Sự vận động giọng điệu từ ngợi ca đến băn khoăn, triết lí

Một phần của tài liệu Sự vận động quan niệm nghệ thuật về con người của nguyễn minh châu từ năm 1945 đến nay qua hai tác phẩm mảnh trăng cuối rừng và chiếc thuyền ngoài xa (Trang 34 - 37)

2. Sự vận động quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua Mảnh trăng cuối rừng và Chiếc thuyền ngoài xa từ góc nhìn phương

2.3. Sự vận động giọng điệu từ ngợi ca đến băn khoăn, triết lí

Việc tạo ra giọng điệu nghệ thuật riêng là nỗ lực không ngừng của mỗi nhà văn. Giọng điệu ấy được cụ thể hóa qua ngôn từ, lời văn, ngữ điệu và các

thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm để bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư

tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả” nhằm thiết lập các mối quan hệ “thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”.

Tổng hòa các sắc thái giọng điệu trong một tác phẩm, người đọc sẽ có cơ sở quan trọng để đánh giá phong cách, sắc thái tình cảm của người viết. Sau 1986, trong sự chuyển đổi của xã hội, trong cuộc sống “hậu hiện đại” ngổn ngang, chồng chất nhiều mặt đối lập, bản hợp âm pha tạp của đời sống đã xâm nhập vào tiểu thuyết, quyết định một giọng riêng của thời đại.

Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan niệm nghệ thuật về con người. Với nhà văn, giọng điệu góp phần giúp họ thể hiện sự đánh giá, thái độ về các đối tượng được nói đến trong văn bản. Với độc giả, người ta nhận ra gương mặt của nhà văn đồng thời cũng nhận ra thái độ của nhà văn đối với những đối tượng được nói trên tác phẩm văn học. Từ Mảnh trăng cuối rừng

đến Chiếc thuyền ngoài xa, giọng điệu có sự thay đổi từ lạc quan đến băn khoăn, triết lí, thể hiện được hình ảnh con người từ xuôi chiều, đơn giản đến đa chiều, phức tạp.

Đọc truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng ta nhận giọng điệu ngợi ca, trữ tình lãng mạn của nhà văn khi nhân vật miêu tả vẻ đẹp lãng mạn của con đường tình yêu, con đường chiến tranh, vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt. Tính chất ngợi ca và lạc quan cứ âm ỉ chảy dưới những dòng văn nhẹ nhàng, da diết. Vẻ đẹp của Nguyệt được soi chiếu qua đôi mắt của anh lái xe Lãm. Chúng kiến Nguyệt anh dũng, kiên cường, bị thương nhưng vẫn cười nhẹ, Lãm nghĩ “Thú thực, lúc ấy trong lòng tôi dấy lên một tình yêu

Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”. Giọng của Lãm cũng chính là giọng

cảu nhà văn, ngợi ca, ngưỡng vọng một người anh hùng.

Khác với Mảnh trăng cuối rừng, sự đa giọng điệu là nét đặc trưng cơ bản trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tác giả đưa vào lời nhân vật kể chuyện những đánh giá, những cách nhìn nhận khác nhau về cùng một vấn đề. Đó là câu chuyện xảy ra ngay trên bờ biển khi người đàn ông giáng xuống vai người đàn

bà khốn khổ những trận đòn quái ác. Sự đan xen của nhiều giọng điệu khác nhau, có giọng điệu ngợi ca trữ tình lãng mạn qua miêu tả khung cảnh biển bình minh “đẹp như trong mơ”; có giọng điệu xót thương, chua chát qua sự cảm thương tình cảnh của người đàn bà làng chài; có giọng điệu phẫn uất, mỉa mai, dằn vặt qua đoạn miêu tả sự ác dữ của người đàn ông làng chài; có giọng thâm trầm triết lý, suy tư sau hàng loạt câu chuyện trong tác phẩm.

Sự vận động trong giọng điệu của hai tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng và

Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật

về con người của tác giả. Giọng anh hùng, ngợi ca gắn liền với những con người kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng. Giọng băn khoăn, triết lí lại gắn liền với những con người cá nhân mang nỗi đau riêng. Cùng với tình huống truyện và bút pháp, giọng điệu đã góp phần quan trọng trong việc chuyển tải quan niệm nghệ thuật về con người.

Một phần của tài liệu Sự vận động quan niệm nghệ thuật về con người của nguyễn minh châu từ năm 1945 đến nay qua hai tác phẩm mảnh trăng cuối rừng và chiếc thuyền ngoài xa (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w