Giải pháp nhằm hạn chế thất thoát lãng phí trong quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản:

Một phần của tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2010– cuối 2020 (Trang 37 - 38)

XÂY DỰNG CƠ BẢN

I. Giải pháp nhằm hạn chế thất thoát lãng phí trong quy hoạch đầu tưxây dựng cơ bản: xây dựng cơ bản:

Qua số liệu thực tiễn giai đoạn 2000-2010 chúng ta thấy được tình trạng

thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB ở Hà Nội là nghiêm trọng và kéo dài. Tình hình ít được cải thiện ngay cả trong năm 2005 là năm “nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí đầu tư dàn trải, nợ đọng vốn đầu tư”. Nguyên nhân của thất thoát lãng phí tồn tại trong từng giai đoạn đầu tư. Vì thế, để tránh thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có những giải pháp hợp lý trong từng giai đoạn đó.

1. Đổi mới công tác quy hoạch:

Một là, đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều

kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy hoạch làm phải sát với thực tiễn, tránh tình trạng thay đổi nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư. Phương pháp làm quy hoạch của nước ta hiện nay còn mang tính truyền thống rất cao và ảnh hưởng nhiều của các nước XHCN trước đây. Những phương pháp quy hoạch này đã có từ rất lâu , vẫn được áp dụng ở Việt Nam trong khi hầu hết các nước phát triển xung quanh đều thay đổi theo xu hướng hiện đại.

Hai là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm quy hoạch; đồng thời nâng cao chất lượng công tác dự báo, cung cấp thông tin kinh tế: về thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm và khoa học công nghệ phù hợp, giúp cho công tác dự báo có tầm nhìn dài hạn.

2. Liên kết các quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ hợp lý :

Một là, đổi mới công tác quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch, khiến cho các địâ phương- cho dù không có cơ sở- vẫn xin cơ chế đặc thù

cho địa phương mình. Chính cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư. Đồng thời khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác nhau để phát huy thế mạnh vùng, cùng phát triển.

Hai là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, thực hiện quy chế phối hợp thanh tra giám sát nội bộ hệ thống, đảm bảo tính thống nhất của quá trình quản lý trên địa bàn. Quy định rõ ràng về trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư. Người ra quyết định đầu tư sai gây thất thoát phải chịu xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm.

Ba là, tăng cường công tác dự báo về khả năng huy động vốn, xây dựng cơ chế chính sách giám sát quá trình thực hiện theo quy hoạch. Dựa vào cân đối nguồn vốn hàng năm, đặc biệt là vốn nhà nước, để xác định mục tiêu đầu tư sao cho có trọng tâm trọng điểm, chống dàn trải, thất thoát lãng phí; quyết định đầu tư phải gắn với khả năng huy động nguồn vốn.

Năm là, thực hiện phân cấp quản lý quy hoạch ở các địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch, nhất là đối với việc công khai thực hiện các dự án quy hoạch khu công nghiệp, khu chế suất. Thực thi các chế tài đủ mạnh để đẩy lùi hiện tượng tham nhũng, tiêu cực và cơ chế xin –cho ở các địa phương.

3. Kết hợp các QH với QH tổng thể KT-XH một cách hiệu quả:

Một là, rà soát, bổ sung, cập nhật và chấn chỉnh thường xuyên các quy hoạch tránh tình trạng lạc hậu, hay chồng chéo, quy hoạch này làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung.

Hai là, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch ngành với quy hoạch xây dựng và sử dụng đất, tránh tình trạng quy hoạch treo.

Một phần của tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2010– cuối 2020 (Trang 37 - 38)