7. Bố cục khóa luận
3.2.6 Giao lưu, hợp tác với các thư viện khác
Để vốn tài liệu thêm phong phú, cũng như tạo thêm mối quan hệ, thư viện cần tiến hành trao đổi, hợp tác với các thư viện khác như các thư viện trường trung học phổ thông của huyện; thư viện huyện, các thư viện trong và ngoài nước…để nguồn sách báo phong phú hơn. Thư viện cũng cần tranh thủ, tạo nhiều mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức, các công ty phát hành sách, giới thiệu sách, các công ty máy tính, thiết bị trường học, các thư viện…để tạo những cơ hội đầu tư, tài trợ về vốn tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các lớp học tiếng Anh, Tin học, đào tạo cán bộ miễn phí…nhằm giúp cho việc hoạt động của thư viện trở nên tốt hơn.
KẾT LUẬN
Sôbôlốp đã từng đánh giá vai trò của thư viện: “Thư viện là kho tàng sách báo đa dạng, phong phú, là cơ thể sống, hoạt động nuôi dưỡng rất nhiều người, là món ăn tinh thần của độc giả, thỏa mãn một cách đầy đủ lợi ích, nhu cầu và hứng thú của họ”. Đến với thư viện, ta tìm được một không gian yên tĩnh, thoáng mát, với nhiều tài liệu hay để phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí... Thư viện trường trung học phổ thông là một môi trường vô cùng bổ ích và không thể thiếu của học sinh, cán bộ giáo viên trong trường. Nó là ngôi trường thứ 2 của học sinh sau giờ học. Với mục đích đó, thư viện các trường phổ thông của huyện không ngừng nâng cấp, xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên, học sinh tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, nâng cao tri thức cho mình. Thư viện ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết, luôn giúp đỡ cán bộ giáo viên trong giảng dạy và học sinh trong học tập. Thư viện các trường đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của huyện, đặc biệt trong thành tích đưa số sinh viên đỗ đại học và cao đẳng trong thời gian gần đây tăng lên rất nhiều. Quyết tâm của trường THPT Hà Bắc, THPT Thanh Hà là trong năm tới sẽ đưa trường trở thành trường chuẩn quốc gia. Hiện nay, hai trường đang cố gắng hoàn tất mọi mặt: cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh; nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, phát triển thư viện, … Với những gì trường đã, đang và sẽ làm, tôi tin rằng cố gắng của trường sẽ trở thành hiện thực. Khi đó, thư viện sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn nữa. Còn thư viện trường THPT Thanh Bình đang trong giai đoạn hoàn tất mọi mặt để Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương về kiểm tra công nhận thư viện đạt chuẩn. Với sự quan tâm của Đảng, Bộ Giáo dục, trong thời gian tới thư viện các trường trung học phổ thông sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cùng nhà trường đẩy mạnh sự nghiệp “trồng người”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU IN
1. Báo cáo thực hiên 5 tiêu chuẩn thư viên trường phổ thông năm 2005 - 2006, 2006 -2007, 2007 - 2008; 2009 – 2010 của thư viện trường THPT Hà Bắc . 2. Báo cáo thực hiên 5 tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông năm 2006 - 2007 và kế hoạch hoạt động của thư viện năm học 2010 – 2011 của thư viện trường THPT Thanh Hà.
3. Báo cáo thực hiên 5 tiêu chuẩn thư viên trường phổ thông năm học 2010 – 2011 của thư viện trường THPT Thanh Bình.
4. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết. Thư viện học đại cương.- TP. Hồ Chí Minh: ĐHQG, 2001.- 302 tr.
5. Các quy định về thư viện:
- Quyết định số 61 ngày 6/11/1998 về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
- Quyết định số 01 ngày 2/1/2003 về 5 tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
- Thông tư liên bộ tài chính giáo dục số 30 ngày 26/7/1990 về việc trích từ 6 – 10% tổng kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục phổ thông, mầm non, bổ túc văn hóa để xây dựng thư viện trường học.
6. Chu Long Hiển. Tổ chức và hoạt động của trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao Thông Vận Tải: Khóa luận tốt nghiệp.- H., 2008.- 70 tr.
9. Hoàng Thị Bích. Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội – thực trạng và giải pháp: Khóa luận tốt nghiệp.- H., 2008.- 75 tr.
10. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện.- H.: Văn hóa – Thông tin, 2000.- 630 tr.
11. Nguyễn Tiến Toàn, Nguyễn Thế Tuấn. Nghiệp vụ thư viện trường học.- H.: ĐHQGHN, 2000.- 463 tr.
12. Phan Văn, Nguyễn Huy Chương. Nhập môn khoa học thư viện và thông tin.- H.:ĐHQGHN, 1997.- 299 tr.
13. Tạ Thị Thịnh. Phân loại tài liệu.- H.: TTTTTL KH&CN Quốc gia, 1998.- 221 tr.
14. Tô Thị Hiền. Tập bài giảng phát triển vốn tài liệu trong các cơ quan Thông tin – Thư viện.- H., 2006.- 132 tr.
15. Tô Thị Hiền. Tập bài giảng thư viện học đại cương.- H.:, 2001.- 77 tr. 16. Trần Mạnh Tuấn. Sản phẩm và dịch vụ thông tin.- H.:Hà Nội, 1998.- 317 tr.
17. Vũ Văn Sơn. Giáo trình biên mục mô tả.- H.: ĐHQGHN, 2000.
2. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
18.http://vietnamlib.net
19. http://vietbao.vn
PHỤ LỤC
1.Một số hình ảnh về trường và thư viện của trường THPT Hà Bắc 1.1 Hình ảnh về trường
Thƣ viện, phòng tin học và các phòng thiết bị
1.2 Hình ảnh về thư viện
2. Một số hình ảnh về trường và thư viện của trường THPT Thanh Hà 2.1 Hình ảnh về trường
Cổng trƣờng
Nhà hiệu bộ
Bảng hƣớng dẫn sử dụng mục lục trong thƣ viện
Máy tính phục vụ cán bộ thƣ viện
2. Một số hình ảnh về trường và thư viện của trường THPT Thanh Bình 2.1 Hình ảnh về trường
Thƣ viện nằm ở tầng 1 của khu nhà 3 tầng
Nơi làm việc của cán bộ thƣ viện
4. Một số hình ảnh về trường và thư viện của trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Hà
4.1 Một số hình ảnh về trường
4.2 Một số hình ảnh về thư viện
Báo và tạp chí