Máy thu DVB-T thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình số (Trang 94)

 Anten: Thường dùng anten có nhiều chấn tử dẫn xạ, 1 chấn tử chủ động, một số chấn tử phản xạ.

 Bộ splitter: Bộ chia tín hiệu từ một ngõ vào sẽ cho ra nhiều ngõ ra.

 Bộ nhận: Là đầu thu kỹ thuật số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T có chức năng giải điều chế, giải mã truyền dẫn (kênh), giải đa hợp/ sửa lỗi, giải mã nguồn, biến đổi số sang tương tự.

Tín hiệu truyền hình kỹ thuật số thu được từ Anten Yagi sẽ đưa qua bộ chia Sliptter thành nhiều đường tín hiệu, mỗi đường ra được đưa vào đầu kỹ thuật số sẽ cho ra tín hiệu hình và tín hiệu tiếng như ban đầu. Hai tín hiệu này được đưa vào bộ mã hóa để thực hiện mã hóa các kênh truyền hình, tín hiệu sau đó sẽ được điều chế lại với sóng mang được chọn lựa theo sự sắp xếp các kênh truyền hình hữu tuyến

Hình 3.17. Sơ đồ khối bên trong máy thu phát DVB-T

Qua chương 3 ta có thể rút ra kết luận:

Truyền hình số mặt đất DVB - T làm việc theo 2 mode 2K và 8K.

Hệ thống DVB - T sử dụng điều chế COFDM, là phương pháp điều chế sóng mang được thiết kế để khắc phục hiện tượng phản xạ đa đường.

Để thực hiện truyền dẫn chính xác, DVB - T sử dụng phân tán năng lượng dòng bit và các loại mã sửa sai RS (Reed - Solomon).

Tín hiệu truyền dẫn được tổ chức thành các khung. Mỗi khung gồm 68 symbol OFDM. Các symbol này có thể chứa dữ liệu và thông tin tham chiếu.

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH

Để tăng hiệu quả trong quá trình học tập giảng viên cần áp dụng các loại hình phương pháp dạy học hiện đại ( PPDHHD), sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá linh hoạt.

4.1. Một số phƣơng pháp dạy học hiện đại ( PPDHHD)

4.1.1. Yêu cầu của đào tạo theo học tín chỉ

Năm 1993, khi Vụ Đại học Bộ Giáo Dục và Đào tạo đề xuất đưa học chế tín chỉ vào các trường đại học nước ta

Quan niệm nền tảng của học chế tín chỉ là sự tích lũy kiến thức, quá trình học là quá trình kiến thức được góp nhặt dần dần tích lũy đến đâu được ghi nhận đến đấy. Với quan niệm đó học chế tín chỉ chú trọng việc đánh giá thường xuyên để ghi nhận kiến thức, không buộc người học phải học đi học lại nhưng điều đã tích lũy được.

Đơn vị “tín chỉ” được xác định“nếu môn học có một giờ nên lớp trong một tuần kéo dài một học kỳ thì được tính 1 tín chỉ”. Ngoài ra định nghĩa tín chỉ còn được bổ sung một vế quan trong như sau: “để đảm bảo một 1 giờ học cần ít nhất 2 giờ học cá nhân”. Theo định nghĩa này tín chỉ bao gồm một phần nổi: 1 giờ học ở lớp và một phần chìm : 2 giờ chuẩn bị cá nhân. Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập phải đảm bảo sao cho định nghĩa đó của tín chỉ được thỏa mãn, tức là: giảng dạy phải đảm bảo sao cho chẳng những việc học trong thời gian thuộc phần nổi được thực hiện tốt, mà còn phải tạo điều kiện để hoạt động tự học trong thời gian thuộc phần chìm có hiệu quả cao. Mặt khác việc đánh giá thành quả học tập phải đảm bảo sao cho đánh giá được cả phần nổi phần chìm.

Ba tiêu chí quan trọng cần dựa vào để chọn một hệ phương pháp dạy và học cho từng trường hợp cụ thể:

- Tiêu chí cần thể hiện bao quát nhâtt là dạy CÁCH HỌC

Điều kiện để dạy và học

Phải đảm bảo có tài liệu học tập đầy đủ và địa điểm học tập thuận lợi để sử dụng trong thời gian thuộc cả phần nổi và phần chìm. Mỗi môn học cần có ít nhất một tài liệu chính để dựa vào đó giảng dạy và tài liệu khác để sinh viên đọc thêm trong thời gian thuộc phần chìm.

Phương pháp dạy mà học:

Trên giờ học tại lớp giảng viên không nên thuyết giảng tất cả mọi điều theo trình tự của giáo trình , mà chỉ nên chọn giảng nhưng chủ đề có tính chất lập luận, suy diễn tập hợp để luyện cho sinh viên phương pháp tư duy. Các phần khác có tính chất cung cấp thông tin nên để sinh viên tự đọc ở nhà.giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách tìm và chọn thông tin liên quan đến môn học trên mạng hoặc trong các tài liệu tham khảo khác và nêu ra các vấn đề và bài tập để sinh viên giải quyết trong quá trình tự học. Làm như trên chính là dạy cách học cho sinh viên, thúc đẩy họ chủ động trong việc học và khuyến khích họ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể là mạng Internet, trong qua trình học.

Phương pháp đánh thành quả học tập:

Theo học chế tín chỉ, trước hết còn đánh giá thường xuyên trong tiến trình (formative) để thu được các phản hồi nhằm điều chỉnh thường xuyên dạy và học. Các hỏi đáp ngay tại lớp, các bài kiểm tra ngắn là rất cần thiết, các bài kiểm tra này phải trả sớm cho sinh viên. Và một số hình thức rất có hiệu quả là học viên tự đánh giá kết quả học tập theo danh sách các mục tiêu (check list) phải đạt của môn học.

Đánh giá tổng kết (summative) trong học chế tín chỉ là rất quan trọng để ghi nhận việc tích lũy các học phần. Một yêu cầu quan trọng của đánh giá tổng kết là phải đánh giá được kết quả học tập liên quan đến cả phần nổi và phần chìm.

4.1.2. Quan điểm về phương pháp dạy học hiện đại

Phương pháp dạy học mới vận dụng thành tựu của tâm lý học, giáo dục học và khoa học công nghệ hiện đại nhằm phát huy cao nhất tính tích cực của người học gọi đó là phương pháp dạy học hiện đại (PPDHHĐ) trong mối tương quan với phương pháp dạy học truyền thống.

kiến thức, cung cấp thông tin đơn thuần mà chính là giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh chi thức, hình thành kỹ năng và bồi dưỡng cảm xúc.

Kiến thức mà người học thu nhận qua PPDHHD được nâng lên về khối lượng và chất lượng. Về số lượng, lượng thông tin giáo viên chuẩn bị cho bài giảng bằng PPDHHĐ bao giờ cũng đầy dặn và chu đáo hơn. Về chất lượng, PPDHHĐ giúp người dạy chuyển tải kiến thức đến người học bằng nhiều kênh, trong đó kênh nghe kết hợp kênh nhìn sẽ giúp người học được khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn

4.1.2.1. Một số PPDHHĐ

 Phương pháp động não: Người dạy đưa ra chủ đề (topic), tổ chức hình thành nhóm, cụm để suy nghĩ đưa ra ý tưởng. Các ý tưởng này được ghi lại. Người dạy đóng vai trò điều khiển, động viên người học đưa ra ý tưởng liên tục. Công việc đánh giá, lựa chọn những ý tưởng tốt được tiến hành trên cơ sở thảo luận tập thể , tôn trọng ý kiến của tập thể.

 Phương pháp tạo tình huống: Phương pháp này chủ yếu là nêu và giải quyết vấn đề. Thầy chủ động nêu các tình huống có vấn đề để người học cùng trao đổi, thảo luận giải quyết.

 Phương pháp dự án: Phương pháp này cần dùng cho các lớp cuối cấp học phổ thông trung học hoặc đại học theo đó người học tự lựa chon chủ đề tự đề ra các nhiệm vụ cụ thể và tự tổ chức, giải quyết các vấn đề (thường hướng vào giải quyết các vấn đề liên quan xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương). Trên cơ sở thống nhất chủ đề lớp chia nhóm để cùng nghiên cứu, thu nhập, phân tích xử lý dữ liệu.

4.1.2.2. Những thành quả công nghệ điện tử được vận dụng trong PPDHHĐ

Tài liệu hoc tập (learning material) được thiết kế theo một tuyến liên tục dưới dạng các trang (slides). Phương thức này cung cấp thẳng nội dung, người học chỉ

việc theo dõi liên tục chứ không thể có sự tương tác vào quá trình dạy học.

 Thế giới thực được mô phỏng bằng kỹ thuật số. Các phần mềm mới nhất cho phép người học thâm nhập thực sự vào thế giới số gần như ở trạng thái thực phương

học giải quyết nhanh những tình huống chưa gặp hoặc đã gặp, đã học nhưng ngay thời điểm thực hành không thể nhớ ra.

Trò chơi kiến thức được sử dụng để phục vụ mục đích đào tạo trên diện rộng.

Các trò chơi này vừa được cung cấp kiến thức vứa tạo sự tập trung chú y đồng thời gây hứng thú để giảm căng thẳng cho người học.

Giáo dục điên tử ( e-learning): Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại trong ngành

giáo dục đã hình thành khái niệm “giáo dục điện tử”. Sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật truyền thông đã giúp định hình một cách cơ bản nội hàm của khái niệm này.

4.2. Một số thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Người Trung Quốc (Khổng Tử, 451 BC) có câu “Những gì tôi nghe, tôi quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, Tôi sẽ hiểu”, một nghiên cứu gần đây của người phưong Tây cũng đã chỉ ra rằng người ta nhớ được khoảng 10% những gì mình nghe được; 16% những gì họ đọc được; 20% những gì họ nghe được và thấy được; 70% những gì họ nghe được, thấy được và phản ứng với chúng; và 90% những gì họ nghe được, thấy được và phản ứng với chúng trong một quá trình (làm điều gì đó).

Như vậy, có thể thấy rằng giảng dạy sẽ có hiệu quả nhất nếu biết thu hút , kết hợp được các giác quan ( nghe nhìn) và phản ứng ( suy nghĩ đặt câu hỏi, thắc mắc, trả lời câu hỏi) của người học.

4.2.1. Máy chiếu giấy bóng kính (transparency overhead)

Máy chiếu giấy bóng kính ( overhead ) là một công cụ dùng để chiếu hoặc phóng một hình ảnh hay chữ viết trên bóng kính mỏng, trong suốt (tờ phóng).

Ưu điểm:

 Hỗ trợ giảng dạy tốt với cả các nhóm nhỏ và nhóm lớn

 Các tờ phóng dễ chuẩn, dễ di chuyển, có thể lưu và sử dụng lại nhiều lần

 Sử dụng máy đơn giản, độ linh hoạt cao, dễ thích nghi với tốc độ dạy của giảng viên. Có thể chiếu một phần hay toàn bộ tờ phóng tuỳ theo nhịp độ giảng.

 Máy chiếu có thể được dùng như bảng đen ( cho phép viết và vẽ trực tiếp) , có thể photo thành tài liệu cho học viên

 Giáo viên có thể quan sát học viên trong quá trình học tập

 Tạo không khí lớp học thoải mái và dễ trao đổi thảo luận nhóm

Nhược điểm:

 Dễ bị trục trặc do bóng đèn(cháy, nổ)

 Chủ yếu trình bày thông tin tĩnh

 Không sử dụng được khi mất điện

4.2.2. Máy chiếu đa phương tiện (projector)

Máy chiếu projector (Multimedia Projector) là một công cụ dùng để chiếu và phóng màn hình máy tính lên màn chiếu. Thông thường người dạy sử dụng các phần mềm thuyết trình để thiết kế và trình chiếu trên thiết bị Multimedia Projector. Microsoft PowerPoint là một trong những phần mềm đơn giản, hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay.

Ưu điểm:

- Là phương tiện hỗ trợ giảng dạy tốt đối với các nhóm nhỏ nhóm lớn. -Thể hiện tính chuyên nghiệp và tạo thuận lợi cho sự chuẩn bị

-Tính năng hiện đại cho phép tạo, cập nhật và thay đổi nội dung nhanh chóng và thuận tiện .

- Cho phép tạo bài giảng đa phương tiện bằng các hỗ trợ văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, bảng tính biểu đồ ...) qua đó tạo tính sinh động và hấp dẫn của bài giảng .

- Có thể liên kết (link) các thông tin với các nguồn và các dạng format khác nhau

- Cho phép người nghe tiếp cận thông tin nhanh và sâu hơn - Tạo không khí lớp học thoải mái và dễ trao đổi thảo luận chung

Nhược điểm

- Đòi hỏi có máy tính và máy chiếu chuyên dụng đắt tiền - Đòi hỏi có trình độ và thời gian chuẩn bị tài liệu

4.2.3. Tivi và video caset Ưu điểm: Ưu điểm:

- Thích nghi với tốc độ dạy của giáo viên, nghĩa là giảng viên có dùng máy video và bình luận theo từng loại

- Độ linh hoạt cao

- Sự tái thể hiện trung thanh - Có thể điều khiển từ xa

- Cho phép tiến gần đến với thực tế - Huy động nhiều giác quan cảm nhận.

Nhược điểm:

- Cần phải hiểu biết về kĩ thuật - Cần máy chiếu và bố trí thích hợp - Cần che ánh sáng lúc chiếu hình

4.2.4. Micro và loa

Micro và loa là công cụ không kém phần quan trọng đối với lớp đông và phòng học đông. Phương tiện thu và phát thanh này chỉ có hiệu quả khi phòng học khi xây dựng có tính đến các yếu tố phản âm, thường các phòng học hiện nay rất ít khi tính đến vấn đề này cùng với kĩ năng sử dụng không đúng làm giảm chất lượng và hiệu quả truyên đạt thông tin.

Hình 4.1. Bố trí các thiết bị trong lớp học hiện đại

4.3. Phƣơng pháp dạy môn kỹ thuật truyền hình

4.3.1. Phương pháp dạy phần lý thuyết 4.3.1.1. Mô hình lớp học 4.3.1.1. Mô hình lớp học

Mô hình lớp học mà hiện nay đang phát triển đó là các lớp học tƣơng tác. Đây là môi trường mà người học và người dạy có khả năng tương tác cao nhất đối với bài học.

Trong môi trường học tương tác thì về cơ bản thì cũng giống như trong môi trường học truyền thống về thành phần tham gia, đó là một thầy và nhiều trò. Tuy nhiên, có một số đòi hỏi mà đối với hình thức học tương tác phải đáp ứng đó là:

-Trong buổi học thì yêu cầu phải có cách thức để thu hút gần như toàn người học trong lớp phải tập trung vào nội dung học, có thể tương tác vào quá trình học. Do đó phải có phương pháp và phương tiện để tạo điều kiện cơ hội tương tác cho tất cả đối tượng học trong lớp.

từ người học cụ thể. Do đó đòi hỏi phải có phương pháp và phương tiện để có thể theo dõi, đánh giá người học khi thực hiện buổi học.

Vì vậy giảng viên phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy Mutilia hoặc Sử dụng hệ thống học tương tác iCliker

Hiện nay trên thế giới cũng có 1 số công ty sản xuất và cung cấp hệ thông hỗ trợ đào tạo khá nổi tiếng là hệ thống iCliker. Hệ thống này được sử dụng tại các phòng học (giảng đường) giúp cho người học có thể tương tác với bài học 1 cách hiệu quả 1 cách thoải mái.

Hình 4.2. Ảnh minh họa sử dụng hệ thống iClicker tại các lớp học

Hệ thống hỗ trợ này có các phần như sau:

- Máy tính (PC hoặc LAPTOP): để cài đặt phần mềm và lưu trữ nội dung bài học. - Thiết bị hỗ trợ giảng dạy Multimedia: Máy chiếu ( màn hình), loa,…

- Mạng thu thập dữ liệu của sinh viên: Thiết bị đầu cuối hỗ trợ sinh viên tương tác với bài học và bộ tập trung các câu trả lời.

- Phần mềm hỗ trợ và cơ sở dữ liệu quản lý nội dung các môn học dành cho giáo viên và học viên.

4.3.1.2. Hệ thống kiến thức

Được thiết theo dạng cây gần với cách suy nghĩ của con người mang hiệu quả cao hơn cho người học. Hơn nữa toàn bộ kiến thức được chia thành các đề mục rõ ràng cho phép người đọc tìm đến nhanh nhất các kiến thức cần thiết.

4.3.1.3. Cách kiểm tra đánh giá

 Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan viết. Trắc nghiệm khách quan viết gồm nhiều câu trả lời ngắn và câu trả lời dài

- Loại câu trả lời dài: đòi hỏi trả lời của sinh viên là các tiều luận, các bài tóm tắt.

- Loại câu trả lời ngắn: trả lời của sinh viên chỉ đơn giản một từ, một đoạn ngắn, một hoặc hai mệnh đề. Các loại câu hỏi trắc nghiệm bao gồm: Câu hỏi lựa chọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình số (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)