Những nguyên tắc thực hiện dạy học kỹ thuật theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Dạy học môn khí cụ điện theo quan điểm tích hợp ở trường cao đẳng nghề vĩnh phúc c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 25 - 30)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.1. Những nguyên tắc thực hiện dạy học kỹ thuật theo quan điểm tích hợp

Khi thực hiện bài dạy kỹ thuật theo quan điểm tích hợp phải đảm bảo được một số nguyên tắc sau:

- Mỗi bài dạy phải là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn và hoàn chỉnh về nội dung thực hiện được các mục tiêu của mô đun bao gồm cả kiến thức và kỹ năng cơ sở (đại cương).

18

- Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, cố vấn, hướng dẫn HSSV cách vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực hành và trong cuộc sống.

- Quan điểm tích hợp phải được xác định rõ ràng từ khi xây dựng mục tiêu đến nội dung chương trình mô đun và cấu trúc bài dạy, rồi đến PPDH và hình thức tổ chức dạy học để thiết lập các tình huống dạy học nhằm giúp HSSV tạo khả năng vừa củng cố, vừa vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học ở các mô đun vào từng bài hoặc mô đun cụ thể.

- Dạy học theo quan điểm tích hợp phải thỏa mãn các nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học đó là:

+ Kết hợp tính giáo dục với hình thành kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy kỹ thuật cho SV;

+ Kết hợp tính khoa học với tính vừa sức; + Kết hợp tính lý luận với tính thực tiễn; + Kết hợp củng cố và phát triển năng lực;

+ Kết hợp hoạt động của thầy với hoạt động của trò…

- Dạy học tích hợp phải đảm bảo tiết kiệm được thời gian, tăng thời gian và hiệu quả thực hành nghề, nâng cao được chất lượng đào tạo nghề theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.

- Cấu trúc của bài dạy tích hợp phải mềm dẻo, linh hoạt, tạo được sự liên thông giữa các loại hình đào tạo .

1.3.2.Dạy học nghề theo quan điểm tích hợp

1.3.2.1. Các điều kiện cơ bản để tiến hành tổ chức dạy học nghề theo quan điểm tích hợp.

a. Về chương trình đào tạo

Mục tiêu quan trọng nhất của các chương trình đào tạo nghề là hình thành các kỹ năng hành nghề (năng lực thực hiện) cho người học. Theo xu thế hiện nay các chương trình dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề hoặc phân tích chức

19

năng của từng nghề cụ thể. Theo các phương pháp này thì các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các mô đun học tập. Mô đun theo định nghĩa của Luật dạy nghề là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một số công việc của một nghề. Như vậy, theo định nghĩa này thì mục tiêu đào tạo trong các mô đun là hình thành các kỹ năng nghề. Điều này, cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy trong mô đun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng” hay nói cách khác là “theo năng lực thực hiện”. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, để hình thành được năng lực thực hành (kỹ năng) hay năng lực thực hiện thì người học cần phải được hướng dẫn theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, kết hợp (tích hợp) được cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành trong quá trình học tập. Thông thường nó được thể hiện thông qua một trình tự thực hiện hay một quy trình công nghệ để hình thành kỹ năng cần có. Như vậy, điều kiện để dạy học nghề theo quan điểm tích hợp là:chương trình phải được cấu trúc theo các mô đun năng lực thực hiện.

Trong thực tế, từ năm 2006 đến nay Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã ban hành được hơn 200 bộ chương trình khung cho từng nghề, nhưng số chương trình khung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để tổ chức dạy học nghề theo quan điểm tích hợp theo từng bước công việc còn chưa nhiều. Do vậy, các cơ sở dạy nghề nói chung và trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc nói riêng khi triển khai tổ chức dạy học tích hợp cũng gặp nhiều khó khăn.

b. Về cơ sở vật chất

Bản chất của tổ chức dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng một không gian (trong cùng một địa điểm tổ chức dạy và học) và trong cùng một thời gian (cùng tiến hành trong thời gian dạy từng kỹ năng). Điều này, có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó phần kiến thức chuyên môn liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó, sau đó dạy thực hành ngay kỹ năng đó, cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm (gọi là phòng dạy học tích hợp). Như vậy, phòng dạy học tích hợp sẽ có những đặc điểm khác so với phòng chuyên dạy lý thuyết hoặc phòng chuyên dạy thực hành. Cụ thể như sau:

20

+ Phải đáp ứng điều kiện dạy được cả lý thuyết và thực hành: Hiện tại chưa có chuẩn quy định về loại phòng này. Tuy nhiên, do đặc điểm của việc tổ chức dạy học tích hợp cho nên phòng học phải có chỗ để học lý thuyết đồng thời cũng phải có chỗ để bố trí máy móc thiết bị thực hành. Vì vậy, diện tích phòng dạy học tích hợp phải đủ lớn để kê bàn ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sinh…

+ Số phòng học, trang thiết bị giảng dạy cho mỗi nghề sẽ tăng: Do không còn phòng lý thuyết dùng chung cho tất cả các nghề trong trường nữa, các nghề đều phải bố trí phòng riêng và chuyên môn hóa cho từng lớp học. Nếu theo cách tổ chức dạy lý thuyết riêng, thực hành riêng thì trung bình một nghề có 3 lớp (mỗi lớp 35 học sinh) sẽ chỉ cần 1 phòng lý thuyết chung và 3 phòng thực hành nghề. Cũng như vậy, nếu tổ chức dạy tích hợp thì phải cần tới 6 phòng (mỗi phòng không quá 18 người) dạy được cả lý thuyết và thực hành.

Với những yêu cầu trên, hiện tại có nhiều cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được về cơ sở vật chất trong việc tổ chức giảng dạy tích hợp.

c. Về đội ngũ giáo viên

Ta đã biết thực chất của dạy tích hợp là dạy kết hợp cả lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành nghề. Theo thống kê, hiện nay số giáo viên trong các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện này chỉ chiếm 40%, đây là thách thức rất lớn đối với các cơ sở dạy nghề khi chuyển sang tổ chức dạy học tích hợp.

1.3.2.2. Những thay đổi và điều kiện trong dạy học nghề theo quan điểm tích hợp.

Để dạy học nghề theo quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học cần phải thay đổi tương ứng các yếu tố sau:

- Chương trình: Chương trình đào tạo được xây dựng mới theo hướng mô đun hóa và định hướng đầu ra là năng lực hành nghề.

- Phương pháp: Các PPDH được áp dụng theo định hướng hành động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức (lý thuyết) với hình thành và rèn luyện kĩ năng (thực hành), nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho mình năng lực thực hành nghề.

21

- Phương tiện: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế, phát triển phù hợp cho và theo các gói mô đun đào tạo.

- Cơ sở vật chất và địa điểm học tập: Thay vì hai địa điểm là phòng học lý thuyết và xưởng học thực hành như truyền thống, địa điểm học tập mới đảm bảo đủ điều kiện cho cả phần học kiến thức (lý thuyết) lẫn luyện kĩ năng (thực hành).

- Giáo viên: Mẫu hình giáo viên mới vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành là cần thiết để triển khai dạy học tích hợp.

- Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác nhận/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thông qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu điều kiện như kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Các yếu tố sư phạm trên tương tác và cần được chú ý trong tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học. Chúng được thể hiện theo quy trình sau : (Hình 1-1)

Hình 1-1: Các giai đoạn của quá trình dạy học

PHÂN TÍCH

(Nhu cầu, việc làm, công việc, năng lực)

THIẾT KẾ

(Phương thức, mục tiêu, thực hiện, kế hoạch đào tạo)

PHÁT TRIỂN

(Mô đun, giáo án, học liệu, phương tiện)

TRIỂN KHAI

(Kế hoạch, thực hiện, đánh giá, hồ sơ)

ĐÁNH GIÁ

22

Một phần của tài liệu Dạy học môn khí cụ điện theo quan điểm tích hợp ở trường cao đẳng nghề vĩnh phúc c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)