Phương pháp dạy phần thực hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình số (Trang 110)

4.3.2.1. Thực nghiệm trong xưởng

 Phương pháp công tác thí nghiệm là phương pháp thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết mà giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố, đào sâu những tri thức mà họ đã lĩnh hội được hoặc vận dụng lý luận để nghiên cứu vấn đề do thực tiễn đề ra.

 Tiến hành khảo sát các mô hình truyền hình số, mô phỏng hệ thống bằng các phần mềm chuyên dụng như Matlab như nén ảnh số, truyền dẫn tín hiệu….

Để hiểu hơn những vấn đề lý thuyết được trình bày trong những chương trước . chúng ta mô phỏng truyền dẫn tín hiệu trong truyền hình số mặt đất DVB_T ở mode 2k sử dụng kỹ thuật OFDM . Đây là chương trình được viết bằng Matlab, chương trình mô tả sơ đồ khối mô phỏng sự phát và thu OFDM khi truyền trong môi trường có nhiễu trắng cộng Gauss AWGN. Ta mô phỏng với tham số là hệ thống DVB-T 2K-mode, với các thông số của hệ thống được cho như trong bảng dưới đây.

Bảng 4.1. Mô tả các thông số trong DVB – T với 2K mode

Tham số Mode 2K Số lượng sóng mang con

Độ rộng symbol có ích(TU) Khoảng cách sóng mang (1/TU) Băng thông Khoảng bảo vệ  Phương thức điều chế 1705 224µs 4464hz 7.61Mhz T/4, T/8, T/12 QPSK,16-64QAM

Sau đây là kết quả của chương trình mô phỏng truyền hình ảnh trong hệ thống DVB_T trong môi trường truyền có nhiễu trắng cộng Gauss AWGN và ta chọn tỷ

Hình 4.4. Chọn kiểu dữ liệu và nhập thông số

Hình 4.5. Nhập tỷ số SNR

Hình 4.6. Mô tả hình ảnh phổ công suất của tín hiệu OFDM. Sau bộ IFFT và trước bộ FFT khi có nhiễu

Hình 4.7. Mô tả mật độ phổ công suất tín hiệu OFDM sau bộ lộc phát và thu

Hình 4.9. Hình ảnh được truyền và nhận khi có lỗi

Mô phỏng Matlab chứng tỏ rằng tín hiệu OFDM được truyền đi rất tốt trong môi trường đường truyền có nhiễu trắng cộng Gauss . Nếu như tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR không quá thấp thì có thể khôi phục lại tín hiệu ban đầu

Câu hỏi kiểm tra: Anh (chị) hãy với mô phỏng hệ thống DVB-T 4K-mode trong môi trường truyền có nhiễu trắng cộng Gauss AWGN và ta chọn tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR = 20?

4.3.2.2. Tham quan các đài truyền hình, các công ty truyền hình

Để đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo, mục tiêu là rèn tay nghề vừng vàng cho sinh viên và để cho nội dung môn đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta chưa đủ các trang thiết bị phòng thí nghiệm, chúng ta có thể cho sinh viên đi tham quan học tập công nghệ tại các đài truyền hình, các công ty truyền hình….. giúp học sinh làm quen với thực tế để sau khi các em tốt nghiệp ra trường không bị bỡ ngỡ với nghề của mình.

4.3.2.3. Cách kiểm tra đánh giá

Thông qua cách học trong phòng thí nghiệm và tìm hiểu thực tế giáo viên có thể giao bài tập bằng cách viết các tiểu luận trình bày sự hiểu biết của sinh viên về hệ thống truyền hình số một cách trọn vẹn

Câu hỏi kiểm tra:

Câu 1: Phân tích sơ đồ khối chi tiết máy thu hình số của hãng RCA (thuộc hãng Thomson Consumer Electronic) phục vụ trong hệ thống DSS của Mỹ thực tế. Liên hệ sơ đồ nguyên lý phần thu, phát của hệ thống DVB-T trong lý thuyết với sơ đồ máy thu, phát thực tế có sự khác biệt như thế nào ?

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày các thông số kỹ thuật về máy thu hình số DVB-T EFA của hãng Rohde & Schwarz , Đức ?

Câu 3: Dựa vào việc tìm hiểu các kỹ thuật trong hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T hãy tìm hiểu về hệ thống truyền hình số mặt đất thế hệ thứ 2 DVB-T2 và so sánh các cải tiến kỹ thuật của hệ thống DVB-T2 với hệ thống DVB-T ?

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu “ Nghiên cứu công nghệ truyền hình số”. Trong suốt thời gian làm luận văn bản thân học viên đã cố gắng thực hiện nghiên cứu một cách nghiêm túc. Do điều kiện và thời gian hạn chế luận văn đã đạt được các kết quả sau:

 Tóm lược về cơ sở lý thuyết của truyền hình số

 Tiếp theo tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật nén tín hiệu của truyền hình số

 Sau đó tìm hiểu và tóm lược về hệ thống truyền hình số mặt đất

 Cuối cùng tác giả nghiên cứu và tóm lược các quan điểm về phương pháp dạy học hiện đại, yêu cầu về dạy học tín chỉ. Tìm hiểu về các phương pháp sử dụng hiệu quả các thiết bị hỗ trợ giảng dạy và trình bày cụ thể về các phương pháp giảng dạy môn kỹ thuật truyền hình cho sinh viên cao đẳng của trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang có tính chất quyết định tới chất lượng đào tạo của môn học. Những giải pháp đó sẽ được thực nghiệm tại khoa Điện tử - Tin học tại trường tôi để khẳng định tính hiệu quả.

Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp với mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực vững mạnh cả lý thuyết lẫn thực hành, luôn bắt kịp được dòng phát triển khoa học công nghệ của kỹ thuật truyền hình

2. Hƣớng phát triển của đề tài

Mặc dù bản thân học viên đã có cố gắng và hoàn thành được công việc của giáo viên hướng dẫn đề ra. Tuy nhiên đề tài này có tính chất mở hệ thống truyền hình số mặt đất chỉ là một trong hệ thống truyền số trong rất nhiều hệ thống truyền hình số khác nên đề tài có thể phát triển theo hướng sau:

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống truyền hình số mặt đất thế hệ thứ 2 là DVB- T2 hoặc hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp…

- Tận dụng sự hỗ trợ đào tạo chuyển giao công nghệ của hệ thống truyền hình để xây dựng các giáo trình , các bài giảng nhằm giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các thiết bị và công nghệ hiện đại.

3. Một số kiến nghị

Qua nghiên cứu đề tài học viên nhận thấy cần giải quyết:

- Giáo viên không ngừng học hỏi năng cao trình độ chuyên môn cả lý thuyết thực hành và thực tế cũng như nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng với thực tế xã hội - Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phòng học lý thuyết và thực hành cho phù hợp với nội dung môn học.

- Tăng cường hợp tác liên kết nhiều hơn với các công ty, các hãng truyền thông, các nhà khoa học để thường xuyên thay đổi chương trình, nối xưởng thực hành với các công ty, các viện nghiên cứu… để sinh viên bắt kịp với sự phát triển công nghệ, khoa học kỹ thuật để tạo điều kiện rèn luyện kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Hoàng Tiến, Vũ Đức Lý, Truyền hình số ,NXB khoa học kỹ thuật , 2011 [2]. Nguyễn Kim Sách , Truyền hình số HDTV, NXB Khoa học kỹ thuật ,1991 [3]. Ngô Thái Trị, Truyền hình số mặt đất , NXB Bưu Điện , 2008

[4]. Thông tin khoa học truyền hình Đài truyền hình Việt Nam

[5] T.S Phạm Đắc Bi, K.S Lê Trọng Bằng , K.S Đỗ Anh Tú, ”Các đặc điểm cơ bản của máy phát số DVB-T”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông Tin , (8/2004).

[6].TS. Nguyễn Văn Cường, Bài giảng Lý luận dạy học hiện đại, Đại học sư phạm Hà Nội, 2009

[7]. Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Kim Đăng, sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong đổi mới phương pháp giảng dạy, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. [8].TS, Lê Văn Hào, Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Trường Đại học

Nha Trang

[9]. ETSI EN 300 744, European Standard (Telecomunication series): “ Digital broadcasting symtems for television, sound and data services; Framing structure, channel coding and modulation for digital terrestrial television”, DVB Project technical publication- 1999.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình số (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)