vực Bắc Trung Bộ .

Các ngành nghềđào tạo.

- Trung cấp chuyên nghiệp : Trung cấp kinh tế, trung cấp xây dựng dân dụng, trung cấp tin học.

- Trung cấp nghề: Hàn công nghệ cao, Kỹ thuật Sắt, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Cấp thoát nước và Kỹ thuật xây dựng.

- Sơ cấp nghề: Tất cả các nghề trên và lái xe mô tô hạng A1.

- Liên kết với Viện ĐH Xây dựng Hà Nội đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, với Đại học Kinh tế quốc dân Đào tạo Kế toán doanh nghiệp.

Hệ thống tổ chức bộ máy.

Cơ cấu tổ chức:

- Ban giám hiệu: 1 Hiệu trưởng; 1 Phó hiệu trưởng - 04 phòng chức năng, gồm:

+ Phòng Đào tạo;

+ Phòng Tổ chức-Hành chính; + Phòng Tài vụ

+ Phòng Công tác HSSV - 04 khoa chuyên môn:

+ Khoa Xây dựng; + Khoa Kinh tế + Khoa Tin học

Đội ngũ CB, GV.

- Tổng số CB, GV: 72 người

Trong đó: Giáo viên có 48 người, gồm: 3 thạc sỹ; 41 đại học; 01 cao đẳng , 03 trung cấp.

- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Trường theo phòng khoa hiện tại và dự kiến đến 2015:

TT Tên bộ phận Hiện tại 2010 2010-2015

1 Ban Giám hiệu 02 03

2 Phòng Đào tạo 07 08

3 Phòng Quản lý học sinh - sinh viên 03 07 4 Phòng Tổ chức-hành chính-bảo vệ 08 12

6 Phòng Tài vụ 04 05

10 Khoa Đào tạo nghề 20 26

11 Khoa Xây dựng 10 16

12 Khoa kinh tế 12 18

13 Khoa tin 06 12

Tổng số 72 107

+ Từ năm 1998 đến nay Trường được Bộ xây dựng đầu tư các trang thiết bị cho các nghề mỗi năm hơn 1 tỷ đồng cho các nghề: Điện, hàn, tin học, điện lạnh, cấp thoát nước.

Từ năm 2003 đến nay theo lộ trình phát triển của nhà trường hàng năm đều có chương trình mua sắp trang thiết bị, máy móc dần hoàn thiện.

+ Năm 2006: Trường được Bộ giáo dục, Bộ xây dựng quyết định là trường trọng điểm khu vực bắc trung bộ tập trung đầu tư mua sáp trang thiết bị giai đoạn 2006 - 2015.

Đến 2010 Trường chủ động kết hợp chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoàn thiện các chương trình chi tiết và đề cương bài giảng theo mô- đun đáp ứng sự phát triển của khoa học và công nghệ mới. Đặc biệt các tiêu chuẩn quốc tế để hội nhập sau đào tạo.

Về công tác đào tạo.

Kết quả đạt được:

- Từ khi thành lập năm 2006 đến nay nhà Trường đã đào tạo được 7.000 CNKT các nghề: Xây dựng, Cấp thoát nước, Cơ khí, Điện, Tin học và các nghề khác. + Năm học 2006 - 2008: Đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ra trường cho 150 HS.

+ Năm học 2006 - 2008: Đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề ra trường cho 558HS.

100% học sinh sinh viên ra trường có việc làm

- Theo Quyết định số 1377/QĐ-BXD ngày 04/10/2006 của Bộ Xây Dựng Trường được nâng cấp thành Trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Vinh , từ năm 2006 đến nay Trường đạt được kết quả như sau:

+ Năm học 2006 - 2007: đã tuyển sinh và đang đào tạo 750 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề

+ Năm học 2007 - 2008: đã tuyển sinh 900 hoc sinh trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

+ Năm học 2008 – 2009 : đã tuyển sinh 1.100 hoc sinh trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

- Đào tạo ngắn hạn và liên kết từ 2006 đến nay:

+ Đào tạo nghề ngắn hạn gần 3.000 học viên cho các cơ sở, các công ty xuất khẩu lao động, đào tạo cho quân nhân Quân khu IV, Trung tâm xúc tiến việc làm,...; + Liên kết đào tạo với Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, đào tạo gần 750 sinh viên với các ngành: xây dựng dân dụng và công nghiêp, máy xây dựng.

- Giai đoạn sau 2010: ổn định quy mô đào tạo: 2.700 - 3.200 người/ năm. Trong đó:

+ Trung cấp chuyên nghiệp: 500 - 750 người/ năm. + Trung cấp nghề: 700- 900 người/ năm.

+ Sơ cấp nghề: trung bình 1.500 người/ năm.

Những kết qủa hoạt động của Nhà trường trong những năm qua.

Với gần 40 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề, hợp nhất nhiều lần, qua nhiều thế hệ, Trường đã nhanh chóng ổn định tổ chức với mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Từ đào tạo một nghề đến đào tạo hàng chục nghề với quy mô, chất lượng ngày càng cao. Tính đến nay Trường đã đào tạo được hàng vạn công nhân kỹ thuật góp phần phục vụ CNH - HĐH đất nước.

Được sự quan tâm của các cấp các ngành, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chỉ đạo Giám hiệu, tập thể CBGV, CNVC nhà trường luôn cố gắng xây dựng khối đoàn kết, thống nhất cao, động viên CB, CNV, GV học sinh thi đua giảng dạy tốt, học tốt rèn luyện tốt đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

- Từ năm 2002 - 2006 trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp ra trường cho: + 3.332 HS bậc 3/7

+ 816 HS ngắn hạn

Trường liên kết với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đào tạo được hơn 1000 sinh viên đại học tại chức.

công trình và đấu thầu xây dựng.

Hợp tác các trung tâm dạy nghề, phòng thương binh và xã hội, sở thương binh và xã hội đào tạo nghề cho nông thôn nhằm chuyển đổi và nâng cao tay nghề, giáo dục định hướng, bồi dưỡng đào tạo nghề cho người đi xuất khẩu lao động trong và ngoài nước.

Không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đầu tư cơ sở vật chất nhằm đạt chuẩn quốc gia và hướng tới trường cao dẳng xây dựng Bắc trung bộ.

Đặc biệt số học sinh ra trường có việc làm đạt từ 90 -100%. Đây chính là thước đo khách quan và thực tế về chất lượng đào tạo của nhà trường với phương châm gắn lao động với thị trường, gắn đào tạo với sử dụng đồng thời cũng cho thấy những triển vọng mới trong tương lai.

- Để đáp ứng yêu cầu công tác, nâng cao hiệu quả lao động, tập thể CBGV, CNVC nhà trường luôn nỗ lực phấn đẩu, rèn luyện về mọi mặt, nâng cao trình độ chuyên môn. Từng bước chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, tăng tỷ lệ trình độ ĐH và sau ĐH.

2.1. Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngành điện Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh

Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp và quyết định việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua nền kinh tế của nước ta không ổn định, đời sống của nhân dân nói chung và của giáo viên dạy nghề ở các trường

Một phần của tài liệu Các giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề điện tại trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ vinh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)