30 + Câu có độ khó trung bình: 30% ≤ FV ≤ 75%

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập của sinh viên nghề điện công nghiệp dựa trên năng lực thực hiện tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 36 - 39)

+ Câu có độ khó trung bình: 30% ≤ FV ≤ 75% + Câu khó: 0% ≤ FV < 30% − Độ phân biệt (DI): Công thức tính: (1.2)

Trong đó: DI: độ phân biệt

NC: Số SV nhóm cao làm đúng câu hỏi NT: Số SV nhóm thấp làm đúng câu hỏi n: Hiệu số tối đa của nhóm

Tác giả Dương Thiệu Tống [10] đã đưa ra một thang đánh giá vềđộ phân biệt:

Bảng 1.3. Thang đánh giá độ phân biệt của câu hỏi TNKQ

DI Đánh giá câu trắc nghiệm

≥ 0,4 Rất tốt

0,3 ÷ 0,39 Khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn 0,2 ÷ 0,29 Tạm được, nên sửa chữa hoàn chỉnh

< 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt hơn

Ngoài việc phân tích FV, DI thì còn cân phải phân tích các câu nhiễu. Khi phân tích phương án nhiễu cần căn cứ vào:

Tần số lựa chọn ở mỗi phương án, nếu phương án nhiễu nào đó không có ai lựa chọn hay có quá nhiều người lựa chọn thì cần phải xem lại phương án.

Nếu số người ở nhóm cao lựa chọn một phương án nhiễu nào đó ít hơn số

người ở nhóm thấp lựa chọn thì điều đó thể hiện sự phù hợp. Nếu ngược lại thì cần phải xem lại phương án này.

¾ Bước 8: Xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ

Sau khi thẩm định xong câu hỏi TNKQ theo tiêu chuẩn độ khó (FV), độ phân biệt (DI) thì tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ. Căn cứ vào cách phân tích câu trắc nghiệm, vào đặc điểm của môn học, ngân hàng câu hỏi phải đảm bảo:

- 31 -

− Các câu hỏi TNKQ phải có nội dung nằm trong phạm vi chương trình giảng dạy của nhà trường.

− Đủ về số lượng như trong bảng trọng sốđã xác định

− Câu hỏi được xếp theo logic của vấn đề, theo thứ tự từ dễđến khó

− Quy định rõ thời gian trung bình cho mỗi câu

− Soạn thảo những chỉ dẫn cần thiết và đáp án kèm theo cho từng loại câu.

b. Đánh giá kỹ năng

Việc xây dựng các bài trắc nghiệm đánh giá sự thực hiện của người học có thể được thực hiện theo 6 bước chủ yếu. Khi đánh giá một thành tố năng lực phức tạp thì tất cả các bước này cần được tuân thủ chặt chẽ. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể thì một vài bước có thể bỏ qua.

Bước 1.Xác định tình huống hay vấn đề cần đánh giá

Bước 2. Xác định công việc hay thành tố năng lực cần đánh giá Bước 3. Liệt kê các vật liệu, công cụ và thiết bị cần cho việc đánh giá Bước 4. Thiết lập các tiêu chí và chỉ báo thực hiện.

Bước 5. Lựa chọn chiến lược đánh giá thành tố năng lực

Bước 6. Soạn thảo công cụđánh giá (Danh mục kiểm tra, thang điểm hoặc cảhai)

Ví dụ 1.7:Đánh giá công việc “lắp đặt mạch đèn chiếu sáng điều khiển ở 2 vị

trí” của sinh viên thực tập điện cơ bản:

Bước 1. Tình huống hay vấn đề cần đánh giá được xác định là: “Cần điều khiển 1 bóng đèn chiếu sáng có thể bật/tắt ở 2 vị trí”.

Bước 2. Xác định các công việc hay thành tố năng lực cần đánh giá. Trong trường hợp này thành tố cần đánh giá là: Lắp đặt hoàn chỉnh mạch điện trên panel thực tập trong thời gian 60 phút

Bước 3. Liệt kê các vật liệu, công cụ và thiết bị. Bao gồm: Dây điện, bóng đèn sợi đốt, công tắc 3 cực, cầu chì, kìm điện, kìm tuốt dây, tuốc nơ vít, vít, băng cách

điện

Bước 4. Thiết lập các tiêu chí và chỉ số: Tiêu chí được xác định do sự thỏa thuận và thống nhất giữa bên sử dụng lao động và bên đào tạo. Các tiêu chí đánh giá

- 32 -

sự thực hiện phải kèm theo các chỉ báo cụ thể. Trong trường hợp này tiêu chí có thể

là: “Thiết bị được lắp đặt chắc chắn, có thẩm mỹ; mạch điện hoạt động chính xác, an toàn”.

Bước 5. Quyết định về chiến lược và phương pháp đánh giá: Việc đánh giá năng lực theo một hoặc nhiều khía cạnh phụ thuộc vào tiêu chí cụ thể cần đạt được. Các khía cạnh đánh giá có thể là qui trình, sản phẩm, thời gian thực hiện, an toàn hoặc là thái độ có liên quan hoặc là tất cả các khía cạnh đó. Sản phẩm là: vật thể được tạo ra sau, hoặc dịch vụđược cung cấp trong khi thực hiện một số công việc.

Bước 6. Soạn thảo công cụđánh giá: Chú ý khi viết công cụđánh giá

™ Công cụđánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm

− Viết từng bước một cách đơn giản và rõ ràng, sử dụng các thuật ngữ phổ biến trong nghề nghiệp;

− Các bước không được là kiến thức chung, bề ngoài, vô giá trị;

− Nêu rõ từng bước, bắt đầu bằng một động từ hành động;

− Phải chứa đựng tất cả các bước cần thiết;

− Phải ở trong trình tựđúng của việc thực hiện công việc;

− Phải đặc biệt chú ý các bước về an toàn;

− Phải có khả năng trả lời được thực tế là bước đó Có hoặc Không có thực hiện;

− Danh mục kiểm tra không được quá ngắn (2 hoặc 3 bước) cũng không được quá dài (trên một trang)

− Danh mục kiểm tra thông thường có cột để ghi Có hay Không bên cạnh mỗi bước;

− Một số trường hợp có thể sử dụng thang đánh giá nhiều mức độ tương ứng với mỗi bước của danh mục kiểm tra.

Dưới đây giới thiệu hai ví dụ về công cụ đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm.

- 33 - Ví dụ 1.8: Danh mục đánh giá quá trình [8]

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập của sinh viên nghề điện công nghiệp dựa trên năng lực thực hiện tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)