Để nâng cao nguồn thông tin, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng tin và các thư viện cùng chia sẻ, phát triển nhất thiết cần tạo nên sự liên kết giữa các thư viện với nhau. Công nghệ Web 2.0 là công nghệ hữu ích cho hoạt động của các thư viện, đặc biệt là thư viện các trường Đại học tại Việt Nam. Sự liên kết giữa các thư viện là tiền đề cho mọi ứng dụng của Web 2.0 phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động. Thư viện Đại học FPT đã và đang ứng dụng thành công Web 2.0 cho hoạt động của thư viện mình, cùng với đó là thư viện Đại học RMIT, thư viện Tạ Quang Bửu và một số thư viện khác. Nhận thấy được tầm quan trọng của Web 2.0 và khẳng định xu hướng ứng dụng công nghệ Web 2.0 là hướng đi đúng cho thư viện các trường Đại học, cán bộ thư viện FPT cũng như cán bộ một số thư viện khác trên kinh nghiệm, cơ sở thực tế của việc ứng dụng Web 2.0 có thể hợp tác cùng xây dựng một mô hình ứng dụng Web 2.0 chung cho các trường Đại học. Song song với việc làm đó, thư viện FPT có thể tham gia xây dựng những chương trình tập huấn về công nghệ Web 2.0 để chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình áp dụng Web 2.0 vào hoạt động của thư viện mình. Trên thực tế, đã có nhiều chương trình trao đổi, tập huấn về công nghệ Web 2.0 vào hoạt động của thư viện, trong đó có buổi tập huấn về Web 2.0 do Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia tổ chức với sự tham gia hướng dẫn, giảng dạy của Giám đốc thư viện Đại học FPT – Thạc sỹ Hoàng Thị Thu Hương cùng các chuyên gia đến từ Thư viện Úc. Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn và hữu ích cao cho những định hướng phát triển mới của ngành TT-TV Việt Nam.
Để ứng dụng được công nghệ mới, thư viện các trường phải có sự đầu tư nhất định, cũng như có nhiều điều kiện phù hợp về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nguồn lực thông tin đa dạng, phong phú…. Tuy nhiên, thư viện trường Đại học ở Việt Nam có nhiều thuận lợi về nguồn lực thông tin, nguồn lực con người, và sự đầu tư, quan tâm của Đảng và Nhà nước đủ để các thư viện có thể thử sức với công nghệ Web 2.0 và bắt kịp với sự phát triển của ngành thư viện toàn thế giới. Trước mắt, các thư viện có thể tiến hành những ứng dụng Web 2.0 phổ biến nhất như: nhắn tin nhanh, nhật ký trực tuyến, mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh video…và dần dần áp dụng triệt để những ứng dụng hữu ích khác của Web 2.0.
Tạo nên một mô hình ứng dụng Web 2.0 chung cho thư viện các trường Đại học, thư viện Đại học FPT cũng như các thư viện khác ở Việt Nam sẽ có những thuận lợi sau:
- Chia sẻ thông tin, đặc biệt là nguồn thông tin trực tuyến, tạo nên một cơ sở nguồn tài nguyên thông tin trên mạng hữu ích cho người dùng tin, giúp họ thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình nhanh chóng và đầy đủ.
- Chia sẻ kinh nghiệm, thành công trong hoạt động TT-TV của các cán bộ, tạo nên sự giao lưu, học hỏi và giúp cán bộ thư viên nâng cao khả năng làm việc của bản thân, nâng cao chat lượng phục vụ của thư viện mình - Giúp các thư viện quảng bá hình ảnh tới bạn đọc cũng như tới các thư viện khác, tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau phát triển hoàn thiện hoạt động của các thư viện. Ứng dụng thành công Web 2.0 vào hoạt động TT-TV góp phần cho chiến lược tiếp thị thư viện trên Internet. Điều này giúp thư viện khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế tri thức với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà cung cấp thông tin khác. Tiếp thị thư viện trên Internet là chiến thuật trong môi trường thế giới theo xu hướng liên kết, điều này không chỉ thu hút được người sử dụng lâu dài mà cả những người lần đầu tìm hiểu sử dụng thư viện, góp phần không nhỏ
cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả công việc của thư viện. Các thư viện cùng phát triển là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của toàn ngành thư viện Việt Nam.
Như vậy, mô hình chung này sẽ là bước ngoặt cho sự phát triển của ngành thư viện nước nhà. Tiên phong cho xu hướng chung của ngành thư viện sẽ là hệ thống thư viện các trường Đại học, nhưng trong tương lai có thể ứng dụng Web 2.0 cho các hệ thống thư viện khác tạo nên một sự phát triển đồng bộ của ngành TT-TV nước ta.