Công tác bổ sung

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện thanh hà hải dương (Trang 39 - 41)

7. Bố cục khóa luận

2.2.1.1Công tác bổ sung

Bố sung phát triển vốn tài liệu là công tác quan trọng có tính chất quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của thư viện. Đây là quá trình thường xuyên đổi mới vốn tài liệu bằng những tài liệu có giá trị phù hợp, đồng thời thanh lý những tài liệu không còn giá trị làm cho vốn tài liệu trong thư viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường và nhu cầu tin của người dùng tin.

Đây là một hoạt động rất khó khăn để thực hiện tốt, chiếm phần lớn kinh phí của thư viện. Để làm tốt được hoạt động này, thì người bổ sung cần phải nắm rất rõ nhu cầu tin của thư viện để bổ sung tài liệu cho phù hợp, đáp ứng được yêu

cầu; tiếp đó, cán bộ thư viện phải chọn được những nơi uy tín để mua được những sách đảm bảo chất lượng.

- Công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu của thư viện trường THPT Hà Bắc rất được Ban Giám hiệu quan tâm. Năm học 2005 - 2006, thư viện đã đầu tư 64.137.600 đồng để hoạt động, trong đó bổ sung vốn tài liệu là 45.287.600 đồng. Cụ thể bổ sung như sau:

+ Sách nghiệp vụ: 236 bản. Trị giá: 2.137.400 đồng + Sách tham khảo: 983 bản. Trị giá: 40.600.200 đồng + Báo, tạp chí: 2.550.000 đồng

Năm học 2006 - 2007, thư viện đã đầu tư 54.254.200 đồng để bổ sung vốn tài liệu, trong đó tiền để mua sách tham khảo lên tới 50.573.200 đồng. Năm 2007 – 2008 đã đầu tư mua đầy đủ cả 3 loại sách, trong đó sách tham khảo vẫn chiếm phần lớn kinh phí.

+ Sách giáo khoa: 344 bản. Trị giá: 3.157.800 đồng + Sách nghiệp vụ: 151 bản. Trị giá: 2.138.000 đồng + Sách tham khảo: 1889 bản. Trị giá: 57.267.500 đồng

Số tiền bổ sung sách, đặc biệt năm học 2009 – 2010, tổng số tiền đầu tư cho thư viện theo thông tư 30 là 71.112.000, trong đó:

+ Tiền đầu tư mua sách giáo khoa là 56 bản. Trị giá: 587.000 đồng + Tiền đầu tư mua sách nghiệp vụ là 236 bản. Trị giá: 2.138.000 đồng + Tiền đầu tư mua sách tham khảo là 2191 bản. Trị giá: 70.525.000 đồng. Thông qua số liệu đã thống kê ở trên, ta nhận thấy tài liệu được bổ sung phần lớn là sách tham khảo, với số lượng sách lớn cho 4 môn là Toán, Lý, Hóa, Sinh, đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường (chuyên sâu về khối A, B).

- Thư viện trường THPT Thanh Bình đang tập trung đầu tư kinh phí để bổ sung sách. Khi thư viện mới thành lập, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đầu tư 200.000 – 300.000 để bổ sung tài liệu. Năm học 2010 – 2011, tính đến thời điểm hiện tại, thư viện đã được đầu tư 85.000.000. Vì là trường bán công nên nguồn ngân sách cấp cho thư viện chủ yếu do giáo viên và học sinh ủng hộ, cụ thể là 79.742.000 đồng, còn lại là tiền đầu tư theo Thông tư 30.

Thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà không được Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm đầu tư, Nhà trường đầu tư nhiều kinh phí để mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ các môn học. Vì vậy, mỗi năm thư viện chỉ được đầu tư 20.000.000 để bổ sung vốn tài liệu. Kinh phí này là quá ít so với các thư viện trung học phổ thông khác của huyện.

Nguồn bổ sung tài liệu chủ yếu cho các thư viện là nguồn bố sung phải trả tiền, bao gồm: sách, báo, tạp chí. Nguồn bổ sung kinh phí cho các thư viện phổ thông trên đều giống nhau là từ ngân sách của nhà nước theo thông tư 30 và từ quỹ học phí. Các nơi mà thư viện mua tài liệu để bổ sung cho thư viện là công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục; công ty phát hành sách. Còn nguồn bổ sung không phải trả tiền như nguồn biếu tặng, trao đổi…ngày càng ít, chiếm số lượng không đáng kể. Tài liệu biếu, tặng của các thư viện đều là từ trên Sở Giáo dục thông qua các ngày lễ, ngày kỷ niệm như ngày thành lập trường, ngày đón thư viện đạt chuẩn…

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện thanh hà hải dương (Trang 39 - 41)