Giải pháp hạn chế thất thoát lãng phí trong thực hiện đầu tư:

Một phần của tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2010– cuối 2020 (Trang 40 - 43)

1. Đối với tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài cần phải:

Tiến hành tổng rà soát tất cả các dự án đầu tư trong phạm vi cả nước, xử lí

triệt để sai phạm tiến hành tổng rà soát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên phạm vi cả nước để biết chỗ nào dàn trải, thất thoát để xử lý.

Điều chỉnh quan trọng nhất trong thời gian tới là phải xóa bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng vì đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất thoát lãng phí. Trước mắt, Bộ KH-ĐT sẽ kiến nghị Thủ tướng ban hành qui định các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công và giám sát thi công bắt buộc không thuộc cùng một bộ chủ quản, không thuộc cùng một tỉnh.

Mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án. Lựa chọn ra nhà thầu có năng lực thực sự chứ không phải nhà thầu có chi phí xây dựng thấp.

Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên, và mọi sai phạm phải bị chế tài nghiêm minh theo pháp luật.

Chống đầu tư dàn trải phải được thực hiện ngay trong việc hoạch định các chủ trương đầu tư, xây dựng. Các báo cáo nghiên cứu khả thi nhất thiết phải chứng minh được sự cần thiết đầu tư. Các giải pháp đầu tư phải đảm bảo phát triển bền vững, làm đâu được đấy, phân kỳ đầu tư theo kế hoạch, quy hoạch. Chống đầu tư dàn trải còn phải được thể hiện trong việc triển khai một dự án theo phương châm giải quyết gọn từng việc, từng đoạn, có hiệu quả lâu dài. Thực hiện phân cấp quản lý, phân công và quy trách nhiệm theo nguyên tắc từng bước tách bạch các nội dung: quản lý nhà nước, quản lý điều hành dự án và thực hiện dự án. Muốn làm được điều này phải giải quyết đồng bộ các khâu, từ xây dựng thể chế, kiện toàn tổ chức đến xác định lộ trình thực hiện. Phân trách nhiệm, phải có các quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm cá nhân với công việc được giao quản lý. Cần xác định rõ theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì người quyết định là người chiụ trách nhiệm chứ không phải là tập thể chịu trách nhiệm, không có tập thể quyết định chuyên môn.

Cần tập trung các giải pháp vào yếu tố con người có chức, có quyền, có nhiệm vụ trong các giai đoạn của đầu tư xây dựng cơ bản. Đó là các biện pháp giáo dục, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung các chế tài xử phạt, xử tội đối với các vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, lập lại kỷ cương, chấn chỉnh quản lý, nhằm chống lãng phí, thất thoát có hiệu quả.

2. Giải pháp đối với con người :

Vì nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là do con người. Vì vậy cần xác định được rằng gốc của lãng phí chính là tham nhũng của con người. Tất cả những chuyện lãng phí đã được nói đến đây đó, nhưng dường như lại chưa được nói đến với đầy đủ trách nhiệm của những cơ quan có trách nhiệm. Lãng phí và tham nhũng luôn đồng hành với nhau. Nếu không vì những thứ có thể "ăn ra" trong đấu thầu, trong thi công, trong giám sát, trong nghiệm thu, trong giải phóng mặt bằng..., thì không có những nhà máy đầu tư sai, những trụ sở xây dựng vượt cấp... Với nhiều công trình lãng phí, dễ thấy tham ô là động lực.

Nhưng nếu truy nguyên, dễ thấy tất cả những dạng thức sai trái ấy từ cùng một lý do. Cái "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" là từ cơ chế quản lý "tập thể lãnh đạo" mà coi nhẹ "cá nhân phụ trách".

Để hạn chế thất thoát lãng phí phải trị bằng pháp luật nghiêm minh, không thể chỉ bằng rút kinh nghiệm, những phê bình- tự phê bình. Đòi hỏi phải giải quyết triệt để ở tầm gốc gác như thế là đòi hỏi tất yếu trong cuộc đấu tranh này.

Để giảm bớt tiêu cực, thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB phải lựa chọn tư vấn có hiệu quả :

Tư vấn xác định được dự án tốt, thì tất cả tổng thiết kế, tổng dự toán công trình sau khi chúng ta tổ chức đấu thầu sẽ tránh được tình trạng lãng phí và thất thoát.

Áp dụng rộng rãi cơ chế đấu thầu; tổ chức sắp xếp lại các nhà thầu trong nước; chế tài trách nhiệm cá nhân và không chấp nhận tình trang đầu tư dàn trải; siết chặt kỷ cương trong bộ máy nhà nước, nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền của chủ đầu tư; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý nhà nước; phân cấp rõ ràng, cụ thể trong công tác quy hoạch; duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư XDCB; tập trung cái cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB...

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, yêu cầu đặt ra là phải công khai, minh bạch hoá quy trình đầu tư, thực hiện cạnh tranh công khai đấu thầu, thuê tư vấn, giám sát... Giải pháp lâu dài là tách các doanh nghiệp ra khỏi chủ quản bộ, ngành thông qua cổ phần hoá và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản.

Với thất thoát lãng phí trong đầu tư sẽ khó ngăn chặn được trong một sớm một chiều. Vấn đề là phải siết chặt hơn nữa kỉ luật, kỉ cương trong công tác quy hoạch của bộ máy hành chính, tổ chức bộ máy và cán bộ công chức theo hướng tinh gọn, rõ ràng về trách nhiệm, gắn quyền với trách nhiệm, đề cao vai trò và tính kỉ luật, kỉ cương trong chấp hành pháp luật và trách nhiệm công vụ, xử lí

thật nghiêm vi phạm. Phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngay từ khâu lập dự án cho đến nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp cần giám sát có hiệu quả các dự án quan trọng và quyết định vốn đầu tư hằng năm.

Một phần của tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2010– cuối 2020 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w