8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.1. Nhận thức của giáo viên về quan điểm dạy học tích hợp
Để tìm hiểu nhận thức của GV về dạy học mô đun Khí cụ điện theo hướng tích hợp, tác giả tiến hành phương pháp hỏi đáp, tác giả sử dụng các câu hỏi như:
Anh (chị) có biết quan điểm dạy học tích hợp được áp dụng trong các trường dạy nghề không? Anh (chị) có thường xuyên tìm hiểu các nội dung có liên quan
24
giữa các phân môn trong cùng một chủ điểm học tập không? Khi dạy mô đun Khí cụ điện anh (chị) có sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực không và có dạy theo hướng tích hợp không. Để lấy ý kiến của giáo viên ở một số trường dạy nghề thuộc địa bàn. Tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Có nhiều giáo viên cho rằng dạy học Tích hợp là một xu thế dạy học tích cực mới, hiện đại và cần phải được áp dụng rộng rãi trong nhà trường, nhất là dạy học tích hợp mô đun Khí cụ điện bởi lẽ dạy học tích hợp sẽ làm giảm lượng kiến thức chồng chéo lên nhau giữa các phân môn, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, cung cấp được nhiều kiến thức phục vụ thực tiễn cuộc sống.
Với một hiểu biết như trên, nhiều giáo viên đã có ý thức tìm hiểu, xây dựng những kế hoạch dạy học mô đun Khí cụ điện cho phù hợp, áp dụng các PPDH mới cho tiết dạy của mình để mỗi giờ học đều đạt được kết quả như mong muốn.
Tuy vậy, đối với nhiều giáo viên chưa hiểu rõ về dạy học tích hơp còn gặp nhiều khó khăn, trình độ, nghiệp vụ còn hạn chế thì hầu hết họ thường làm theo sự chỉ dẫn của giáo trình và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy khác, dạy bài nào biết bài đó, môn nào biết môn đó, với mỗi tiết học chỉ cần xây dựng mục tiêu theo đúng nội dung bài học đó đưa ra mà chưa chú ý đến những mối quan hệ, những nội dung có liên quan của các bài học khác. Thậm chí còn có giáo viên cho rằng dạy học tích hợp gây ra sự lẫn lộn về mục tiêu, ví dụ như mục tiêu của giờ dạy lý thuyết lẫn với mục tiêu của giờ thực hành hoặc ngược lại… Việc không có thói quen nhìn các đơn vị kiến thức, các bài học trong chương trình kể cả nội dung và phương pháp trong mối quan hệ nhiều chiều và hệ thống làm cho tính hỗ trợ của các mảng kiến thức và kĩ năng của các bài học, phần học trong mô đun chưa được thể hiện rõ và việc vận dụng kiến thức của học sinh còn chưa linh hoạt.
Thực tế cho thấy, việc dạy học tích hợp mô đun Khí cụ điện nói chung hay tích hợp các nội dung, kĩ năng các phân môn khác vào mô đun Khí cụ điện phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tổ chức của giáo viên. Nếu như chương trình môn học đã thể hiện rõ nội dung tích hợp thì nhiều giáo viên vẫn chưa có kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, do đó giờ học theo quan điểm tích hợp vẫn chưa
25
thực sự diễn ra. Song nếu nội dung chương trình của mô đun chỉ thể hiện một phần tích hợp nhưng giáo viên biết vận dụng phương pháp dạy học tích hợp thì vẫn có thể đạt được mục đích của giờ dạy học tích hợp và khi đã hiểu rõ bản chất của dạy học tích hợp là như thế nào thì tất nhiên không thể có sự lẫn lộn các mục tiêu của các giờ học như quan niệm của một vài giáo viên.
Dạy học tích hợp là xu thế chung của các nước phát triển trên thế giới bởi tính khả thi của nó. Để việc dạy học nói chung và dạy học mô đun Khí cụ điện nói riêng đạt hiệu quả, là giáo viên cần phải:
+ Có thói quen nhìn một cách hệ thống các mảng kiến thức - kĩ năng - phương pháp dạy học. Đối với mô đun Khí cụ điện cần thiết phải nắm vững nội dung chương trình , nắm được các kiến thức có liên quan với nhau giữa các mô đun (Vẽ điện, Đo lường điện, Mạch điện, Vật liệu điện …).
+ Đối với từng bài học và mối quan hệ giữa các phân môn, cần phải có cái nhìn linh hoạt các mảng kiến thức - kĩ năng HS đã, đang và sẽ học để xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cho từng phần học, từ đó lựa chọn PPDH thích hợp để tổ chức quá trình tiếp nhận bài học của học sinh sao cho đảm bảo đặc thù và yêu cầu riêng của từng phân môn, vừa đảm bảo mục đích chung của mô đun.
+ Mặt khác, giáo viên cũng cần chủ động thiết kế các bài học theo hướng tích hợp làm cho các giờ học nhẹ nhàng, tránh sự nhàm chán cho học sinh.