Sự vận động bút pháp từ lãng mạn đến hiện thực

Một phần của tài liệu Sự vận động quan niệm nghệ thuật về con người của nguyễn minh châu từ năm 1945 đến nay qua hai tác phẩm mảnh trăng cuối rừng và chiếc thuyền ngoài xa (Trang 32 - 34)

2. Sự vận động quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua Mảnh trăng cuối rừng và Chiếc thuyền ngoài xa từ góc nhìn phương

2.2. Sự vận động bút pháp từ lãng mạn đến hiện thực

Bút pháp là quan điểm chủ đạo của tác giả chi phối đến việc lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Trong một tác phẩm, tác giả có thể sử dụng nhiều bút pháp nhưng bao giờ cũng có một bút pháp chủ đạo. Tùy vào nội dung từng tác phẩm, sự lựa chọn bút pháp của tác giả có vai trò quyết định đến giá trị của tác phẩm văn học. Đồng thời đó cũng là dấu ấn giúp người đọc nhận ra khuôn mặt của nhà văn.

Mảnh trăng cuối rừng ra đời trong những năm tháng kháng chiến của

nhân dân ta. Tác phẩm chịu ảnh hưởng của đặc điểm văn học giai đoạn này, đó chính là cảm hứng lãng mạn. Đặc điểm này góp phần quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu thời kì đầu,

những con người của cộng đồng, mang trong mình vẻ đẹp tuyệt đối được lí tưởng hóa, anh hùng hóa.

Bút pháp lãng mạn trước tiên thể hiện qua việc miêu tả tự nhiên, “Gió tây

nam xào xạc trên những chỏm rừng; Sương mù đùn ra như sữa thỉnh thoảng từ thung lũng vang lên một tiếng chim mơ hồ ; Xe trôi trong sương bồng bềnh dưới trăng thanh”…Nổi bật giữa thiên ấy là hình ảnh ánh trăng trăng ùa vào buồng

lái. Trăng làm hình ảnh người rạng rỡ, vẻ đẹp tự nhiên thánh thiện của Nguyệt hiện dậy, khuôn mặt cô lồng đầy bóng trăng, từng sợi tóc của cô sáng lên. Và trong không gian rộng bao la của đêm rừng hỏa tuyến, trăng toả xuống thắp sáng đêm trên con đường xe chạy… Thiên nhiên lãng mạn ấy, chính là cái phông để nhân vật xuất hiện và tỏa sáng vẻ đẹp rạng ngời của mình.

Ở Chiếc thuyền ngoài xa, bút pháp hiện thực biểu hiện rất rõ nét. Vẫn có đấy là chút lãng mạn của buổi sớm tinh sương khi con thuyền ngoài xa. Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu cho những giông tố sắp sửa ập đến. Ngay lập tức, dưới đôi mắt của Phùng hiện ra một con người hung dữ, thô bạo, với những lời cộc cằn: Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ, chúng mày

chết đi cho ông nhờ. Những hình ảnh bạo lực, chan lấn, đánh đập cứ thế ùa về

trong văn bản, mang đến cho người đọc một cảm giác ngột ngạt vì hiện thực phơi bày trần trụi quá. Cách miêu tả chi tiết, cụ thể, chân thực, đậm dấu ấn của bút pháp hiện thực đã tạo điều kiện để nhân vật phô bày những nét bi thảm nhất cũng như tàn nhẫn nhất của con người mình. Những nhân vật ấy chính là biểu hiện cụ thể cho quan niệm nghệ thuật về con người.

Với kết cấu trùng phức hai câu chuyện song song, nhưng Nguyễn Minh Châu tập trung bút lực xây dựng nhân vật trung tâm của tác phẩm, Nguyệt - mảnh trăng, là chủ đạo. Dưới ngòi bút của tác giả, Nguyệt hiện lên là cô gái đẹp,

“dáng người dỏng cao giọng trong trẻo cứng cáp, đôi mắt đen lánh sâu thẳm, mái tóc dày và trẻ trung”. Ngay cả những chi tiết dễ quên cũng không bị bỏ sót,

nó hiện dậy qua miêu tả với chủ đích rõ ràng: “đôi gót chân hồng, đôi dép cao

ở tính cách, một người lính gan dạ và một người tình thủy chung. Bút pháp miêu tả của Nguyễn Minh Châu nhẹ nhàng, đằm thắm, gợi nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng của con người trong mối giao hòa với tự nhiên. Bởi vậy, khi trăng đã lặn Nguyệt về ngầm, thì Nguyệt đã nằm trong vùng sáng tình yêu nơi trái tim Lãm đồng thời Nguyệt là nguồn ánh sáng tươi mát làm cho chính trái tim Lãm bừng lên ánh sáng óng ánh tình yêu. Sự song trùng giữa ánh trăng trên bầu trời và ánh trăng giữa rừng này đã khẳng định vẻ đẹp toàn bích, đích thực, tuyệt đối của con người trong kháng chiến.

Cũng là người phụ nữ, cũng là nhân vật dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu nhưng người đàn bà hàng chài sao khác Nguyệt nhiều đến thế. Dưới bút pháp lãng mạn, Nguyệt hiện lên xinh đẹp và toàn bích bao nhiêu thì dưới bút pháp hiện thực, người đàn bà hàng chài chài đau đớn, tàn tạ bấy nhiêu. Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ vô danh, trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt mỏi dường như đang buồn ngủ. Cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch. Cách miêu tả người đàn bà hết sức chi tiết, nhấn mạnh vào những nỗi đau khổ hằn trên mặt chị, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của mình, đó là những người phụ nữ mang nỗi đau cá nhân và trần trụi giữa cuộc đời.

Một điểm đặc biệt đáng lưu ý trong phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu đó là dù sử dụng bút pháp hiện thực hay lãng mạn, dưới ngòi bút của mình, những nhân vật đều được ông nâng niu, trân trọng và yêu thương. Sự thay đổi bút pháp chỉ có ý nghĩa trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật còn với riêng ông, dù nhân vật đẹp lãng mạn hay trần trụi đời thường cũng đều là hiện thân của xã hội đương thời phản ánh vào trong từng nhân vật.

Một phần của tài liệu Sự vận động quan niệm nghệ thuật về con người của nguyễn minh châu từ năm 1945 đến nay qua hai tác phẩm mảnh trăng cuối rừng và chiếc thuyền ngoài xa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w