3.1.1.1. Đặc điểm môn học
Môn học kỹ thuật video – cd là môn học thuộc chuyên sâu của ngành học, có tính gắn kết và thực tiễn cao. Nó đề cập đến các thiết bị hiện hữu đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thƣờng ngày
Để học môn học này, ngƣời học đã phải học các môn nhƣ: Linh kiện điện tử, kỹ thuật xung – số, kỹ thuật mạch điện tử, kỹ thuật truyền thanh- truyền hình...tức là đã có những khái niệm cơ bản và đủ kiến thứcđể lĩnh hội những kiến thức của môn học.
Đặc điểm nội dung của môn học có 3 tínhchất cơ bản nhƣ sau:
Tính cụ thể và tính trừu tƣợng
Tính tổng hợp, tích hợp
Tính ứng dụng
Nội dung của môn học rất phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.Nội dung các học phần mang tính gắn kết cao, điều đó đòi hỏi giảng viên phải biết bổ sung những vấn đề phát sinh trong thực tiễn vào bài giảng để làm sáng tỏ lý luận đồng thời kịp thời định hƣớng nghiên cứu và tự nghiên cứu cho sinh viên. Nội dung học phần mang tính mô tả cấu tạo, mạch điện,nguyên lý hoạt động của các thiết bị.
Ngoài ra môn học còn có đặc trƣng biến đổi tƣ duy logic thành tƣ duy kỹ thuật để giải quyết các vấn đề trong thực tế.Vì vậy các bài giảng cần phải minh họabằng nhiều sơ đồ khối, nguyên lý, mạch điện, hình ảnh( ảnh tĩnh hay động), phim ngắn, âm thanh , môhình, mô phỏng nguyên lý làm việc của các thiết bị.
3.1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay của các Giảng viên và Sinh viên trong việc giảngdạy và học tập môn học
38
Thuận lợi:
- Hệ thống phòng học của Trƣờng tƣơng đối hiện đại với nhiều trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu trình diễn các bài giảng điện tử.
- Trình độ sinh viên đồng đều, đó đều là các học sinh có điểm cao trong kỳ thi đại học, cao đẳng, có khả năng tƣ duy kỹ thuật tốt.
- Đội ngũ giáo viên đa phần là giáo viên trẻ đƣợc đào tạo chính quy, nhiệt tình, năng động, thích khám phá và nghiên cứu cái mới trong công việc nên hoàn toàn có thể chuyển hƣớng từ giaingr dạy truyền thống sang sảng dạy sử dụng TTĐPT
Khó khăn:
- Điều kiện trang thiết bị cho dạy học thực hành còn thiếu, số sinh viên thực tập trên 1 thiết bị thƣờng từ 3 đến 4 ngƣời nên thời gian cho mỗi thành viên không nhiều nên chƣa thỏa mãn kỳ vọng về mục tiêu chất lƣợng của chƣơng trình môn học.
- Học tập theo tín chỉ nên sĩ số lớp học quá đông làm giảm khả năng quan sát bài giảng của sinh viên, đồng thời gây khó khăn cho giảng viên trong việc phân chia tổ nhóm học tập, đánh giá chất lƣợng.
- Một số GVcòn tâm lý ngại việc, chƣa dành thời gian nhiều để xây dựng các chƣơng trình dạy họchoặc các bài giảng điện tử. Khi tiết giảng liên quan tới những nội dung khó trình bày và cótính trừu tƣợng, khái quát cao,giáo viên thƣờng gặp khó khăn trong cách giảng hoặc cách truyền đạt.
- Các giảng viên của bộ môn có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên phải đối mặt với việc mƣu sinh do bậc lƣơng thấp chƣa toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giảng dạy Chính sách và cơ chế chi tiêu nội bộ đôi chỗ chƣa hợp lý đối với giáo viên trẻ.Điều này gây tác động tâm lý không nhỏ cho đội ngũ giảng viên, làm giảm nhiệt huyết của họ trong việc chuẩn bị bài giảng, làm xuất hiện tƣ tƣởng “thực hiện cho xong nhiệm vụ” mà trong đó không chứa đựng tâm huyết của nhà giáo.
- Nhiều sinh viên xác định tầm quan trọng của môn học không đúng, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá và thi kết thúc học phần đôi lúc chƣa thực sự khách quandẫn đến tâm lý coi thƣờng hoặc học chỉ để cho qua điều kiện.
39
Xã hội ngày nay với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ rất cao và sự bùng nổ CNTT, phƣơng pháp dạy học độc thoại với mối tƣơng tác một chiều, sẽ làmSV mất dần khả năng làm việc theo nhóm, tính thích nghi kém, vì vậy tính tíchcực chủ động tiếp nhận tri thức giảm sút, không đáp ứng đƣợc yêu cầu truyền tảinội dung kiến thức nhất là đối với những bài giảng có tính cập nhật và thời sự, không đƣa ngƣời họctiếp cận đƣợc tới khoa học và công nghệ hiện đại.
Từ sự phân tích những tính chất đặc thù của nội dung môn học, những yêu cầu của chƣơng trình đào tạo vànhững khó khăn hiện nay của các giảng viên, ta có thể thấy rằng, muốn cho sinhviên tiếp thu một cách sâu sắc, thực tế hơn về nội dung thìcần phải trực quan hóa bài giảng (sử dụng phối hợp nhiều kênh, nhiềuphƣơng tiện khác nhau khi trình bày bài giảng), cần phải tạo thêm nhiều cơ hộicho sinh viên tham gia vào quá trình nhận thức theo năng lực riêng của mình đểsinh viên có thể tìm thêm thông tin, luyện tập kỹ năng, thao tác thành thạo vớicác thiết bị, vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề của thực tiễn quacác công cụ và tài liệu hỗ trợ học tập.
Muốn làm đƣợc điều này trong giai đoạn hiện nay, cầnphải trang bị cho ngƣời học những công cụ rèn luyện thêm trong và ngoài giờhọc, đó là các bài giảng điện tử và phần mềm dạy học.