Thất thoát lãng phí do chất lượng dự án thấp:

Một phần của tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2010– cuối 2020 (Trang 27 - 28)

III. Thất thoát lãng phí trong công tác chuẩn bị đầu tư:

3. Thất thoát lãng phí do chất lượng dự án thấp:

Trước một hoạt động đầu tư, chúng ta cần chuẩn bị một cách khoa học, đầy

đủ, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Việc chuẩn bị đó được thực hiện thông qua quá trình lập dự án đầu tư. Việc lập dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư vì nó là tập hợp các hoạt động xem xét chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế kĩ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý... Trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư. Quá trình lập dự án đầu tư được coi là quá trình phát triển vì nó là việc hình thành ý tưởng nhằm biến ý tưởng đó thành hiện thực. Dự án đầu tư tốt nhất sẽ đem lại kết quả tốt khi thực hiện và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên trong quá trình lập dự án đầu tư vẫn còn tồn tại một số thực trạng dẫn đến thất thoát lãng phí.

Sau khi dự án cải tạo, nâng cấp QL5 hoàn thành, Chính phủ đã duyệt đề nghị của Bộ GTVT về chủ trương đầu tư xây dựng 12 dự án thành phần các công trình nâng cao hiệu quả QL5 giai đoạn 2 với tổng số vốn đầu tư trên 340 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 12/2003 đến 30/6/2005 thì hoàn thành và bàn giao sử dụng. Tuy nhiên, một loạt sai phạm nghiêm trọng đã nảy sinh gây lãng phí, thất thoát gần 5 tỉ đồng, trong đó chất lượng dự án thấp là yếu tố đáng nói.

Điểm lại những sai phạm ở dự án nâng cao hiệu quả khai thác QL5 (giai đoạn 2), Bộ Xây dựng khẳng định một loạt lỗi nghiêm trọng như: Quá trình điều tra, khảo sát, lập dự án chưa kỹ, chất lượng thấp, không tính hết đến điều kiện địa lý, xã hội; thiếu tính định hướng quy hoạch phát triển dẫn đến phải bổ sung nhiều việc và phê duyệt nhiều lần. Mục tiêu dự án cũng thiếu tập trung khiến đầu tư dàn trải và không hiệu quả. Tổng số tiền đầu tư bị lãng phí, thất thoát

được xác định là 4,979 tỉ đồng, trong đó riêng khoản tiền mua thiết bị mà không sử dụng đã là 4,28 tỉ đồng .

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là bởi chất lượng tư vấn lập dự án và lập thiết kế dự án chưa cao. Công tác khảo sát trước khi tiến hành lập dự án còn sơ sài, cẩu thả dẫn đến lập dự án không chính xác do số liệu thu thập chưa đầy đủ. Hậu quả gây thất thoát lãng phí và làm tiến độ thực hiện dự án kéo dài quá thời gian quy định. Chất lượng lập dự án chưa cao buộc phải điều chỉnh nhiều lần làm tăng tổng mức đầu , tăng chi phí bồi thường lên gấp nhiều lần làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Tình trạng thất thoát và lãng phí do hậu quả của việc lập dự án đầu tư chưa tốt như vậy chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu dự án đầu tư đang triển khai.Thực tế cho thấy thất thoát lớn nhất có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế chiếm trên 70% tổng số thất thoát lãng phí.

Một phần của tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2010– cuối 2020 (Trang 27 - 28)