Kết quả định tính

Một phần của tài liệu Dạy học môn khí cụ điện theo quan điểm tích hợp ở trường cao đẳng nghề vĩnh phúc c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 88 - 111)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.1. Kết quả định tính

Qua theo dõi tiến trình giảng dạy và ý kiến của các giáo viên dự giờ nơi tác giả tiến hành kiểm nghiệm sư phạm đồng thời qua trao đổi với sinh viên tác giả có những nhận xét như sau:

+ Ở các lớp đối chứng:

- Sinh viên học khó khăn, lý thuyết còn mơ hồ, chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo trong học tập của mình.

- Một số sinh viên không tập trung học tập, tâm lý quá sức nên giờ học căng thẳng, gò bó, thiếu tự tin khi giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Do dạy lý thuyết trước nên khi dạy thực hành phải mất khá nhiều thời gian để nhắc lại nội dung lý thuyết cho sinh viên nên thời gian giành cho thực hành, rèn luyện kĩ năng không còn nhiều.

+ Ở các lớp thực nghiệm:

- Do nội dung bài giảng được xây dựng kỹ lưỡng và được thiết kế có vận dụng quan điểm tích hợp. Kết quả là sinh viên nhanh chóng nắm vững nội dung kiến thức của bài học. Sinh viên có sự liên hệ một cách tổng quát nội dung

81

- Sinh viên chăm chú học tập, giờ học sôi nổi, sinh viên tự tin và hứng thú với các nhiệm vụ học tập mới được đặt ra, tránh được sự nhàm chán, mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học.

Qua theo dõi quá trình học tập của học sinh khi dạy thực nghiệm nhận thấy đa số học sinh đều hiểu, hứng thú với hình thức đào tạo mới này. Trong quá trình học tập các em đã hăng hái tham gia xây dựng bài tạo ra không khí sôi nổi trong lớp học. Trong khi thực hành học sinh đã khai thác triệt để các thiết bị dụng cụ cũng như các học cụ cần cho bài học mà giáo viên đã chuẩn bị trước.

3.3.2. Đánh giá định lượng

3.3.2.1. Đánh giá định lượng bằng phiếu lấy ý kiến

Để thực hiện đánh giá sự tiếp thu kiến thức của sinh viên ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tác giả đã phát phiếu lấy ý kiến của sinh viên sau khi kết thúc các nội dung học tập.

Trong lớp thực nghiệm với số phiếu phát ra là 29 sau khi thu về kết quả nhận được như sau:

1. Sự phù hợp về nhận thức của kiến thức mà các bài đề cập đến là: a. Phù hợp với trình độ nhận thức: 25/29 = 86,2 %

b. Quá cao với trình độ nhận thức: 2/29 = 6,9 % c. Đơn giản với trình độ nhận thức: 2/29 = 6,9 %

2. Sau khi hoàn thành các bài học trong mô đun học tập Khí cụ điện Anh (chị) có khả năng:

a. Làm được các công việc có liên quan đến nội dung đã học: 25/29 = 86,2 %. b. Làm được nhưng cần hướng dẫn thêm: 3/29 = 10,35 %

c. Chỉ làm được các công việc đơn giản: 1/29 = 3,45 % d. Không thực hiện được các công việc: 0

3. Khi được học tập các nội dung mô đun dưới dạng bài soạn tích hợp này anh (chị) nhận thấy:

a. Rất hứng thú: 26/29 = 89,7 % b. Hứng thú trung bình: 2/29 = 6,9 %

82 c. Không hứng thú: 1/29 = 3,4%

4. Những điểm nào là ưu điểm của các bài học:

a. Những nội dung được học sát với điều kiện hiện có tại trường: 0 b. Được lựa chọn một số nội dung học tập: 0

c. Được học thực hành nhiều hơn: 0 d. Tất cả các ý trên: 29/29 = 100%

5. Tài liệu học tập nhận được khi học tập các nội dung dưới dạng các bài soạn này đã đóng vai trò:

a. Rút ngắn thời gian học tập và nâng cao hiệu quả dạy học: 2/29 = 6,9 % b. Là tài liệu tham khảo khi cần thiết: 2/29 = 6,9 %

c. Cả hai ý a và b: 25/29 = 86,2 % c. Không giúp ích gì nhiều: 0

Trong lớp thực nghiệm với số phiếu phát ra là 27 sau khi thu về kết quả nhận được như sau:

1. Sự phù hợp về nhận thức của kiến thức mà các bài đề cập đến là: a. Phù hợp với trình độ nhận thức: 22/27 = 81,48 %

b. Quá cao với trình độ nhận thức: 3/27 = 11,11 % c. Đơn giản với trình độ nhận thức: 2/27 = 7,4 %

2. Sau khi hoàn thành các bài học trong môn Khí cụ điện Anh (chị) có khả năng:

a. Làm được các công việc có liên quan đến nội dung đã học: 14/27 = 51,85 %.

b. Làm được nhưng cần hướng dẫn thêm: 9/27 = 33,33 % c. Chỉ làm được các công việc đơn giản: 4/27 = 14,81 % d. Không thực hiện được các công việc: 0

3. Khi được học tập các nội dung môn học dưới dạng bài soạn lý thuyết và thực hành này anh (chị) nhận thấy:

a. Rất hứng thú: 10/27 = 37,03 %

b. Hứng thú trung bình: 12/27 = 44,44 % c. Không hứng thú: 5/27 = 18,51%

83 4. Những điểm nào là ưu điểm của các bài học:

a.Những nội dung được học sát với điều kiện hiện có tại trường:20/27 = 74,07%

b. Được lựa chọn một số nội dung học tập: 0 c. Được học thực hành nhiều hơn: 0

d. Tất cả các ý trên: 7/27 = 25,92 %

5. Tài liệu học tập nhận được khi học tập các nội dung dưới dạng các bài soạn này đã đóng vai trò:

a. Rút ngắn thời gian học tập và nâng cao hiệu quả dạy học: 2/27 = 7,4 % b. Là tài liệu tham khảo khi cần thiết: 18/27 = 66,66 %

c. Cả hai ý a và b: 7/27 = 25,92 % c. Không giúp ích gì nhiều: 0

*Nhận xét: Việc đánh giá sự tiếp thu kiến thức của sinh viên hai lớp đối chứng và thực nghiện bằng phiếu lấy ý kiến, với số phiếu thu được ta thấy ở lớp thực nghiệm sinh viên hứng thú học tập hơn, khả năng vận dụng môn học phục vụ cho môn học khác cao hơn, đồng thời khả năng vận dụng thực tế sau khi học xong môn học ở lớp

thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng.

3.3.2.2. Đánh giá định lượng bằng các bài kiểm tra

Trong quá trình thực nghiệm đề tài, tác giả đánh giá kết quả dạy học môn Khí cụ điện qua phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc bằng điểm số của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm Kết quả điểm số như sau:

Bảng 3.1.Thống kê điểm kiểm tra

Lớp xi N 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 27 2 2 6 5 5 3 3 1 TN 29 1 2 4 9 8 4 1

84

Bảng 3.2. Bảng phân loại bài kiểm tra

Lớp Sĩ số (N) Kém 0-2 Yếu 3-4 Trung bình 5 – 6 Khá 7- 8 Giỏi 9 -10 Thực nghiệm 29 0 1 6 17 5 % 0 3.44 20.68 58.62 17.24 Đối chứng 27 2 8 10 9 2 % 4.4 29.62 37.03 33.33 7.4

Với kết quả nêu trên thì kết quả học tập của học sinh ở nhóm lớp thực nghiệm số điểm cao hơn lớp đối chứng

Kiểm nghiệm giả thuyết

Từ kết quả điểm thi của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, người nghiên cứu thành lập các bảng tính sau:

Căn cứ vào các giá trị trong bảng 3.1, giá trị trung bình cộng của lớp ĐC và TN được xác định như sau

  i F i x N . 1 X

Trong các công thức trên với: N: Tổng số học sinh được kiểm tra; xi: Điểm đạt được của bài kiểm tra; Fi: Số bài kiểm tra đạt điểm xi;

TN: Các tham số của lớp thực nghiệm; ĐC: Các tham số của lớp đối chứng

                  30 . 5 27 1 9 3 8 3 7 5 6 5 5 6 4 2 3 2 2 N F x X ĐC ĐC iĐĐ ĐC                    (1)                 7.28 29 1 10 4 9 8 8 9 7 4 6 2 5 1 4 N x X TN iTN TN F iT N                  (2) + Bảng tần suất fi

85

Bảng 3.3. Số phần trăm sinh viên đạt điểm xi

Lớp xi

N 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 27 7.41 7.41 22.22 18.52 18.52 11.11 11.11 3.70

TN 29 3.45 6.90 13.79 31.03 27.59 13.79 3.45

Từ bảng tần suất ta vẽ được đường tần suất của lớp đối chứng và thực nghiệm.

0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng Thực nghiệm

Hình 3-1.Biểu đồ phân bố tần suất điểm thi của HS đạt điểm xi

* Nhận xét:

Căn cứ vào kết quả xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học cho thấy, việc nắm vững, vận dụng kiến thức và năng lực hoạt động trí tuệ của sinh viên thuộc lớp TN cao hơn lớp ĐC, thể hiện qua:

- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của lớp đối chứng XTNXĐC (7.28 > 5.3)

- Điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn lớp đối chứng. Điều đó thể hiện khả năng vận dụng cũng như tiếp thu của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng.

Có thể thấy rằng việc áp dụng dạy học theo quan điểm tích hợp đối với môn Khí cụ điện là khả thi.

Tỉ lệ %

86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực hiện ý tưởng nghiên cứu của đề tài, trong chương 3 tác giả đã trình bày tóm tắt về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp kiểm nghiệm đánh giá, kết quả nhận được từ các phương pháp kiểm nghiệm.

Thời gian thực nghiệm sư phạm còn ngắn, số lượng sinh viên được hỏi ý kiến ít, đối tượng chưa rộng. số lượng bài dạy thực nghiệm chưa nhiều. Do đó độ tin cậy của kết quả trên có thể chưa sát với thực tế. Tuy nhiên từ kết quả bước đầu nghiên cứu tác giả nhận thấy:

- Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp lý thuyết với thực hành mô đun Khí cụ điện tại Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của người học và xu thế phát triển của dạy nghề hiện nay cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

- Nội dung chương trình mô đun Khí cụ điện xây dựng là phù hợp với yêu cầu cập nhật bổ sung kiến thức để đáp ứng được yêu cầu của trình độ Cao đẳng nghề.

- Nội dung hai bài mà đề tài đã soạn có thể sử dụng được trong quá trình giảng dạy cho nghề điện công nghiệp trình độ Cao đẳng và một số hình thức đào tạo ngắn hạn.

Ngoài ra, căn cứ vào kết quả của phương pháp thực nghiệm cho thấy việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học mô đun Khí cụ điện là hoàn toàn phù hợp và có khả năng phát huy tính sáng tạo của người học, từ đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học mô đun.

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Dạy học mô đun Khí cụ điện theo quan điểm tích hợp ở trường CĐN”,tác giả rút ra được một số kết luận như sau:

1.1. Dạy học theo quan điểm tích hợp là một hướng nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các bài dạy thiết kế theo quan điểm tích hợp sẽ làm cho vấn đề khoa học cần truyền đạt cho HSSV đảm bảo tính lôgic và trọn vẹn hơn (với các bài tích hợp lý thuyết và thực hành). Dạy học theo quan điểm tích hợp còn giúp tiết kiện thời gian đào tạo lý thuyết vì tránh được sự trùng lặp không cần thiết của hướng dẫn lý thuyết và hướng dẫn ban đầu trong thực hành của cùng một nội dung giảng dạy. Những nghiên cứu áp dụng quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay còn ít nên cần có những chỉ đạo từ dạy kiến thức về các khoa học khác nhau trong một môn khoa học tích hợp sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình dạy và học.

1.2. Tác giả đã làm rõ được các vấn đề cơ bản của lý luận về dạy học tích hợp như khái niệm về tích hợp, các mức độ tích hợp, những nguyên tắc thực hiện PPDH kỹ thuật theo quan điểm tích hợp. Việc đưa môn khoa học tích hợp vào các trường cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp đang là vấn đề cấp thiết đối với các cơ sở dạy nghề và là một vấn đề đang rất nặng với nước ta. Tác giả cũng đã xây dựng được quy trình thiết kế bài dạy tích hợp, nội dung phần thực hành tương ứng với các nội dung lý thuyết có trong chương trình khung của mô đun Khí cụ điện, qua triển khai thiết kế một số bài dạy thấy quy trình đã thiết kế là phù hợp.

1.3. Vận dụng quy trình thiết kế dạy học theo quan điểm tích hợp lý thuyết với thực hành, tác giả đã vận dụng xây dựng được 2 bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành mô đun Khí cụ điện, đồng thời thiết kế cả giáo án thực hiện cho các bài đã soạn theo hình thức tích hợp để làm nổi bật lên ưu điểm của phương pháp dạy học tích hợp lý thuyết với thực hành là không bị mất thời gian và công sức cho những kiến thức lặp lại của lý thuyết và thực hành, củng cố và hiểu lý thuyết sâu hơn sau khi được thực hành, thời gian rèn luyện kỹ năng được nhiều hơn.

88

1.4. Qua giảng dạy thực nghiệm và nhận xét từ các chuyên gia thì giảng dạy mô đun Khí cụ điện theo hình thức tích hợp lý thuyết với thực hành đã thu được những kết quả khá khả quan, khẳng định hình thức dạy học này cần được nhân rộng cho các môn học khác trong hệ cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Chương trình khung mô đun Khí cụ điện do TCDN biên soạn và ban hành cho khối các trường dạy nghề trên toàn quốc cần tinh giản hơn về tri thức lý thuyết, tăng cường hoạt động thực hành nội khóa môn học.

2.2. Để công tác giảng dạy tích hợp trong nhà trường có hiệu quả hơn Kính mong Ban Giám Hiệu trường CĐN Vĩnh phúc quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên trẻ được học tập, rèn luyện kỹ năng nghề để tất cả các giáo viên đều có thể thực hiện được hình thức giảng dạy tích hợp đối với các mô đun cần dạy học tích hợp.

2.3. Các trường dạy nghề nói chung và trường CĐN Vĩnh Phúc nói riêng cần liên kết nhiều hơn nữa với các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp để nắm được yêu cầu về nhân lực giúp cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi ra trường.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Xuân Bình (2009), Xây dựng nội dung các bài dạy thực hành PLCS7- 300 theo định hướng tích hợp cho sinh viên ngành điện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

2. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2007), Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 04 tháng 1 năm 2007, Hà Nội.

3. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2008), Ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 10 tháng 4 năm 2008, Hà Nội.

4. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2008), Ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề, Quyết định số 62/2008/QĐ- BLĐTBXH, ngày 04 tháng 11 năm 2008, Hà Nội.

5. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2011), Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, Thông tư số 21/2011/TT - BLĐTBXH, ngày 29tháng 7 năm 2011, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Đường - Mô đun kỹ năng hành nghề Phương hướng tiếp cận hướng biên soạn và áp dụng, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 1994.

7. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Bách Khoa, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012), Dạy học môn trang bị điện ở trường cao đẳng nghề vĩnh phúc theo quan điểm tích hợp, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,

Một phần của tài liệu Dạy học môn khí cụ điện theo quan điểm tích hợp ở trường cao đẳng nghề vĩnh phúc c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 88 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)