V. THU NHẬN ENZYME AMYLASE TỪ ASPERGILLUS ORYZAE
d. Thiết bị nhân giống
Nhân giống giai đoạn phòng thí nghiệm:
Sau khi chuẩn bị môi trường, tiến hành tiệt trùng môi trường ở 1210C trong 40 phút. Môi trường sau khi tiệt trùng được lắc đều nhằm làm cho môi trường được tơi xốp và làm nguội đến nhiệt độ phòng.
Giống được nuôi trên môi trường thạch nghiêng, và giữ ở nhiệt độ phòng. Nhân giống giai đoạn phân xưởng:
Nếu sử dụng thiết bị nhân giống dạng khay – hình hộp chữ nhật (cuvet), sự đảo trộn môi trường sẽ khó thực hiện hoặc không đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp sử dụng thiết bị nhân giống dạng hình trụ ngang và có thể quay quanh trục của nó, quá trình đảo trộn môi trường có thể thực hiện một cách tự động và canh trường nuôi đạt được độ đồng nhất cao hơn.
2.4. Chuẩn bị môi trường lên men
Để nuôi Aspergillus oryzae 3 – 9 – 15 với mục đích thu – amylase, Fenikxova và Dvatxatova (1959, 1960) chọn môi trường có 65% bột ngô; 0.9% NaNO3; 0.005% MgSO4 và 10% nước chiết mầm mạch (100g/1 lít nước), pH môi trường 6 – 7.
Nguồn glucid:
Ngoài bột ngô, môi trường cần chứa maltose và dextrin. Các loại đường:
Sự có mặt của glucose, fructose và saccharose có tác dụng giúp cho sự phát triển của nấm mốc, nhưng lại hạn chế sự tích tụ amylase. Ngược lại, khi thêm lactose và MgO vào môi trường thì nấm mốc kém phát triển hơn nhưng lại tích tụ nhiều amylase.
Nguồn carbon được vi sinh vật sử dụng để đáp ứng các nhu cầu sinh sản và phát triển:
- Cung cấp năng lượng cho vi sinh vật. - Cung cấp các tiền chất cho vi sinh vật. - Tạo các quá trình oxy hóa nhờ vi sinh vật.
2.5. Tiệt trùng môi trường
a. Mục đích
Bảo quản: vô hoạt enzyme, ức chế vi sinh vật.