Nguyên tắc của COFDM là chia dòng bit đơn nhất, tốc độ cao thành các dòng bit song song để có thể truyền ở tốc độ thấp trên một số lượng lớn các sóng mang đặt cạnh nhau trong kênh. Khoảng cách sóng mang, tốc độ bit được lựa chọn theo quy tắc trực giao.
Về mặt vật lý, khái niệm trực giao là sự bố trí của các sóng mang như thế nào đó để mỗi sóng mang còn có thể được giải điều chế mà không gây ảnh hưởng, can nhiễu lên các sóng khác. Muốn vậy các symbol số được điều chế sẽ được định dạng như thế nào đó sao cho sóng mang đều có dạng như hình vẽ.
Hình 3.5 Phổ của một sóng mang đơn
Hình vẽ phổ cho thấy có một đỉnh trung tâm tại đúng tần số sóng mang và các điểm biên độ 0 tại các tần số ở hai bên có giá trị là bội của tốc độ Symbol.
Nếu ta bố trí một số sóng mang ở cạnh nhau sao cho đỉnh trung tâm của mọi sóng mang trùng với các điểm biên độ 0 của các sóng mang khác, phổ tần lúc đó sẽ
có dạng sau.
Hình 3.6 Phổ của sóng mang trực giao
Các sóng mang trong hình trên đều có thể được giải điều chế một cách độc lập mà không gây nhiễu lên các sóng mang khác. Vì đỉnh của các sóng mang trùng với các điểm biên độ 0 của các sóng mang khác nên giá trị của nó là không bị ảnh hưởng. Đây chính là bản chất vật lý của nguyên tắc trực giao.
Đối với một sóng mang con, mô hình điều chế là điều chế số cơ sở với một trong các phương pháp điều chế sau: QPSK, 16-QAM,64-QAM. Trong DVB - T người ta sử dụng điều chế phân cấp hoặc không phân cấp tùy theo yêu cầu dịch vụ.
Về lý thuyết, việc tạo tín hiệu COFDM có thể được thực hiện bằng cách sử dụng N bộ tạo sóng mang con với tần số khác nhau đem điều chế QAM với các đoạn dữ liệu nhỏ. Thực tế đây là điều không thể thực hiện được do N rất lớn (N= 1705 trong mode 2k và 6816 trong mode 8k). Người ta đã tìm ra phương pháp thực hiện tạo tín hiệu COFDM thông qua xử lý băng gốc dựa trên phép biến đổi fourier rời rạc DFT.