Lập kế hoạch đánh giá theo năng lực thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập của sinh viên nghề điện công nghiệp dựa trên năng lực thực hiện tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 25 - 27)

Công việc lập kế hoạch đánh giá được người đánh giá chuẩn bị, thống nhất với các thành viên tham gia đánh giá (nhóm đánh giá) và hoàn thành trước khi tiến hành đánh giá.

Người đánh giá phải là những người chuyên nghiệp: người có năng lực chuyên sâu trong nghề đó (các chuyên gia chuyên đề đến từ các doanh nghiệp), do

đó họ có năng lực làm được công việc mà người học sẽ làm để họ đánh giá chứ

không phải chỉ biết công việc đó.

Người đánh giá chuyên nghiệp là người sẽ có khả năng xác định và khớp nối một cách chính xác các hành động, hành vi, kết quả thể hiện việc có năng lực của người học tại nơi làm việc hoặc thực hành trong lớp học.

Để tiến hành đánh giá thì phải xây dựng tiêu chí, hướng dẫn thu thập bằng chứng, xác định bối cảnh đánh giá, lựa chọn kỹ thuật đánh giá, chuẩn bị công cụđánh giá. Có thể lấy các tiêu chí thực hiện đã có từ hoạt động phân tích nghề và tiêu chuẩn thực hiện của nghề để làm tiêu chí đánh giá đối với các tiêu chuẩn năng lực. Khi xác định mục tiêu đánh giá phải đảm bảo:

- 20 -

− Hợp lệ: chỉđánh giá những gì cần đánh giá;

− Có giá trị (đểđo lường hay đại diện cho nội dung đánh giá); mục tiêu gọi là có giá trị khi nó có thể sử dụng nhiều lần với nhiều đối tượng đánh giá mà chưa cần thay đổi );

− Độ tin cậy: cho kết quả tương tự nếu được lặp lại nhiều lần với một đánh giá viên khác hoặc vào một thời điểm khác nhưng vẫn với đánh giá viên đó;

− Có tính đại diện: có quy mô mẫu đủđể suy rộng/khái quát hoá;

− Công bằng: không gây bất lợi cho người học và nó phải được mở để xem xét lại;

− Linh hoạt: nên sử dụng nhiều phương pháp đểđánh giá.

Bối cảnh đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu về: công việc (tình huống/sự

kiện) sẽ đánh giá là gì? đánh giá ở đâu? (tại nơi làm việc); ai đánh giá? điều kiện phục vụđánh giá như thế nào? (thiết bị, dụng cụ sử dụng đểđánh giá)

Bối cảnh luôn có áp lực với người học/người được đánh giá, bối cảnh tại nơi làm việc thường có áp lực đối với người học lớn hơn trong lớp học.

Năng lực được đánh giá tốt nhất tại nơi làm việc, tuy nhiên, không phải tất cả các năng lực đều cần phải được đánh giá tại đó. Có thể đánh giá qua mô phỏng hoặc

đóng vai…

− Chuẩn bị công cụđánh giá như sổ/phiếu ghi chép bằng chứng đánh giá; phiếu giao bài tập tình huống, bảng kiểm (checklist); sơđồ phát triển năng lực...

− Dự kiến về: vị trí quan sát, bảo hộ lao động khi quan sát, cách xử lý đối với các tình huống bất thường có thể xảy ra để có thể quan sát.

− Xác định các hướng dẫn về bằng chứng (Hướng dẫn thu thập bằng chứng tốt nhất)

- 21 - Bảng 1.1. Bảng mô tả kế hoạch đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập của sinh viên nghề điện công nghiệp dựa trên năng lực thực hiện tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)