Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, lãng phí thất thoát chủ yếu ở các khâu khảo sát, thiết kế, đấu thầu, trong sử dụng và bố trí vốn, trong kéo dài thời gian xây dựng, quyết toán công trình. Tại dự án khôi phục và cải tạo quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn do khảo sát không đảm bảo chất lượng nên phải khảo sát lại làm tăng chi phí khảo sát hàng tỉ đồng.
1. Sai phạm trong công tác đấu thầu:
Khâu đấu thầu cũng thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Nhiều công
làm cho người trong nhà ”. Phố biến việc “ đi đêm ”giữa nhà thầu với chủ đầu tư, thông đồng giữa các nhà thầu với nhau. Cho đến nay có một vấn đề nhức nhối là chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia đấu thầu nhằm gửi giá, nâng giá công trình để chia nhau một cách ... hợp pháp, công khai. Tiếp theo, để “kiếm chác”, chủ đầu tư thường chọn các nhà thầu không đủ năng lực về tài chính, trang thiết bị công nghệ, kinh nghiệm để thực hiện dự án sau đó sẽ làm tăng giá so với giá được duyệt. Lại nói về PMU18, chẳng phải ngẫu nhiên mà PMU 18 lắm của nhiều tiền đến vậy. Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, PMU18 đã “ăn” tiền hoa hồng 5-15% của hàng loạt các dự án đã “ưu ái” cho các nhà thầu.
Một nguyên nhân nữa là do quy chế đấu thầu thiếu chặt chẽ, không công khai minh bạch đã dẫn đến việc một nhà thầu trúng nhưng sau đó chia phần cho các nhà thầu còn lại hoặc là bán thầu trắng trợn. Hay giành giật gói thầu bằng giá cực thấp dẫn đến công trình kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài, chi phí phát sinh lớn vẫn được quyết toán. Gói thầu N1 của dự án quốc lộ 1A Hà
Nội – Lạng Sơn có giá trị 188 tỷ đồng, được thực hiện bởi liên danh Kumagai (Nhật Bản), Tổng công ty Thành An và Cienco 6. Tuy nhiên Cienco6 ngang nhiên tổ chức bán thầu lại cho Cienco8 với giá bán là 1,2 tỷ đồng; và đương nhiên số tiền này sẽ được Cienco 6 tính luôn vào giá thành con đường.
(http://vov.vn/Home/Phong-su-Du-an-cua-PMU-18Nhung-sai-pham-trong-Du- an-quoc-lo-1A-Ha-NoiLang-Son/20063/28944.vov )
Thêm một ví dụ điển hình là công trình sân vận động Mỹ Đình : Giao thầu hưởng chênh lệch hàng triệu USD. Sau khi trúng thầu, nhà thầu HISG đã ký hợp đồng với nhiều thầu phụ trong nước với đơn giá rất thấp để hưởng chênh lệch hàng triệu USD. Ví dụ, phần bê tông dầm móng ký với giá 55,78 USD/m3 để hưởng chênh lệch 32,8 USD/m3; cốt thép dầm móng ký với giá 408,1 USD/tấn, hưởng chênh lệch 125,01 USD/tấn. Thậm chí ở hạng mục dầm bêtông, ký giá thực hiện với nhà thầu phụ 55,78 USD/m3, hưởng chênh lệch 82,92 USD/m3 (chiếm 59,76% đơn giá đã ký với chủ đầu tư).
Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà thầu phụ (như Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tổng Công ty VINACONEX, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà...) lại tiếp tục "làm trung gian" ký lại hợp đồng với các công ty thành viên để hưởng chênh lệch. ( http://www5.tintucvietnam.com/Sukien/2004/12/82796.ttvn )
Bên cạnh đó thì chất lượng lập hồ sơ mời thầu thấp, đơn giá, định mức không chuẩn xác cũng là nguyên nhân của thất thoát lãng phí. Điển hình cho việc này là dự án Bắc Ninh – Nội Bài : PMU18 đã lập hồ sơ mời thầu không sát thực tế dẫn đến việc giá trị dự toán (phê duyệt theo hồ sơ trúng thầu) tăng gần 23 tỷ đồng. Trong đó sai khối lượng trong hồ sơ mời thầu dẫn đến giá trị dự toán tăng 13,4 tỷ đồng; Thay đổi chủng loại vật liệu nhưng chưa làm thủ tục điều chỉnh giảm giá dự toán 1,5 tỷ đồng.
( http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lam-that-thoat-tren-50-ty-dong-ong-Tien-
bi-de-nghi-kiem-diem/70043221/218/ )
2. Tiến độ thực hiện dự án kéo dài gây thất thoát lãng phí không nhỏ:
Có nhiều nguyên nhân làm cho các dự án không theo tiến độ đề ra. Trong đó có thể thấy một vài nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất, do khảo sát thực tế chưa kĩ càng dẫn đến trong quá trình thực hiên phát sinh thêm nhiều chi phí cao hơn dự án đề ra, thứ hai do năng lực yếu kém, tinh thần thiếu trách nhiệm của những người liên quan, thứ ba do giá vật liệu tăng nhanh.
Một ví dụ điển hình là : dù đã 5 lần được lãnh đạo Hà Nội thị sát, chỉ đạo,
tìm giải pháp sớm thông xe để người dân đỡ khổ nhưng đến nay Quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn - Nhổn vẫn thi công ì ạch, dang dở và chưa biết khi nào mới hoàn thành.
Từng được ví là "con đường đau khổ", đường 32 (Cầu Diễn - Nhổn) - tuyến
huyết mạch phía tây Hà Nội bị ngừng trệ thi công từ năm 2003. Sau khi được thi công trở lại, dự án này được UBND Hà Nội đưa vào công trình trọng điểm 1000 năm Thăng Long, nhưng sau đó phải lỗi hẹn với đại lễ.
Tháng 9/2010, trong chuyến thị sát con đường "hành dân" này, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp nghe và giải quyết thắc mắc của người dân nhằm tìm ra giải pháp nhanh nhất để thông xe. Sở Giao thông Vận tải dự kiến Tết âm lịch (tháng 2/2011) thông xe toàn tuyến.
Tháng 4/2011, khi tuyến đường không những trễ hẹn mà vẫn được thi công với tốc độ "rùa", UBND Hà Nội phải có công văn đốc thúc Sở GTVT chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đến tháng 6/2011 thông xe. Phớt lờ chỉ đạo của UBND thành phố, hết hạn 30/6, "con đường đau khổ"
vẫn ngổn ngang, buộc thành phố lại ra tiếp văn bản chỉ đạo Sở GTVT và các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thông xe vào 30/7.
Hạn 30/7 đã qua từ lâu nhưng tuyến đường 32 vẫn chưa thể thông xe và Sở GTVT lại "hứa" "dự kiến" thông xe toàn tuyến trước ngày 2/9.
Tuy nhiên, sau thời hạn thông xe dịp 2/9, Sở GTVT cũng như UBND TP Hà Nội vẫn có chỉ đạo tiếp theo để đốc thúc hoặc xử lý nhà thầu "hành dân" này. Rất nhiều người dân đã bức xúc vì nhà thầu thi công chậm chạp, nhỏ giọt mang tính chống đối nhiều hơn, làm cho cả tuyến đường bị băm nát, cày xới lầy lội và bụi bặm, gây rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cho việc đi lại và sinh sống.Chính bởi ý thức, phẩm chất của nhà thầu yếu kém, tinh thần trách nhiệm thấp nên đã 10 năm rồi mà công trình vẫn chưa hoàn thành, điều đó không những gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà còn gây thất thoát lãng phí nguồn vốn quá lớn ( bởi càng chậm tiến độ thì càng bị trượt giá, càng làm tăng chi phí vật liệu ).
(http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/con-duong-dau-kho-sau-5-lan-loi-hen-
thong-xe/)
3. Thất thoát lãng phí do sai phạm trong nghiệm thu, quyết toán công trình: trình:
Các đơn vị thiết kế dự toán không chuẩn xác dẫn đến phát sinh thay đổi quá trình thi công. Nhiều công trình được giao thầu thi công khi chưa có đủ thiết kế
và dự toán được duyệt dẫn tới tình trạng vừa làm vừa thiết kế, sau khi hoàn thành mới lập dự toán trình duyệt.
Ðây là giai đoạn rất dễ xảy ra tiêu cực, nên cơ quan chức năng cần phải giám sát chặt chẽ quá trình thi công để xác định được khối lượng xây lắp thực tế, làm cơ sở thanh quyết toán sau này. Ðồng thời phải kiểm tra kỹ quyết toán của bên B để tránh có sự thông đồng giữa A và B nâng khống giá trị xây lắp, rút tiền chia nhau. Bài học nhãn tiền về thủ đoạn này có thể lấy ví dụ: công trình khách sạn Bàn Cờ (Hà Nội) dự toán 18 tỷ đồng nhưng quyết toán lên tới 31,5 tỷ đồng.
(www.dutoan.com/bantin/?
act=XemChiTiet&Cat_ID=75&News_ID=89&LinksFrom=http://www.dutoan.c om/bantin/default.aspx)
Công trình tu bổ và tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội cũng là một ví dụ. Công trình này có tổng mức đầu tư được duyệt là 156 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách 100%. Công trình gồm 34 hạng mục xây lắp và 14 hạng mục lắp đặt thiết bị. Nhưng cho đến nay công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm mà vẫn chưa quyết toán.
(http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/ThanhTraKinhTeNganh/View_Detail .aspx?ItemID=58)